Ðồng bằng sông Cửu Long liên kết vùng để thu hút đầu tư Hằng năm, vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đóng góp khoảng 27% GDP cả nước, sản xuất 55% sản lượng lương thực, cung cấp hơn 90% lượng gạo xuất khẩu, 70% lượng trái cây và đóng góp hơn 60% kim ngạch xuất khẩu thủy sản của cả nước. Tuy nhiên, những năm qua ĐBSCL chưa thật sự là điểm đến hấp dẫn của các nhà đầu tư. Chế biến nông sản tại Nhà máy chế biến nông sản xuất khẩu An San. Khai thác tiềm năng, lợi thế ĐBSCL là một vùng đất có vị trí đặc biệt quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế-xã hội. Xác định rõ đặc điểm, vị trí quan trọng, tiềm năng cũng như lợi thế và những khó khăn của vùng, trong nhiều năm qua, Đảng và Nhà nước đã dành sự quan tâm đặc biệt, chỉ đạo và đầu tư, hỗ trợ về nhiều mặt, cùng với sự nỗ lực của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các địa phương, toàn vùng đã huy động được nhiều nguồn lực mới, tạo bước chuyển mạnh mẽ trong phát triển kinh tế-xã hội. Trong giai đoạn 2006-2010, các tỉnh, thành ĐBSCL...... 13:49 | 28/04/2011
Hà Giang phát triển kinh tế - xã hội toàn diện và bền vững Ngày 21-4, tại Hà Nội, Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN), UBND tỉnh Hà Giang và Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam tổ chức Hội thảo khoa học và Diễn đàn đầu tư "Vì Hà Giang phát triển". Đồng chí Nguyễn Xuân Phúc, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ tới dự.Hội thảo Khoa học và Diễn đàn đầu tư nhằm giúp tỉnh Hà Giang quảng bá, giới thiệu những tiềm năng, lợi thế và tìm ra các cơ chế, chính sách ưu đãi khuyến khích đầu tư phát triển kinh tế - xã hội. Phát biểu ý kiến tại hội thảo, đồng chí Nguyễn Xuân Phúc khẳng định: Đây là một sự kiện đánh dấu sự xích lại gần nhau của các cơ quan hoạch định và thực thi chính sách với các cơ quan khoa học và giới doanh nghiệp để cùng bàn bạc, đưa ra những chính sách, giải pháp và phương án thực tiễn có tính đột phá và khả thi cao phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển toàn diện và bền vững của Hà Giang. Để có những...... 10:03 | 22/04/2011
Phát triển bền vững nghề nuôi tôm ở đồng bằng sông Cửu Long Nghề nuôi trồng thủy sản (NTTS), nhất là tôm sú đang phát triển mạnh ở đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Các vùng nước ngọt, ngập mặn, nước lợ ven biển được người dân sử dụng nuôi thủy sản, nuôi tôm với trồng lúa, trồng rừng đạt hiệu quả cao, trở thành vùng nuôi trồng, xuất khẩu thủy sản chủ lực của cả nước, mang lại nguồn thu nhập chính cho hàng triệu nông dân.Tuy nhiên, bên cạnh sự phát triển đó, nghề nuôi tôm ở ĐBSCL đang gặp nhiều khó khăn, nảy sinh nhiều bức xúc...Nghề nuôi tôm phát triển nhanhĐBSCL có điều kiện tự nhiên rất thuận lợi để phát triển nghề NTTS. Vài năm trở lại đây, các tỉnh trong khu vực này phát triển khá nhanh nghề NTTS. Trong NTTS ở ĐBSCL, con tôm sú là đối tượng nuôi được nông dân lựa chọn nhiều nhất đã trở thành nghề sản xuất mang lại hiệu quả kinh tế cao, làm thay đổi cơ cấu kinh tế trong vùng; góp phần giải quyết việc làm, xóa đói, giảm nghèo cho người dân nông thôn và làm thay đổi nhiều bộ mặt làng quê. Đến nay, diện tích...... 14:57 | 25/03/2011
