Mở hướng làm giàu trên vùng biên giới Từ quê hương xứ dừa Bến Tre lên vùng biên giới Đác Lắc lập nghiệp vào những năm 2003-2004 theo Dự án phát triển kinh tế - xã hội vùng biên, đến nay hơn 1.000 hộ dân ở xã Ia R'vê, huyện Ea Súp (Đác Lắc) đã từng bước ổn định cuộc sống, gắn bó với vùng đất này như quê hương thứ hai của mình.Cán bộ Đồn Biên phòng Ia R'vê, huyện Ea Súp hướng dẫn kỹ thuật nuôi nhím cho gia đình ông Nguyễn Văn Sánh. Chủ tịch UBND xã Ia R’vê Lê Hải chia sẻ, cuộc sống của người dân xứ dừa ở đây có được như ngày hôm nay cũng nhờ sự quan tâm giúp đỡ của các cơ quan, ban, ngành từ T.Ư đến địa phương, trong đó thường xuyên và gần gũi nhất là các đơn vị quân đội đứng chân trên địa bàn. Các Trung đoàn 737, 739 (Binh đoàn 16) và Đồn Biên phòng Ia R’vê (Bộ đội Biên phòng Đác Lắc) không chỉ đóng vai trò "bà đỡ" cho người dân trong ổn định cuộc sống, mà còn trực tiếp tham gia cùng chính quyền địa phương xây dựng, hoạch định...... 08:04 | 16/03/2012
Giúp người dân vùng biên giới thoát nghèo Công an huyện Văn Chấn vận động nhân dân xã Sơn Thịnh tham gia công tác giữ gìn an ninh trật tự. Nhiều năm qua, Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh Hà Giang đã cử hàng trăm lượt cán bộ, chiến sĩ xuống các thôn, bản tham gia xây dựng cơ sở, hệ thống chính trị, phát triển kinh tế, xóa mù chữ và phối hợp các cấp chính quyền, đoàn thể xóa gần 100 nhà tạm, giúp đồng bào địa bàn biên giới làm hàng chục công trình dân sinh...Hạ Sơn đã hết nghèoLà tỉnh miền núi, biên giới thuộc vùng cực bắc của Tổ quốc, Hà Giang có tuyến đường biên giới dài hơn 277 km, với nhiều dân tộc sinh sống như: Mông, Dao, Tày, Nùng, Kinh, Giáy, Lô Lô..., trong đó dân tộc Mông chiếm 30,8%. Những năm qua, nhiều chương trình, dự án phát triển kinh tế- xã hội, quốc phòng, an ninh được Đảng và Nhà nước quan tâm đầu tư, cho nên đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào các dân tộc vùng cao biên giới đã khá hơn. Tuy nhiên, do điều kiện địa lý, Hà Giang vẫn thuộc là...... 07:52 | 05/03/2012
"Dân vận khéo" ở một vùng Công giáo Về huyện lúa Yên Thành (Nghệ An), chúng tôi được nghe kể nhiều về ông Phạm Xuân Chỉnh, Chủ tịch Hội Cựu chiến binh (CCB) xã Công Thành, một người làm "dân vận khéo" ở vùng công giáo.Tại xã Công Thành, giáo dân chiếm 46% số dân trong xã, trong 22 xóm, có bảy xóm giáo toàn tòng, bốn xóm giáo xen lương, bảy giáo họ Thiên chúa giáo, bốn nhà thờ lớn và ba nhà nguyện. Những năm trước, xã Công Thành có nhiều vụ việc phức tạp. Khi đưa ra giải quyết có một số họ chưa đồng thuận cao với chính quyền về việc xử lý, sinh ra khiếu kiện đông người. Một số cá nhân lợi dụng vận động nhân dân không nộp sản phẩm, kiện cáo, tụ tập đông người...Chủ tịch Hội CCB xã Phạm Xuân Chỉnh nhiều đêm trăn trở suy nghĩ: Mình là người lính Cụ Hồ, phải làm gì đây để góp phần bảo vệ được sự bình yên của xóm làng, bảo vệ được chế độ tốt đẹp? Nhớ lời dạy của Bác Hồ: Dân vận khéo thì việc gì cũng thành công và phải xây dựng được thế trận lòng...... 08:21 | 21/12/2011
