Ðẩy nhanh tiến độ xây dựng Nhà máy điện Vũng Áng 1 Trên công trường Nhà máy nhiệt điện Vũng Áng 1. Dự án Nhà máy điện Vũng Áng 1, công suất 1.200 MW (2x600MW) chạy than là dự án trọng điểm quốc gia do Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam làm chủ đầu tư.Hiện nay, chủ đầu tư, Ban quản lý dự án (QLDA) đang phối hợp chặt chẽ với các nhà thầu và chính quyền địa phương tìm giải pháp tháo gỡ, xử lý vướng mắc, tập trung lực lượng thi công ở tất cả các hạng mục, phấn đấu đạt mục tiêu đốt lò, khởi động nhà máy vào cuối năm 2012.Kể từ ngày khoan cọc nhồi đầu tiên (1-12-2010) đến nay, công trường đã trải qua 16 tháng thi công. Đối với một nhà máy nhiệt điện chạy than hiện đại có công suất tổ máy lớn nhất cả nước hiện nay thì khối lượng xây lắp, chế tạo thiết bị cho các hạng mục trong và ngoài hàng rào là rất lớn. Trong đó, riêng các loại kết cấu thép và thiết bị có tổng trọng lượng lên đến 120 nghìn tấn. Muốn bảo đảm tiến độ chung cho toàn công trình đòi hỏi sự...... 14:12 | 07/05/2012
Kế hoạch phát triển giao thông vùng đồng bằng sông Cửu Long Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 638/QĐ-TTg về phương hướng, nhiệm vụ và kế hoạch phát triển kết cấu hạ tầng giao thông vận tải vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2015, định hướng đến năm 2020.Theo đó, đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông của vùng đồng bằng sông Cửu Long phải đi trước một bước, trên cơ sở làm tốt công tác quy hoạch, hình thành một hệ thống giao thông đồng bộ, liên hoàn và kết hợp được các hình thức vận tải. Kế hoạch phát triển kết cấu hạ tầng giao thông giai đoạn 2011 - 2015 là tiếp tục hoàn thành các dự án kết cấu hạ tầng giao thông đã có trong kế hoạch 2005 - 2010. Hoàn thành tuyến cao tốc đoạn Trung Lương - Mỹ Thuận; dự án đường Hành lang ven biển phía nam; đầu tư xây dựng cầu Cao Lãnh, cầu Vàm Cống và tuyến tránh Long Xuyên. Đầu tư xây dựng tuyến vận tải thủy Cà Mau - Năm Căn, tuyến Kiên Lương - Hà Tiên, tuyến Bạc Liêu - Cà Mau (giai đoạn I); sớm hoàn thành cảng hàng không quốc tế...... 08:00 | 04/05/2011
Tây Nguyên tiến tới vùng kinh tế động lực của cả nước Trong nhiều năm qua, được sự đầu tư to lớn của Đảng và Nhà nước nhất là sau mười năm thực hiện Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị về việc phát triển kinh tế, xã hội, bảo đảm an ninh-quốc phòng cho Tây Nguyên đã dần biến mảnh đất này trở thành vùng kinh tế động lực của cả nước, từng bước nâng cao đời sống của người dân, nhất là đồng bào các dân tộc thiểu số.Đánh thức tiềm năngSản xuất nông nghiệp ở Tây Nguyên có sự chuyển biến vượt bậc, phát triển theo hướng mở rộng diện tích và đầu tư thâm canh cây công nghiệp dài ngày đáp ứng nhu cầu thị trường ngày càng cao (như cà-phê, hồ tiêu, cao-su, bông vải, dâu tằm, cây ăn quả và nguyên liệu giấy...) tạo ra khối lượng hàng hóa lớn, có lợi thế cạnh tranh trong tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Các mặt hàng chiến lược này giờ đây đã chiếm lĩnh được một số thị trường rộng lớn: Nhật Bản, các nước EU và Mỹ. Hoạt động xuất khẩu trong những năm gần đây, tuy chịu nhiều tác động của khủng hoảng kinh...... 09:56 | 22/04/2011
Thay đổi tập quán chăn nuôi lợn ở vùng cao Bắc Cạn Đồng bào dân tộc thiểu số ở Bắc Cạn có thói quen nuôi giống lợn địa phương, không đầu tư, thả rông, chậm lớn, hay mắc dịch bệnh nên giá trị kinh tế mang lại không cao. Giải quyết vấn đề đó, thời gian qua, tỉnh Bắc Cạn đã thực hiện một số mô hình chăn nuôi lợn ở vùng sâu, vùng xa để làm thay đổi tập quán chăn nuôi lạc hậu của đồng bào dân tộc.Trước đây, đồng bào dân tộc Dao, Tày ở xã Vân Tùng, huyện vùng cao Ngân Sơn thường đến các thôn, bản lân cận để mua giống lợn địa phương về nuôi, hoặc sử dụng giống lợn địa phương để làm lợn nái đẻ được con nào nuôi con ấy. Đó là giống lợn có tầm vóc nhỏ bé, mắc nhiều bệnh, quá trình chăn nuôi lại không đầu tư, thức ăn cho lợn chủ yếu được nấu từ thân cây chuối nên lợn chậm lớn, có khi nuôi đến vài tháng mà con lợn vẫn chỉ bằng bụng chân, lông dài, hằng năm trời mới chỉ được vài chục kg nên giá trị kinh tế rất thấp. Có khi mua phải giống...... 08:19 | 31/03/2011
