Giảm tổn thất sau khai thác thủy sản Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, mỗi năm ngành thủy sản nuôi trồng và khai thác đạt gần 5,2 triệu tấn thủy, hải sản. Trong đó, khai thác đạt 2,2 triệu tấn, nuôi trồng gần ba triệu tấn. Mặc dù đạt sản lượng cao, nhưng tỷ lệ thất thoát sau nuôi trồng, khai thác thủy sản vẫn khá lớn. Nhất là trong lĩnh vực khai thác, đánh bắt trên biển, ước tính mỗi năm thất thoát từ 20 đến 30% tổng sản lượng khai thác, tức hơn 400 nghìn tấn với trị giá hàng nghìn tỷ đồng.Nguyên nhân chính do số lượng tàu khai thác, đánh bắt cá trên biển nhiều, nhưng chủ yếu là tàu công suất nhỏ, thiếu các thiết bị bảo quản sản phẩm sau khai thác, chủ yếu sử dụng nước đá cây, cho nên không đủ độ lạnh cần thiết. Hiện cả nước có gần 130 nghìn tàu cá các loại, nhưng tàu lắp máy công suất từ 90 CV trở lên có khả năng đánh bắt xa bờ chỉ chiếm gần 20%. Việc phân loại sản phẩm sau đánh bắt trên tàu chỉ thực hiện đối với các loại thủy sản...... 15:43 | 20/02/2012
Sản xuất hàng thay thế hàng nhập khẩu Theo Bộ Công thương, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa của cả nước sáu tháng qua ước đạt khoảng 49 tỷ USD, tăng 25,8% so cùng kỳ năm trước. Trong đó, kim ngạch của nhóm hàng cần nhập khẩu ước đạt 41,2 tỷ USD, tăng 25,5% so cùng kỳ năm trước.Trong khi đó, kim ngạch nhập khẩu nhóm hàng cần kiểm soát nhập khẩu ước đạt 1,44 tỷ USD, tăng 13,6%; nhóm hàng hạn chế nhập khẩu ước đạt 2,7 tỷ USD, tăng 0,7%. Nhìn vào cơ cấu các nhóm hàng nhập khẩu, có thể thấy kim ngạch nhập khẩu của nhóm hàng cần nhập khẩu chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hóa của cả nước (chiếm tới 85%) và để giảm nhập siêu thì đây chính là nhóm hàng cần giảm nhập khẩu mạnh nhất. Sáu tháng đầu năm, tỷ lệ nhập siêu vẫn ở mức cao, bằng 15,7% kim ngạch xuất khẩu.Đáng chú ý, trong nhóm hàng cần nhập khẩu, các mặt hàng có kim ngạch nhập khẩu tăng mạnh trong sáu tháng đầu năm chủ yếu là các mặt hàng nguyên, nhiên vật liệu phục vụ sản xuất như xăng dầu...... 08:05 | 25/07/2011
Chủ động sản xuất lúa vụ đông xuân Do vụ lúa đông xuân 2011-2012 của các tỉnh phía bắc gặp nhiều khó khăn, đầu vụ rét đậm kéo dài, giai đoạn từ khi lúa trỗ đến chín gặp nắng nóng, hạn, sâu bệnh hại phát triển cho nên gây ảnh hưởng đến tiến độ sản xuất và quá trình sinh trưởng phát triển của cây lúa.Theo Cục Trồng trọt, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN và PTNT), dự kiến các tỉnh Bắc Trung Bộ, thời điểm lúa trỗ và thu hoạch sẽ chậm hơn so với trung bình nhiều năm từ 10 đến 15 ngày, các tỉnh đồng bằng sông Hồng từ 7 đến 10 ngày tùy theo từng trà lúa; từ nay đến cuối vụ, điều kiện thời tiết và sâu bệnh hại còn nhiều diễn biến bất thường có thể dẫn đến một số nguy cơ như lúa trỗ gặp nhiều độ cao hoặc mưa đầu vụ, một số nơi khi thu hoạch bị ngập lụt do lũ tiểu mãn. Đáng chú ý, do gieo cấy muộn cho nên một số diện tích lúa vụ hè thu ở Bắc Trung Bộ và mùa sớm ở đồng bằng sông Hồng có thể không kịp...... 08:53 | 02/06/2012
Nỗ lực chống ùn tắc xe nông sản LSO-Gần một tuần nay, lượng xe chở hàng nông sản xuất khẩu dồn về cửa khẩu Tân Thanh (huyện Văn Lãng) tăng đột biến đã gây nên tình trạng ùn ứ cục bộ. Để giảm tải cho khu vực cửa khẩu, đảm bảo cho các phương tiện đi lại thông suốt, an toàn, Phòng CSGT Công an tỉnh đã triển khai phương án chống ùn tắc giao thông.... 13:58 | 06/02/2015
Sẵn sàng đối phó siêu bão số 14 Các tỉnh từ Thanh Hóa đến Khánh Hòa và khu vực Tây Nguyên có khả năng xuất hiện lũ... 10:53 | 09/11/2013
Hợp nhất ba tổng công ty thủy sản Thủ tướng Chính phủ vừa có Văn bản số 2353 TTg-ĐMDN về việc hợp nhất ba tổng công ty: Thủy sản Việt Nam, Hải sản Biển Đông và Thủy sản Hạ Long thành Tổng công ty Thủy sản Việt Nam (mới) hoạt động theo mô hình công ty mẹ, công ty con.Thủ tướng giao Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng cơ chế chính sách đặc thù về tài chính, đầu tư, hoạt động công ích, tạo điều kiện cho Tổng công ty Thủy sản Việt Nam (mới) hoạt động hiệu quả và giải quyết khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình hợp...... 08:20 | 28/12/2010
