Nghệ nhân tâm huyết với then cổ của dân tộc Tày, Nùng (LSO) - Đến với bản Chọc Loọc, thôn Ích Hữu, xã Đại An, huyện Văn Quan, hỏi thăm tới nhà ông Hoàng Văn Hương (Pháp Tào Hương), sinh năm 1953, dân tộc Nùng, không ai là không biết. Hơn 43 năm học và thực hành then cổ, ông là một trong những nghệ nhân trong tỉnh có nhiều tâm... 08:30 | 12/06/2019
Lạng Sơn: Trên 2.000 đồng bào dân tộc được đào tạo nghề LSO-Thực hiện đào tạo nghề cho lao động nông thôn, đặc biệt là các dân tộc thiểu số ở vùng sâu, vùng xa, tính từ đầu năm đến nay, tỉnh Lạng Sơn đã đào tạo được trên 2.000 lao động thuộc các dân tộc thiểu số.... 16:21 | 12/08/2013
Nữ sinh nghèo người dân tộc Chu Ru đậu thủ khoa ĐH Suốt mấy ngày qua, cán bộ và bà con nhân dân xã Tà Năng - một trong những xã đồng bào dân tộc vùng sâu của huyện Đức Trọng (Lâm Đồng) vui như ngày hội bởi cả xã vừa nhận được tin vui: đứa con gái Chu Ru của làng đậu thủ khoa đại học.Đó là em Ma Hiêng, nữ sinh người dân tộc Chu Ru, nhà ở xã Tà Năng, huyện Đức Trọng, Lâm Đồng. Ma Hiêng vừa đậu thủ khoa khối C Trường ĐH Đà Lạt với tổng 23 điểm, trong đó, Ngữ văn đạt 7,25 điểm, Lịch sử 7,0 điểm và Địa lý 8,75 điểm. Em Ma Hiêng, nữ sinh người dân tộc Chu Ru, nhà ở xã Tà Năng, huyện Đức Trọng, Lâm Đồng, vừa đỗ thủ khoa khối C Trường ĐH Đà Lạt với tổng 23 điểm. Niềm vui của cả bản làng Một điều đặc biệt khiến tôi rất xúc động là trong khi cả thôn, cả xã Tà Năng và huyện Đức Trọng; thậm chí cả tỉnh Lâm Đồng đều biết thông tin về kết quả kỳ tuyển sinh vào Trường ĐH Đà Lạt năm nay và tên các thủ khoa của trường...... 15:01 | 29/07/2011
Nâng cao chất lượng các trường phổ thông dân tộc nội trú Trong giáo dục dân tộc, hệ thống trường phổ thông dân tộc nội trú (PTDTNT) là loại trường chuyên biệt. Hệ thống các trường này không chỉ góp phần nâng cao dân trí mà còn tạo nguồn cán bộ đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội cho các địa phương có đồng bào dân tộc sinh sống.Theo Vụ trưởng Giáo dục dân tộc Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD và ĐT) Mông Ký Slay, học sinh các trường PTDTNT phần lớn là con em dân tộc vùng sâu, vùng xa, có điều kiện kinh tế khó khăn, cho nên phụ huynh thường ít quan tâm đến việc học tập. Mặt khác, khi theo học tại các trường PTDTNT, phần lớn học sinh chưa quen với lối sống và hoạt động tập thể. Trong khi đó, công tác tổ chức nội trú là nhiệm vụ có tính đặc thù, không chỉ có ý nghĩa tổ chức đời sống, thực hiện chế độ chính sách mà còn tạo môi trường giáo dục tốt nhất cho học sinh dân tộc. Vì vậy, hệ thống các trường PTDTNT hiện nay ngày càng phát triển, đáp ứng tốt nhu cầu...... 08:43 | 14/04/2011
Phát triển giáo dục đối với các dân tộc rất ít người Vừa qua, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức triển khai Đề án phát triển giáo dục đối với các dân tộc rất ít người giai đoạn 2010 - 2015. Đề án được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt với tổng kinh phí hơn 341 tỷ đồng, áp dụng với các cơ sở giáo dục có trẻ mẫu giáo 3-5 tuổi, học sinh, sinh viên thuộc chín dân tộc rất ít người gồm: Ơ Đu, Pu Péo, Si La, Rơ Măm, Cống, Brâu, Bố Y, Mảng, Cờ Lao, trong phạm vi sáu tỉnh Lào Cai, Hà Giang, Điện Biên, Lai Châu, Nghệ An và Kon Tum.Đề án phát triển giáo dục đối với các dân tộc rất ít người giai đoạn 2010 - 2015 được chia làm hai giai đoạn. Giai đoạn 2010 - 2012, hoàn thiện cơ sở vật chất trường lớp, trang thiết bị giáo dục. Giai đoạn 2013 - 2015, phấn đấu 100% số trẻ em, học sinh, sinh viên vùng rất ít người được hưởng cơ chế, chính sách đặc thù hỗ trợ về học tập; 95% số trẻ mẫu giáo 3-5 tuổi dân tộc rất ít người được học hai buổi/ngày theo Chương trình...... 09:53 | 27/02/2011
