Cà phê Đắk Lắk đã xuất khẩu sang 60 nước và vùng lãnh thổ Theo UBND tỉnh Đắk Lắk, hiện nay sản phẩm cà phê nhân của tỉnh Đắk Lắk đã xuất sang 60 nước và vùng lãnh thổ trên khắp các châu lục, trong đó có 31 thị trường đạt kim ngạch xuất trên 1 triệu USD trở lên và có 13 thị trường đạt đạt kim ngạch trên 10 triệu USD như Đức, Nhật Bản, Ý, Mỹ, Bỉ, Tây Ban Nha, Hàn Quốc, Thuỵ Sĩ, Pháp, Nga…... 08:16 | 04/05/2014
Doanh nghiệp Nhật Bản tìm cơ hội đầu tư vào nông nghiệp vùng ÐBSCL Chiều 21-4, tại TP Cần Thơ, Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ phối hợp Ðại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản (Bộ Ngoại giao) tổ chức Hội thảo với chủ đề: "Môi trường đầu tư và tiềm năng hợp tác trong lĩnh vực nông nghiệp giữa Nhật Bản và khu vực đồng bằng sông Cửu Long (ÐBSCL)". Hội thảo thu hút khoảng 40 doanh nghiệp Nhật Bản chuyên về nuôi trồng, chế biến nông, thủy sản, thực phẩm, đến để tìm hiểu môi trường đầu tư và cơ hội hợp tác với các doanh nghiệp trong khu vực.... 08:04 | 22/04/2014
MTA HANOI 2014: Thu hút 19 quốc gia và vùng lãnh thổ tham dự Ngày 1 - 4, Triển lãm quốc tế máy móc công cụ, cơ khí chính xác và gia công kim loại lần thứ 3 (MTA HANOI 2014) đã chính thức khai mạc tại Trung tâm Triển lãm Quốc tế (I.C.E) – Cung văn hóa Hữu Nghị Việt Xô, Hà Nội với 19 quốc gia và vùng lãnh thổ tham dự.... 08:29 | 02/04/2014
Nguồn vốn FDI và sự phát triển nông nghiệp vùng đồng bằng Nam Bộ Một góc nhà máy khí điện đạm Phú Mỹ. Những năm gần đây, các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đã có rất nhiều nỗ lực trong việc xúc tiến thương mại và kêu gọi đầu tư, đặc biệt là đầu tư trực tiếp nước ngoài - FDI. Nhưng thực tế cho thấy, nguồn vốn FDI vào khu vực ĐBSCL cực kỳ ít, đặc biệt là ở lĩnh vực nông nghiệp.Có quá ít cơ hội cho nền nông nghiệp của đất nước nói chung và vùng ĐBSCL nói riêng tiếp cận với các nhà đầu tư nước ngoài, hơn nữa, có quá nhiều trở ngại trong việc thu hút đầu tư. Đó là tại ĐBSCL, người nuôi trồng thủy sản và trồng lúa luôn đối mặt với nhiều khó khăn về giá và đầu ra của sản phẩm. Việc định giá bán ra luôn phụ thuộc những thông tin thiếu chính xác và không có định hướng rõ ràng. Thực tế, mức thu nhập của nông dân và các thương lái, các chủ ghe tàu thu mua,... có sự chênh lệch với nhau khá lớn. Theo số liệu tính toán và thống kê của Ngân hàng Thế giới (WB)...... 08:35 | 20/09/2011
Đồng bằng sông Hồng là vùng thu hút nhiều vốn FDI nhất cả nước Theo báo cáo của Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), đồng bằng sông Hồng đang là vùng thu hút được nhiều vốn FDI nhất với tổng vốn đầu tư cấp mới và tăng thêm đạt trên 4 tỷ USD, chiếm 42,6% tổng vốn đầu tư đăng ký của cả nước. Đứng thứ 2 là vùng Đông Nam Bộ với tổng vốn đầu tư cấp mới và tăng thêm đạt 3,77 tỷ USD, chiếm 39,4% tổng vốn đầu tư đăng ký. Tây Nguyên là vùng thu hút được ít FDI nhất, chỉ chiếm 0,1% tổng vốn đăng ký. Hải Dương đang là địa phương thu hút nhiều vốn FDI nhất với 2,49 tỷ USD vốn đăng ký mới và tăng thêm chiếm 26,1% tổng vốn đầu tư. Tính từ đầu năm đến hết ngày 20/8, cả nước đã có 7,25 tỷ USD vốn FDI được giải ngân, bằng so với cùng kỳ năm trước; trong đó, mức giải ngân của tháng 8 là 1 tỷ USD, cao hơn so với bình quân khoảng 900 triệu USD/tháng tính đến nay. Tuy nhiên, về thu hút vốn đăng ký tháng 8 được đánh giá là khá thấp, nguyên...... 16:58 | 08/09/2011