Vùng miền núi trong tiến trình hội nhập Hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới đã mang lại nhiều cơ hội và thách thức cho phát triển kinh tế - xã hội của nước ta, nhất là ở vùng núi xa xôi, nơi có đông đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) sinh sống.Được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, các ngành, các cấp và Bộ đội Biên phòng, đồng bào La Hù ở bản Là Si, xã Thu Lúm, huyện Mường Tè (Lai Châu) từng bước ổn định cuộc sống, phát triển sản xuất. Nước ta có 53 DTTS, với số dân hơn 12 triệu người, chiếm hơn 14% tổng số dân của cả nước. Đồng bào các DTTS cư trú chủ yếu trên địa bàn miền núi, biên giới, nơi có vị trí chiến lược về phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh. Các tỉnh vùng đồng bào dân tộc sinh sống tiếp giáp với các nước láng giềng với nhiều cửa khẩu quan trọng, thuận lợi cho việc giao thương, phát triển các khu kinh tế mở. Quan trọng hơn, đồng bào các dân tộc có truyền thống lao động cần cù, chăm chỉ, sáng tạo....... 09:19 | 13/02/2011
Xây dựng tổ chức công đoàn vững mạnh Sáng 11-2, tại Hà Nội, Tổng LĐLĐ Việt Nam gặp mặt phóng viên của các cơ quan báo chí ở T.Ư và Hà Nội, thông báo về một số nhiệm vụ trọng tâm của tổ chức công đoàn năm 2011.Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam Hoàng Ngọc Thanh cho biết, trong năm 2011, công đoàn các cấp tập trung nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền giáo dục, trong đó chú trọng đối với đoàn viên công đoàn và người lao động khu vực kinh tế ngoài nhà nước. Tuyên truyền về Nghị quyết và các văn kiện Đại hội XI của Đảng; xây dựng chương trình hành động của tổ chức công đoàn thực hiện Nghị quyết Đại hội XI của Đảng trong CNVC-LĐ và hệ thống công đoàn. Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho CNLĐ khu vực kinh tế ngoài nhà nước; sơ kết ba năm thực hiện Chương trình hành động của Tổng LĐLĐ Việt Nam thực hiện Nghị quyết T.Ư 6 (khóa X) về 'Tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước', gắn với Cuộc vận động 'Học tập và làm theo tấm...... 09:00 | 12/02/2011
Người dân vùng cao Lạng Sơn với Đảng LSO-Trước đây, nghe tin đại hội Đảng bộ từ cấp huyện, cấp tỉnh đã thấy xa và người dân vùng cao cảm thấy, tỉnh, huyện và trung ương bàn chuyện mà mỗi người dân bình thường đều không cảm nhận được; thì nay, ngồi trong nhà, bật màn hình ti vi theo dõi phiên khai mạc Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI; nghe các báo cáo về sự lãnh đạo của Đảng trong việc thực hiện đường lối đổi mới đất nước, liên hệ với quê hương mình thì cũng thấy được bản thân gia dình, quê hương mình trong sự đổi mới đó.Đó là tâm sự rất thật của một cán bộ về hưu tại xã Cao Lâu, huyện Cao Lộc trong thời gian diễn ra Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI. Rất “tâm đắc” với nhận xét của mình, cụ nói tiếp “Việc “nhãn tiền” có thể nhìn thấy được, “sờ” thấy được là việc khởi công nâng cấp cải tạo tuyến đường từ thị trấn Cao Lộc qua xã nhà ra cửa khẩu biên giới và chuẩn bị khởi công xây dựng Trường THPT khu vực Ba Sơn. Đảng “lo” giao thông để...... 09:23 | 14/01/2011