Trường THPT Dân tộc nội trú thi đua dạy tốt, học tốt LSO- Đến thăm Trường Trung học phổ thông (THPT) Dân tộc nội trú tỉnh vào những ngày cuối năm 2010 trong cái rét đậm đặc trưng của miền núi, điều cảm nhận đầu tiên của chúng tôi, ẩn trong khuôn viên ngôi trường khang trang, sạch đẹp là tinh thần chăm chỉ, hiếu học của các em học sinh nơi đây.Dạo qua các phòng nội trú của học sinh, chúng tôi thấy ở chỗ này từng em đang say sưa, chăm chú ôn bài, ở chỗ kia một nhóm thảo luận rất sôi nổi. Ghé vào phòng nội trú của học sinh khối 10, chúng tôi được các em đón chào rất thân mật, lễ phép. Trong câu chuyện, các em cho biết: Học sinh trường nội trú được học 2 buổi/ngày, ngoài thời gian dành cho sinh hoạt tối thiểu, tắm giặt vệ sinh, nếu không tham gia thể thao, văn nghệ hay lên thư viện đọc sách thì trong những khoảng thời gian trống và buổi tối các em đều tranh thủ chăm chỉ học. Do có ưu thế về thời gian và cùng ăn ở sinh hoạt tập trung nên học sinh nhà trường có điều kiện...... 08:57 | 28/01/2011
Nhà nước ưu tiên dạy và học tiếng dân tộc thiểu số ''Nhà nước tập trung đầu tư, ưu tiên việc dạy và học tiếng dân tộc thiểu số đối với các dân tộc thiểu số ít người'' - đây là chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước được thể hiện tại Nghị định số 82/2010/NĐ-CP, Quy định việc dạy và học tiếng nói, chữ viết của dân tộc thiểu số trong các cơ sở giáo dục phổ thông và trung tâm giáo dục thường xuyên mà Chính phủ vừa ban hành.Nghị định này áp dụng cho người dạy tiếng dân tộc thiểu số và người dân tộc thiểu số học tiếng dân tộc thiểu số đã có chữ viết ở các cơ sở giáo dục phổ thông và trung tâm giáo dục thường xuyên trong hệ thống giáo dục quốc dân. Nghị định nêu rõ, bộ chữ tiếng dân tộc thiểu số được dạy và học trong nhà trường phải là bộ chữ cổ truyền được cộng đồng sử dụng, được cơ quan chuyên môn xác định hoặc bộ chữ đã được cấp có thẩm quyền phê chuẩn. Giáo viên dạy tiếng dân tộc thiểu số đạt trình độ chuẩn đào tạo của cấp học tương ứng, được đào tạo...... 08:59 | 20/07/2010
Nâng thời lượng tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số Ngày 4/3, tại TP. Đà Nẵng, Ban chỉ đạo nâng cao chất lượng dạy học tiếng Việt cho học sinh dân tộc (HSDT) thiểu số (Bộ GD-ĐT) tổ chức hội nghị “Tăng cường dạy học Tiếng Việt cho HSDT thiểu số”.Tại hội nghị, nhiều ý kiến của các đại biểu về dự cho rằng, đối với HSDT thiểu số khả năng đọc thông viết thạo càng có ý nghĩa quan trọng trong việc sử dụng sách giáo khoa, sách tham khảo để học thêm. Tuy nhiên, trong nhiều năm qua, chất lượng dạy học môn tiếng Việt, đặc biệt là tiếng Việt lớp 1 cho HSDT có nhiều bất cập. Nguyên nhân có thể là do SGK chủ yếu soạn cho HS với tư cách là tiếng mẹ đẻ. Phương pháp dạy tiếng mẹ đẻ của chương trình SGK tỏ ra không thích hợp với HSDT chưa biết hoặc biết rất ít tiếng Việt. Kết thúc hội nghị, các đại biểu đã thống nhất phương án các địa phương có thể tăng thời lượng dạy học tiếng Việt cho HSDT thiểu số chưa biết tiếng Việt bằng cách tổ chức dạy học 2 buổi/ngày. Các hình thức trên được áp...... 08:54 | 08/03/2010
Tăng cường dạy Tiếng Việt cho trẻ vùng dân tộc thiểu số LSO-Đề án “Tăng cường dạy Tiếng Việt cho trẻ mầm non, học sinh tiểu học vùng dân tộc thiểu số (DTTS) giai đoạn 2016 – 2020, định hướng đến năm 2025” có ý nghĩa quan trọng, qua đó giúp trẻ có cơ hội học tập tốt hơn.... 13:41 | 20/09/2017
Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực các dân tộc thiểu số LSO-Với vai trò tiên phong trong tạo nguồn nhân lực có chất lượng, ngành giáo dục và đào tạo (GD&ĐT) Lạng Sơn coi việc triển khai Nghị quyết số 52, ngày 15/6/2016 của Chính phủ “Về đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực các dân tộc thiểu số giai đoạn 2016-2020, định hướng đến năm 2030” vừa là mục tiêu, vừa là động lực trong các hoạt động giáo dục.... 13:32 | 14/12/2016