Xây dựng mô hình phát triển trọng điểm vùng đồng bằng sông Cửu Long Ngày 24-7, tại TP Long Xuyên (An Giang), Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh chủ trì Hội nghị bàn về chính sách, mô hình phát triển các sản phẩm trọng điểm vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL).Cùng dự, có lãnh đạo các bộ, ngành Trung ương, lãnh đạo TP Hồ Chí Minh và 13 tỉnh, thành phố vùng ĐBSCL. Hội nghị đã bàn về việc lựa chọn các sản phẩm chủ lực, với tiêu chí gắn với xuất khẩu, tiêu thụ trong nước, từ đó xác định việc gì Nhà nước làm, doanh nghiệp làm và nông dân làm. Làm thế nào để sản xuất tiêu thụ gắn kết với nhau, tiêu thụ thị trường trong và ngoài nước. Xây dựng hạ tầng đồng bộ cho sản xuất, chế biến. Tránh tình trạng được mùa mất giá đối với các mặt hàng sản xuất nông nghiệp.Phát biểu ý kiến kết luận hội nghị, Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh nêu rõ: Duy trì tốc độ tăng trưởng nông nghiệp trong điều kiện khó khăn của nền kinh tế nói chung, đóng góp hai tỷ USD, đóng góp an sinh xã hội, giúp 70% số hộ dân ổn định.Đảng và...... 09:14 | 25/07/2012
Khởi công xây dựng Nhà máy chế biến gỗ xuất khẩu tại Vũng Áng Ngày 4-7, tại Khu kinh tế Vũng Áng - xã Kỳ Liên, huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh) Tập đoàn kinh tế Phone Sack Group (nước bạn Lào) khởi công Nhà máy chế biến gỗ xuất khẩu Phone Sack Việt Nam.Dự lễ khởi công có đồng chí Xổm-xa-vạt Lênh-xa-vắt, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ CHDCND Lào; các đồng chí Ủy viên T.Ư Đảng: Cao Đức Phát, Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Nguyễn Thanh Bình, Bí thư Tỉnh ủy Hà Tĩnh.Nhà máy chế biến gỗ xuất khẩu Phone Sack Việt Nam được xây dựng trên diện tích 30 ha ở xã Kỳ Liên, huyện Kỳ Anh với số vốn đầu tư 50 triệu USD. Dự án đi vào hoạt động thu hút hơn 1.500 lao động, mỗi năm sản xuất 180 nghìn m3 gỗ ghép, ván sàn, bàn ghế và các sản phẩm khác; trong đó 40% sản phẩm xuất khẩu; nguồn nguyên liệu nhập khẩu từ Lào, Mi-an-ma, In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a và một phần từ rừng trồng Việt Nam. Dự kiến Nhà máy sẽ đi vào hoạt động cuối năm...... 09:15 | 06/07/2012
Cà-phê Việt Nam có mặt ở 80 quốc gia và vùng lãnh thổ Hiệp hội cà-phê, ca-cao Việt Nam cho biết, hiện diện tích cà-phê cả nước đạt hơn 500.000 ha, năng suất đạt hơn hai tấn/ha. Trung bình mỗi năm, Việt Nam xuất khẩu gần một triệu tấn cà-phê nhân, kim ngạch xuất khẩu đạt gần 2 tỷ USD, chiếm hơn 8% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả ngành nông nghiệp. Việt Nam cũng là đối tác xuất khẩu cà-phê của hơn 80 quốc gia và vùng lãnh thổ.Từ nay đến năm 2013, Hiệp hội đặt mục tiêu giữ vững diện tích khai thác 500 nghìn ha với sản lượng hơn 1,1 triệu tấn/năm, giữ 15% thị phần xuất khẩu cà-phê thế giới....... 13:09 | 11/04/2011