Chính sách mới cho học sinh vùng khó Các chính sách mới cho học sinh các trường tại khu vực có điều kiện kinh tế, xã hội đặc biệt khó khăn sẽ được áp dụng bắt đầu từ năm học này.... 14:53 | 29/08/2013
Đồng hành cùng xã vùng cao chống rét LSO-Chỉ sau hơn 1 tuần phát động ủng hộ đồng bào vùng cao chống rét, đã có hàng trăm cá nhân, tập thể chung tay giúp đỡ, đến nay, 304 hộ nghèo tại 3 xã vùng cao của 2 huyện Cao Lộc, Lộc Bình đã có chăn, áo ấm chống rét trong mùa đông này. Hội Chữ thập đỏ tỉnh tặng chăn, áo ấm cho người nghèo xã Mẫu Sơn, huyện Cao LộcTrong đợt rét đậm rét hại đầu tiên của mùa đông năm 2013, các đồng chí lãnh đạo UBND tỉnh đã thăm, tặng quà đồng bào nghèo tại các xã Mẫu Sơn, huyện Lộc Bình và Mẫu Sơn, Công Sơn, huyện Cao Lộc. Thấy được những khó khăn của người dân nơi đây trong mùa đông giá rét, ngay sau chuyến công tác, UBND tỉnh đã có công điện khẩn về tăng cường phòng chống rét trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn, chỉ đạo Hội Chữ thập đỏ tỉnh đứng ra kêu gọi sự ủng hộ của người dân trên địa bàn toàn tỉnh chung tay giúp đỡ. Hội Chữ thập đỏ tỉnh cũng đã chỉ đạo Hội chữ thập đỏ các huyện, thành phố vận động người...... 09:12 | 31/01/2013
Vùng na và những nguy cơ tiềm ẩn LSO-Xã Chi Lăng là một trong những vùng trọng điểm về cây na của huyện Chi Lăng với diện tích trên 320 ha. Hàng năm sản lượng na bình quân của xã đạt trên 1.500 tấn, vụ na năm 2010, doanh thu từ na của toàn xã đạt hơn 18 tỷ đồng. Tuy nhiên, hiện nay đã và đang có những nguy cơ tiềm ẩn đe dọa đến chất lượng và diện tích của loại cây đặc sản trong vùng trọng điểm này. Chúng tôi đến xã Chi Lăng khi mà chỉ còn một thời gian ngắn nữa, nơi đây sẽ bước vào chính vụ chăm sóc cây na…Nếu có nghệ nhân trồng na thì hẳn ông Phạm Ngọc Ngạn, thôn Đồng Đĩnh xã Chi Lăng sẽ được phong. Ông là một trong những người cắm những cây na đầu tiên trên mảnh đất này từ những năm 70 của thế kỷ trước và hơn ai hết, ông hiểu về cây na tường tận còn hơn chính bản thân mình. Ông Ngạn tâm sự: Cây na trông tuy dễ trồng là thế, nhưng rất dễ bị tấn công bởi sâu, bệnh và đây là nguy cơ lớn nhất đối với...... 08:44 | 15/12/2010
Tăng cường tiềm lực, phát triển vững chắc Đối với một doanh nghiệp (DN), thì 20 năm là chặng đường chưa dài, song Tổng công ty Đức Giang - Công ty cổ phần (Dugarco) đã có bước trưởng thành vượt bậc. Từ một xí nghiệp chỉ có 40 lao động với số máy móc cũ kỹ, đến nay Dugarco đã có một cơ ngơi khang trang, được trang bị máy móc, thiết bị hiện đại và đội ngũ lao động lành nghề với 8.600 lao động trong toàn hệ thống, có quan hệ buôn bán với hơn 20 quốc gia và vùng lãnh thổ, đời sống người lao động không ngừng được cải thiện.Chặng đường vẻ vangDugarco ngày nay, tiền thân là Xí nghiệp sản xuất và dịch vụ may Đức Giang. Ngày mới thành lập, Dugarco được Liên hiệp các xí nghiệp may giao cho tài sản đơn sơ với năm nhà kho, hai dãy nhà cấp 4 và 132 chiếc máy khâu cũ, thanh lý của các xí nghiệp May 10, May Thăng Long. Tổng trị giá số tài sản là 1,2 tỷ đồng. Trong số 40 lao động, có 26 người là nhân viên coi kho của Trạm vật tư. Thời gian đầu Dugarco chỉ...... 07:49 | 10/12/2010