Quân đội Xy-ri đẩy mạnh tiến công tại các mặt trận Hiện trường một vụ đánh bom ở thành phố A-lép-pô, Xy-ri. Theo Roi-tơ ngày 3-10, xảy ra ba vụ đánh bom xe liên hoàn tại TP A-lép-pô làm ít nhất 40 người chết và 90 người bị thương. Theo Tân Hoa xã, ngày 2-10, quân đội Xy-ri đã mở các đợt tiến công ở thị trấn An Cơ-xai gần tỉnh Hôm-xơ ở miền trung nước này và tiêu diệt 300 tay súng nổi dậy, phá hủy 11 ô-tô trang bị súng máy của lực lượng này.Quân đội Xy-ri còn huy động lực lượng mở các cuộc tiến công lớn ở tỉnh A-lép-pô, coi đây là trận chiến quyết định nhằm bình ổn khu vực chiến lược này, tiêu diệt 50 tay súng ở quận An Xúc-ka-ri; tiến công và tiêu diệt toàn bộ nhóm chống đối trên đường cao tốc đi sân bay ở A-lép-pô.* Cùng ngày, tại Hội nghị cấp cao lần thứ ba các nước A-rập và Nam Mỹ ở Thủ đô Li-ma của Pê-ru, các nhà lãnh đạo A-rập và Nam Mỹ bày tỏ quan ngại về tình trạng bạo lực leo thang ở Xy-ri, cho rằng khủng hoảng này có nguy cơ gây bất ổn...... 15:13 | 04/10/2012
Nga cáo buộc phương Tây gây ra hỗn loạn tại Xy-ri Theo Tân Hoa xã, ngày 29-9, Bộ trưởng Ngoại giao Nga X.La-vrốp cáo buộc phương Tây ngăn chặn các hành động của LHQ đối với Xy-ri và gây ra tình trạng hỗn loạn tại khu vực. Ông La-vrốp khẳng định, việc các nước phương Tây không sớm tuân thủ Hiệp định Giơ-ne-vơ về Xy-ri đã dẫn đến sự đình trệ về tìm kiếm giải pháp cho cuộc khủng hoảng.Trong khi Nga kêu gọi cộng đồng quốc tế buộc chính quyền Đa-mát và phe đối lập chấm dứt tình trạng bạo lực, ngồi vào bàn đàm phán, thì Mỹ và các nước phương Tây tiếp tục siết chặt các biện pháp trừng phạt, đồng thời khuyến khích phe đối lập lật đổ chính quyền hiện nay ở Xy-ri. Đài Tiếng nói nước Nga cho biết, dù Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ L.Pa-nét-ta tuyên bố đòn tiến công đơn phương của Mỹ vào Xy-ri "sẽ là sai lầm nghiêm trọng", song nếu cộng đồng quốc tế quyết định xâm nhập vào Xy-ri, thì chắc chắn Oa-sinh-tơn sẽ tham gia. Theo Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ H.Clin-tơn, Oa-sinh-tơn quyết định cấp bổ sung 15 triệu USD cho lực lượng đối lập chống chính...... 14:33 | 30/09/2012
Tranh giành tài nguyên nước - nguy cơ chiến tranh trong tương lai Dân số thế giới tăng nhanh, đồng thời do biến đổi khí hậu, hạn hán và sa mạc hóa ngày càng lan rộng, nguồn tài nguyên nước sẽ dần trở nên khan hiếm và đây sẽ là nguyên nhân làm bùng phát các cuộc chiến tranh trong tương lai. Đó là nhận định của các chuyên gia Viện Nghiên cứu nguồn tài nguyên nước quốc tế (SIWI) ở Xtốc-khôm, Thụy Điển.Cách đây 20 năm, một nhà hoạch định quân sự I-xra-en đã tự hỏi liệu có phải do tranh giành nguồn nước ngọt sinh hoạt là nguyên nhân dẫn đến cuộc chiến tranh Li-băng năm 1982 hay không và tại sao vì nguồn nước mà người ta bị xô đẩy tới chiến tranh? Trong khi đó, với số tiền chi phí cho một tuần chiến tranh Li-băng người ta có thể xây dựng năm nhà máy sản xuất nước sinh hoạt bằng phương pháp khử muối nước biển. Từ cuối thiên niên kỷ trước, các nước đã gây chiến tranh vì các tài nguyên quý hiếm như vàng, dầu khí và kim cương. Nguồn tài nguyên nước chỉ là một lý do nhỏ để nổ ra chiến tranh, nhưng điều...... 15:07 | 16/09/2012