Hợp tác khai thác nguồn lợi thủy sản: Niềm vui về với vùng biên Sông Kỳ Cùng bắt nguồn từ Lạng Sơn chảy qua Trung Quốc. Dòng chảy và mặt nước của con sông đã tạo điều kiện thuận lợi cho cư dân hai bên, nhất là khu vực biên giới khai thác nguồn lợi thủy sản chung. Thuận lợi là vậy nhưng cư dân biên giới hai nước vẫn chưa khai thác hết tiềm năng thế mạnh của nuôi trồng thủy sản. So với nhiều tỉnh trong khu vực, mức độ hưởng thụ nguồn lợi thủy sản, sử dụng thực phẩm thủy sản của người dân Lạng Sơn vẫn còn quá thấp. Trung bình mỗi năm toàn tỉnh đánh bắt được 1.200 đến 1.300 tấn cá, chia theo bình quân số cá ấy thì mỗi người dân được hưởng nguồn lợi thủy sản quá ít. Khu tự trị Dân tộc Choang Quảng Tây, Trung Quốc tiếp giáp với Lạng Sơn, mặc dù trình độ chăn thả tiên tiến hơn nhưng do diện tích mặt nước hạn chế, dân số đông nên mức độ hưởng thụ thực phẩm từ cá cũng không khá hơn ta là mấy. Vì vậy, việc quan tâm khai thác nguồn lợi thủy sản chung trên sông Kỳ Cùng để tận dụng diện tích mặt nước, tạo điều kiện cho cư dân biên giới xóa đói giảm nghèo, tạo hình ảnh hữu nghị giữa hai nước đã được quan tâm từ lâu. Đến năm 2008, lứa cá đầu tiên đã được nhân dân hai nước thả chung xuống sông Kỳ Cùng. Ở lần thả cá này, nhân dân hai nước đã cùng thả 50 vạn con cá giống phổ thông như; chép, trôi, mè, trắm. Ngay khi mẻ cá đầu tiên được thả, người dân biên giới hai nước đã cam kết không đánh bắt bằng thuốc nổ, hóa chất; không sử dụng lưới mắt nhỏ; cùng đánh bắt chung để hưởng nguồn lợi thủy sản và bảo vệ môi trường. Theo ông Phạm Bá Biền, Phó Giám đốc phụ trách Trung tâm Thủy sản Lạng Sơn, việc thả chung cá trên một dòng sông không những mang ý nghĩa về hòa bình hữu nghị, mà còn có ý nghĩa lớn trong phát triển kinh tế. Sau khi thả cá, nhiều người dân các thôn bản dọc sông đã đầu tư công cụ đánh bắt như xuồng, lưới, dụng cụ câu để tạo một phần chuyển dịch cơ cấu lao động từ thuần nông sang đánh bắt nuôi trồng thủy sản. Ngay sau đợt thả cá năm 2008, chỉ trong vòng 1 năm sau, mật độ cá trên sông đã dày lên, nhân dân biên giới của 2 nước cùng chung hưởng nguồn lợi đó. Theo quy luật ở miền núi, sau rằm tháng 7 cá tìm về vùng hạ lưu, nhưng bắt đầu từ tháng 3 hằng năm cá ngược lên thượng nguồn. Đây là mùa đánh bắt chính nên nhân dân dọc sông suối thuộc Tràng Định, Văn Lãng, Văn Quan, Cao Lộc... có nguồn lợi thủy sản tăng đáng kể. Theo ông Hoàng Văn Quân, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Tràng Định, hợp tác thả cá xuống sông Kỳ Cùng đã tạo niềm vui cho nhân dân các dân tộc vùng sông, và đây cũng là hình thức tạo công ăn việc làm cho nhân dân hai nước. Tháng 10/2012, hai nước lại tiếp tục thả 95 vạn cá giống xuống sông Kỳ Cùng. Ông Phạm Bá Biền khẳng định, cùng với hoạt động thả cá giống, các hoạt động tham quan, trao đổi học tập kinh nghiệm cũng được diễn ra. Các cán bộ nuôi trồng thủy sản đã thăm 5 mô hình sản xuất, chăn nuôi cá của Quảng Tây, chắc chắn trong tương lai sẽ có mô hình hợp tác về chăn thả cá hiện đại. Trong điều kiện toàn tỉnh đang tập trung đầu tư Khu kinh tế Cửa khẩu Đồng Đăng- Lạng Sơn thì các mô hình ngư nghiệp sẽ góp phần tạo bước đi vững chắc và rất khả thi.... 16:34 | 15/11/2012