Xây dựng vùng chuyên canh cây ăn quả đặc sản ở Kế Sách Sóc Trăng có khoảng 26 nghìn ha cây ăn quả, trong đó huyện Kế Sách chiếm 13.480 ha. Đây là vùng có khí hậu ấm áp, điều kiện thổ nhưỡng thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp và các vùng chuyên canh cây quả đặc sản. Khai thác lợi thế này huyện Kế Sách đang triển khai dự án phát triển diện tích cây quả, hướng tới sản xuất tập trung, tạo vùng nguyên liệu có tính cạnh tranh cao.Hiệu quả từ những vùng chuyên canhNhững năm qua, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Kế Sách tích cực vận động bà con nông dân cải tạo vườn đồi, vườn kém hiệu quả chuyển sang trồng các loại cây quả đặc sản có hiệu quả kinh tế cao được 11 nghìn 740 ha với số vốn đầu tư hàng trăm tỷ đồng; chủ yếu là các loại giống cây ngon như: sầu riêng Chín Hóa, bưởi Năm Roi, nhãn tiêu Da Bò, mận An Phước, xoài cát Hòa Lộc, Măng Cụt... được người tiêu dùng ưa chuộng. Đến nay, huyện quy hoạch trồng 5.000 ha bưởi, 2.500 ha măng cụt, 2.000 ha nhãn, 1.540 ha vú sữa,1.000 ha...... 08:42 | 16/03/2011
Xây dựng vùng chuyên canh cây ăn quả đặc sản ở Kế Sách Sóc Trăng có khoảng 26 nghìn ha cây ăn quả, trong đó huyện Kế Sách chiếm 13.480 ha. Đây là vùng có khí hậu ấm áp, điều kiện thổ nhưỡng thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp và các vùng chuyên canh cây quả đặc sản. Khai thác lợi thế này huyện Kế Sách đang triển khai dự án phát triển diện tích cây quả, hướng tới sản xuất tập trung, tạo vùng nguyên liệu có tính cạnh tranh cao.Hiệu quả từ những vùng chuyên canhNhững năm qua, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Kế Sách tích cực vận động bà con nông dân cải tạo vườn đồi, vườn kém hiệu quả chuyển sang trồng các loại cây quả đặc sản có hiệu quả kinh tế cao được 11 nghìn 740 ha với số vốn đầu tư hàng trăm tỷ đồng; chủ yếu là các loại giống cây ngon như: sầu riêng Chín Hóa, bưởi Năm Roi, nhãn tiêu Da Bò, mận An Phước, xoài cát Hòa Lộc, Măng Cụt... được người tiêu dùng ưa chuộng. Đến nay, huyện quy hoạch trồng 5.000 ha bưởi, 2.500 ha măng cụt, 2.000 ha nhãn, 1.540 ha vú sữa,1.000 ha...... 10:12 | 15/03/2011
Tuyên Quang: Cây mía phát triển bền vững nhờ liên kết "4 nhà" Ảnh minh họa (Nguồn: bannhanong.vn)Với diện tích trên 9.000 ha đang vào mùa thu hoạch, cây mía ở Tuyên Quang là một trong những chủ đề được nhắc đến nhiều nhất của người dân nơi đây.Bởi lẽ, nhờ có liên kết “4 nhà” (nhà nước, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp và nhà nông) , cây mía đã dần khẳng định được giá trị và trở thành cây trồng chủ lực tạo ra bước đột phá về sản xuất nông nghiệp ở một tỉnh miền núi.Sơn Dương là huyện có diện tích trồng mía lớn nhất trong tỉnh với diện tích trên 4.000 ha. Đây cũng là địa phương thể hiện rõ rệt nhất hiệu quả của liên kết “4 nhà” trong trồng mía. Cây mía được xem là cây trồng chủ lực giúp xóa đói, giảm nghèo bền vững cho người dân trong huyện. Xã Phú Lương có diện tích mía lớn nhất huyện Sơn Dương với gần 390ha, trung bình mội năm thu hoạch khoảng hơn 18 ngàn tấn mía, tạo việc làm thường xuyên cho khoảng 60% lao động trong xã. Nhờ có cây mía, người dân nơi đây không chỉ thoát nghèo mà còn vươn lên...... 16:07 | 10/12/2012
Mẫu Sơn cần khôi phục nghề truyền thống để thoát nghèo bền vững LSO-Có dịp đến Mẫu Sơn, một trong những xã khó khăn nhất của huyện Cao Lộc với 80% hộ nghèo, gần 10% số còn lại là hộ cận nghèo. Qua tìm hiểu thực tế, chúng tôi cảm nhận được khát vọng vươn lên thoát nghèo bằng chính tiềm năng, thế mạnh của địa phương của đồng bào dân tộc Dao nơi đây. Đó là nghề truyền thống nấu rượu Mẫu Sơn và nuôi gà 6 ngón. Tuy nhiên, những năm gần đây, có nhiều lý do khiến cho nghề nấu rượu Mẫu Sơn đang dần bị mai một. Trong khi đó, việc khôi phục lại nghề truyền thống lại vượt quá khả năng của xã. Vì vậy, đã làm cho con đường giảm nghèo nơi đây gặp rất nhiều khó khăn. Sản phẩm rượu Mẫu Sơn tại Hội chợ hàng công nghiệp tiểu thủ công nghiệp hàng tiêu dùng Lạng SơnXã Mẫu Sơn có 110 hộ gia đình, 645 nhân khẩu với 100% dân tộc Dao, sinh sống ở 6 thôn bản. Nhắc đến Mẫu Sơn chắc hẳn nhiều người đều biết từ bao đời nay, người Dao Mẫu Sơn có truyền thống nấu rượu rất thơm, ngon...... 10:27 | 28/11/2012