Khu kinh tế đặc biệt đầu tiên của Việt Nam tại Lào Một góc sân gôn Long Thành - Viêng Chăn. Nhằm đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội bền vững trước mắt và lâu dài, thu hút đầu tư nước ngoài, tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, nâng cao mức sống của người dân, hội nhập kinh tế khu vực và thế giới, CHDCND Lào đã và đang thực thi nhiều chính sách, biện pháp quan trọng, trong đó có việc chú trọng xây dựng các Khu kinh tế đặc biệt.Đến nay, Chính phủ CHDCND Lào đã phê duyệt thành lập 10 Khu kinh tế đặc biệt, phần lớn được xây dựng tại các vùng biên giới, nông thôn, là những khu phát triển kinh tế mới, được hưởng chính sách khuyến khích đặc biệt, tự chủ trong hệ thống kinh tế - tài chính, quản trị theo cơ chế đơn vị hành chính nhỏ - xã hội rộng hoặc cơ chế một dấu. Dự kiến đến năm 2020, Lào sẽ xây dựng khoảng 25 Khu kinh tế đặc biệt. Đã có nhiều Khu kinh tế đặc biệt phát huy hiệu quả, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế địa phương và cả nước...... 14:41 | 11/09/2012
Hội nghị quốc tế về Biển Ðông tại Ma-lai-xi-a Hội nghị quốc tế về Biển Đông lần thứ hai do Viện Nghiên cứu Biển Ma-lai-xi-a (MIMA) tổ chức đã diễn ra trong hai ngày 4 và 5-9 tại Thủ đô Cu-a-la Lăm-pơ, thu hút sự tham gia của gần 150 học giả, chuyên gia nghiên cứu, các nhà ngoại giao đến từ 20 quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam.Với chủ đề "Những phát triển địa chiến lược và triển vọng quản lý tranh chấp", hội nghị tập trung sáu phần chính, bao gồm vấn đề tranh chấp ở Biển Đông và ảnh hưởng đối với môi trường an ninh trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương, đánh giá tình hình địa chính trị hiện nay ở Biển Đông, luật pháp quốc tế, cơ chế giải quyết tranh chấp, các giải pháp lâu dài và thảo luận nhóm về hướng giải quyết tranh chấp.Phát biểu ý kiến khai mạc hội nghị, Viện trưởng MIMA, Phó Chuẩn Đô đốc A.Ram-li nhấn mạnh tầm quan trọng chiến lược và kinh tế của Biển Đông đối với các quốc gia ven biển và cộng đồng quốc tế. Ông cho rằng, tranh chấp lãnh thổ và tuyên bố...... 14:30 | 06/09/2012
Iran, Ai Cập và mối quan hệ chồng chéo tại Trung Đông Việc Ai Cập và Iran có “nhã ý nối lại quan hệ” sẽ tác động không nhỏ tới khu vực và có thể sẽ làm cho Mỹ và Israel lo ngại Hội nghị Thượng đỉnh Phong trào Không liên kết (NAM) diễn ra tại thủ đô Tehran của Iran từ 26- 31/8. Đáng chú ý là tại sự kiện này có sự tham dự của Tổng thống Ai Cập Mohammed Mursi - vị nguyên thủ quốc gia Ai Cập đến đất nước Hồi giáo lần đầu tiên kể từ khi quan hệ giữa hai nước “lạnh nhạt” trong nhiều thập kỷ qua. Tuy nhiên, chuyến thăm Iran của Tổng thống Ai Cập được đánh giá là có thể gây nên sự đảo lộn quan hệ trong khu vực vốn đã phức tạp này.Tổng thống Ai Cập Mohamed Mursi (Ảnh Bloomberg)Chuyến thăm Iran nhân Hội nghị Thượng đỉnh Phong trào không liên kết của ông Mursi được kỳ vọng là “tia lửa” giúp làm “tan chảy” quan hệ đóng băng giữa hai quốc gia sau quãng thời gian dài đối nghịch, đặc biệt kể từ khi Ai Cập ký kết hiệp ước hòa bình năm 1979 với Israel.Quan hệ giữa Cairo...... 14:59 | 26/08/2012
Bêlarút rút đại sứ và nhân viên ngoại giao tại Thụy Điển Ngày 8/8, Bộ Ngoại giao Bêlarút thông báo đã quyết định rút đại sứ và các nhân viên đại sứ quán nước này tại Thụy Điển về nước, đồng thời đề nghị phía Thụy Điển cũng thực thi hành động tương tự. Thông báo xác nhận các nhân viên ngoại giao Bêlarút tại Thụy Điển và thân nhân đang được rút về nước. Phía Thụy Điển cũng phải rút hết nhân viên ngoại giao nước này ở Bêlarút và thân nhân về nước trong thời gian từ nay đến ngày 30/8 tới. Tuy nhiên, Bêlarút không quyết định cắt đứt quan hệ ngoại giao với Thụy Điển. Đầu tháng 6 vừa qua, một máy bay Thụy Điển đã xâm phạm vùng trời Bêlarút và rải truyền đơn đòi Minxcơ nới lỏng tự do ngôn luận. Minxcơ sau đó quyết định không cho phép Đại sứ Thụy Điển tiếp tục hoạt động tại Bêlarút. Ngoại trưởng Thụy Điển Các Bintơ (Carl Bildt) coi quyết định này của Minxcơ là hành động "trục xuất" Đại sứ Thụy...... 17:05 | 09/08/2012