Tăng cường đầu tư cho ngành thủy sản Mục tiêu đến năm 2020, ngành thủy sản cơ bản được phát triển hiện đại theo hướng bền vững, có khả năng cạnh tranh trên thị trường thế giới. Từ đó góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của ngư dân, gắn với bảo vệ môi trường sinh thái và quốc phòng, an ninh vùng biển, đảo của Tổ quốc. Mức đầu tư cho ngành thủy sản là một trong những giải pháp quan trọng để thực hiện mục tiêu này.Chương trình, dự án nhiềuHơn mười năm trở lại đây, ngành thủy sản đã có những bước phát triển vượt bậc, đạt tốc độ tăng trưởng cao nhất trong khối nông, lâm nghiệp và thủy sản (năm 2009 là 4,28%). Đến nay, thủy sản Việt Nam có vị trí cao trong nghề cá thế giới, đứng thứ 12 về khai thác thủy sản, thứ ba về nuôi thủy sản và thứ sáu về giá trị xuất khẩu thủy sản. Năm 2009, mặc dù có nhiều khó khăn do tác động của khủng hoảng tài chính toàn cầu, thiên tai, lũ lụt và dịch bệnh, ngành thủy sản vẫn duy trì được nhịp độ sản xuất, sản...... 08:07 | 09/12/2010
Xuất khẩu nông - lâm - thủy sản tăng 20,8% 11 tháng, xuất khẩu hơn 6,2 triệu tấn gạo Năm 2010, xuất khẩu nhóm hàng nông - lâm - thủy sản cả nước có bước phát triển đáng kể, đóng góp tích cực vào tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu cả nước. Kim ngạch xuất khẩu của cả nhóm trong 11 tháng (không bao gồm gỗ và sản phẩm từ gỗ) đạt khoảng 13,4 tỷ USD, tăng 20,8% so cùng thời gian này năm trước. Lượng xuất khẩu các mặt hàng đều có tăng trưởng (trừ sắn giảm 51,4%).Về trị giá, các mặt hàng đều có tăng trưởng dương, trong đó tăng mạnh nhất là cao-su (92,8%), nhân điều (32,5%), hạt tiêu (23%), thủy sản (16,3%), gạo (15,8%)... Dự kiến cả năm 2010, kim ngạch xuất khẩu thủy sản sẽ đạt 4,7 đến 4,8 tỷ USD, mức cao nhất từ trước đến nay. Năm 2011 xuất khẩu nông - lâm - thủy sản sẽ tiếp tục có những thuận lợi về thị trường, đơn hàng do sự phục hồi của kinh tế thế giới, đặc biệt tại các thị trường truyền thống.Theo Hiệp hội lương thực Việt Nam (VFA), trong 11 tháng, cả nước đã xuất khẩu được 6,26...... 08:44 | 08/12/2010
Lạng Sơn phát triển sản xuất công nghiệp Là một tỉnh miền núi, sau nhiều năm phấn đấu nâng tỷ trọng sản xuất công nghiệp trong cơ cấu kinh tế của tỉnh, nhưng đến nay công nghiệp Lạng Sơn vẫn còn khó khăn và thiếu ổn định. Để đạt được mục tiêu tăng trưởng trong những năm tới, Lạng Sơn cần có cơ chế, chính sách thu hút đầu tư phát triển công nghiệp bền vững.Xây dựng các khu,cụm công nghiệpTrên công trường xây dựng Nhà máy xi-măng Đồng Bành, huyện Chi Lăng (Lạng Sơn), không khí lao động rất khẩn trương, nhộp nhịp. Sau gần năm năm thi công, đến nay nhà máy đang huy động các chuyên gia, kỹ sư, khẩn trương hoàn thành các hạng mục còn lại để đốt lò chạy thử, sản xuất clanh-ke. Phó Tổng Giám đốc Công ty cổ phần xi-măng Đồng Bành Ngô Đăng Chinh cho biết: Nhà máy được khởi công từ tháng 10-2006, dự kiến thi công trong hai năm, nhưng do thiếu vốn và vướng giải phóng mặt bằng, cho nên đến nay mới cơ bản hoàn thành các hạng mục. Nhà máy có tổng vốn đầu tư hơn 1.500 tỷ đồng, khi đi vào sản xuất...... 08:27 | 06/12/2010
Bình Định phát triển kinh tế thủy sản Sản xuất thủy sản của tỉnh Bình Định đang đạt tốc độ tăng trưởng khá trên tất cả các lĩnh vực (nuôi trồng, khai thác, chế biến xuất khẩu...). Thành công nhất là đến nay, dịch bệnh trên tôm nuôi đã được khống chế, việc nuôi tôm đã mang lại kết quả tốt.Theo Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bình Định Nguyễn Hữu Hào: "Thành công nổi bật nhất trong công tác nuôi tôm vụ một của năm nay là các hộ nuôi tôm đã thực hiện nghiêm túc lịch thời vụ của Sở. Ngoài ra, hai trại tôm giống CP (Thái-lan) và Việt - Úc tại xã Mỹ An (huyện Phù Mỹ) mùa này cung cấp tôm giống đạt chất lượng tốt hơn mọi năm do nhà sản xuất thực hiện nghiêm túc công tác kiểm dịch trước khi xuất bán giống theo yêu cầu của ngành chức năng". Sáu tháng đầu năm 2010, tổng diện tích nuôi tôm đợt 1 trên địa bàn toàn tỉnh Bình Định đạt 2.260,2 ha, tăng 3,5% so với cùng kỳ năm 2009, trong đó, diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng 489 ha, tăng 29,7% so với...... 07:47 | 09/09/2010