Văn Lãng: Quan tâm xây dựng cơ sở hạ tầng ở vùng khó LSO-Huyện Văn Lãng hiện có trên 51.000 nhân khẩu, với 4 dân tộc chủ yếu là Tày, Nùng, Kinh, Hoa cùng sinh sống tại 20 xã, thị trấn. Thời gian qua, việc đầu tư hỗ trợ những vùng đặc biệt khó khăn, vùng biên giới trên địa bàn huyện tiếp tục được quan tâm, trong đó, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng luôn được coi là một trong những nhiệm vụ hàng đầu. Thi công đường Pác Luống - Tân Thanh trên địa bàn huyện Văn Lãng - Ảnh: Công QuânÔng Hà Phan Huy, Trưởng Phòng Dân tộc huyện Văn Lãng cho biết: trên địa bàn huyện có 5 xã biên giới, đồng thời hiện nay vẫn còn 5 xã và 7 thôn đặc biệt khó khăn được thụ hưởng Chương trình 135. Vì vậy, việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng ở những vùng này không chỉ giúp người dân địa phương có điều kiện phát triển kinh tế mà còn mang ý nghĩa chính trị quan trọng. Theo đó, các công trình được ưu tiên xây dựng là nhà văn hóa, đường giao thông, hệ thống công trình nước sinh hoạt tập trung… Qua...... 09:33 | 06/11/2012
Triển khai Nghị quyết Trung ương 7, khóa X: Sức vươn vùng khó LSO-Nằm trong tốp 3 huyện có tỷ lệ hộ nghèo cao nhất trong toàn tỉnh, con đường phát triển của Bình Gia gặp rất nhiều khó khăn, trở ngại. Hạ tầng thấp kém như sợi dây vô hình kìm hãm sự phát triển sản xuất… Bởi thế mà trong suốt những năm qua, củng cố cơ sở hạ tầng nông thôn luôn là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, ưu tiên số một của huyện. Sản xuất đũa tre ở xã Hoa Thám, huyện Bình Gia - Ảnh: Công QuânTriển khai thực hiện Nghị quyết Trung ương 7, khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, một mặt Bình Gia tập trung sử dụng có hiệu quả nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước, mặt khác tăng cường huy động các nguồn lực khác trong xã hội, huy động sức dân để củng cố hệ thống hạ tầng phục vụ sản xuất. Tính từ năm 2011 đến nay, nhân dân trong toàn huyện đã đóng góp hơn 20.000 ngày công để tu sửa, nâng cấp, củng cố các công trình thủy lợi. Nạo vét trên 50.000km kênh mương; nâng cấp 208 phai, đập nhỏ và...... 09:10 | 09/10/2012
Mở rộng và phát triển bền vững mô hình "Cánh đồng mẫu lớn" Góp phần xây dựng vùng sản xuất hàng hóa tập trung gắn với chế biến, tiêu thụ nông sản thông qua hợp đồng, mô hình "Cánh đồng mẫu lớn" được coi là hướng đi đúng hiện nay. Trong sản xuất lúa gạo nói riêng và trong trồng trọt nói chung, sản xuất nông nghiệp hàng hoá trên cơ sở chuyển dịch cơ cấu cây trồng gắn với cơ sở chế biến là một nội dung quan trọng trong chiến lược chuyển đổi cơ cấu và hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn của Đảng và Nhà nước ta. Trong những năm qua, nhiều nơi trong cả nước đã hình thành nhiều mô hình khác nhau trong sản xuất nông nghiệp. Tuy vậy, trên phạm vi cả nước, việc các nông hộ, các doanh nghiệp chế biến nông sản, các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản chưa thực sự liên kết chặt chẽ. Mô hình liên kết sản xuất trong nông nghiệp không đạt hiệu quả như mong đợi. Nông dân vẫn sản xuất manh mún; nhiều doanh nghiệp chế biến không chủ động được nguyên liệu, xuất hiện lúc thừa, lúc thiếu nguyên liệu; doanh nghiệp xuất khẩu không có...... 08:43 | 26/09/2012