Ðánh bom liều chết tại Y-ê-men làm 42 người chết Theo AFP và Roi-tơ, ít nhất 42 người chết và 37 người bị thương trong vụ đánh bom liều chết nhằm vào một đám tang tối 4-8 tại thị trấn Gia-a, tỉnh A-bi-an, miền nam Y-ê-men. Một quan chức địa phương cho biết, kẻ đánh bom, được cho là thành viên tổ chức khủng bố An Kê-đa, đã kích hoạt khối thuốc nổ đeo bên mình ở giữa một đám tang. Trong số những người bị thương có ông A.Xa-ét, lãnh đạo nhóm thành viên bộ lạc ủng hộ chính phủ trong cuộc chiến chống An Kê-đa.Đây là vụ tiến công đẫm máu nhất ở tỉnh A-bi-an kể từ khi quân đội chính phủ đánh bật các tay súng khủng bố cách đây hai tháng. Trong khi đó, cùng ngày, máy bay không người lái của Mỹ đã thực hiện vụ tiến công ở tỉnh Ha-đra-mao, phía đông Y-ê-men, tiêu diệt năm tay súng An...... 10:06 | 06/08/2012
Áp-ga-ni-xtan tiếp quản an ninh tại Can-đa-ha Lực lượng vũ trang Áp-ga-ni-xtan tại lễ tiếp quản an ninh ở Can-đa-ha. ( Ảnh: TÂN HOA XÃ )Theo các nguồn tin nước ngoài, ngày 18-7, lực lượng an ninh Áp-ga-ni-xtan đã chính thức tiếp quản nhiệm vụ bảo đảm an ninh tại các khu vực trọng yếu ở tỉnh Can-đa-ha, cách Thủ đô Ca-bun 450 km về phía nam.Phát biểu ý kiến tại lễ chuyển giao này, Bộ trưởng Quốc phòng Áp-ga-ni-xtan Ra-him Oa-đắc khẳng định rằng "lực lượng an ninh Áp-ga-ni-xtan có khả năng bảo đảm an ninh trên toàn lãnh thổ sau khi toàn bộ quân NATO rút đi vào năm 2014". Tuy nhiên, Bộ trưởng Quốc phòng Áp-ga-ni-xtan cũng kêu gọi cộng đồng quốc tế giúp đỡ Ca-bun trong lĩnh vực huấn luyện và thiết bị an ninh.* Cùng ngày, Tổng thống Áp-ga-ni-xtan H.Ca-dai có cuộc gặp cấp cao ba bên với Thủ tướng Pa-ki-xtan Pê-rét A-sơ-ráp và Thủ tướng Anh Đê-vít Ca-mơ-rôn tại Ca-bun về quan hệ giữa ba nước, an ninh khu vực, cuộc chiến chống khủng bố và tiến trình hòa bình ở Áp-ga-ni-xtan. Tổng thống Áp-ga-ni-xtan đề nghị phía Pa-ki-xtan nỗ lực làm trung gian cho đàm phán hòa bình với...... 11:12 | 20/07/2012
Khủng hoảng chính trị tại Ru-ma-ni và U-crai-na Theo Roi-tơ, ngày 5-7, Chủ tịch Hạ viện Ru-ma-ni V.Dơ-gô-nê-a thông báo, các nghị sĩ Liên minh Xã hội Tự do (USL) cầm quyền đề nghị QH nước này triệu tập phiên họp bất thường trong hai ngày 5 và 6-7 để thảo luận việc tước bỏ các quyền hạn chính thức của Tổng thống T.Ba-xe-xcu.Chính phủ cũng đã thông qua một sắc lệnh khẩn cấp nhằm hạn chế quyền hạn của Tòa án Hiến pháp. Sắc lệnh được Thủ tướng V.Pôn-ta và Bộ trưởng Tư pháp T.Cô-la-tê-an ký, theo đó cấm Tòa án Hiến pháp ra phán quyết về các quyết định của quốc hội. Theo Hiến pháp Ru-ma-ni, tổng thống có thể bị quốc hội truất quyền nếu vi phạm nghiêm trọng Đạo luật cơ bản. Tuy nhiên, đề xuất dài 17 trang của phe cầm quyền không đưa ra được lời cáo buộc cụ thể nào nhằm vào ông Ba-xe-xcu. Việc cách chức Tổng thống Ru-ma-ni phải được quyết định thông qua hình thức trưng cầu ý dân, diễn ra trong vòng một tháng sau đó. USL từng thành công trong việc đình chỉ quyền hạn của Tổng thống T.Ba-xe-xcu năm 2007, song ông đã được khôi...... 09:37 | 06/07/2012