Trợ giúp đồng bào vùng cao Ðồng Văn xóa đói, giảm nghèo Đồng Văn là huyện vùng cao đặc biệt khó khăn của tỉnh Hà Giang, nằm trong số 62 huyện nghèo nhất của cả nước.Theo lãnh đạo huyện, với tập quán canh tác truyền thống của người Mông, hằng năm vào vụ sản xuất người dân đổ đất màu vào hốc đá để gieo xuống hạt ngô - cây lương thực chính của đời sống dân bản. Gặp năm sản xuất mưa thuận gió hòa, được mùa cũng thiếu ăn ba, bốn tháng, nếu mất mùa thì thiếu ăn dài dài. Với những khó khăn về địa lý, tự nhiên, thời tiết và tập quán canh tác lạc hậu, toàn huyện có 19 xã, thị trấn thì còn tới 12 xã có tỷ lệ hộ nghèo đói chiếm hơn 50%.Nhằm từng bước khắc phục khó khăn của đồng bào các dân tộc, thực hiện Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP ngày 27-12-2008 của Chính phủ về Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững, ngày 14-9-2009, Tổng công ty Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) đã triển khai ký biên bản thỏa thuận hỗ trợ huyện Đồng Văn. Theo thỏa thuận với địa phương, bắt đầu từ năm 2009, trong năm 2010 chương...... 13:54 | 06/03/2011
Vùng đặc biệt khó khăn ở Ðác Nông có nhiều khởi sắc Ngày 1-3, UBND tỉnh Đác Nông đã tổ chức tổng kết năm năm thực hiện Chương trình phát triển kinh tế-xã hội các xã đặc biệt khó khăn miền núi, vùng sâu, vùng xa (Chương trình 135) giai đoạn II từ năm 2006-2010 trên địa bàn tỉnh. Dự hội nghị có đồng chí Trần Quốc Huy, Ủy viên T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Đác Nông, lãnh đạo HĐND, UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành của tỉnh và tám huyện, thị xã trong tỉnh.Chương trình 135 giai đoạn II được triển khai thực hiện trên địa bàn tỉnh Đác Nông gồm 21 xã và 28 thôn, buôn, bon đặc biệt khó khăn thuộc bảy huyện trong tỉnh. Với tổng nguồn vốn thực hiện chương trình là 132,1 tỷ đồng, tỉnh đã đầu tư xây dựng mới 146 công trình. Thông qua các dự án, hợp phần đầu tư của chương trình đã góp phần quan trọng làm thay đổi bộ mặt nông thôn và nâng cao đời sống về mọi mặt cho đồng bào các dân tộc các xã, thôn, buôn, bon được hưởng lợi từ chương trình. Đến nay trong số 21 xã và 28 thôn, buôn,...... 09:08 | 02/03/2011
Kiên cố hóa hệ thống đê biển vùng đồng bằng sông Hồng Xây dựng kè đá tại tuyến đê hữu Thương, xã Liên Chung (Tân Yên, Bắc Giang). Ảnh: CHÂU GIANG Hệ thống đê biển được xây dựng từ ngàn xưa, thực hiện bằng lao động thủ công và các công cụ đơn giản, cho nên còn nhiều khiếm khuyết, chưa bảo đảm an toàn của nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Chính vì vậy, nâng cấp, xây dựng một hệ thống đê biển vững chắc, làm thành lũy bảo vệ dân cư và các vùng kinh tế là nhiệm vụ to lớn, đặt lên hàng đầu.Thực trạng hệ thống đê biểnTheo chiến lược biển Việt Nam tới năm 2020 và tầm nhìn 2030 thì biển và vùng ven biển trở thành khu vực quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Để đạt được mục tiêu đó, hàng loạt các cơ sở hạ tầng, trung tâm kinh tế - xã hội sẽ hình thành dọc ven biển, trong đó tuyến đường bộ dọc theo bờ biển sẽ được xây dựng. Và thực tế, những năm qua, hệ thống các công trình bảo vệ bờ biển, đê kè biển đã được quan...... 10:44 | 10/11/2012
Xây dựng nông thôn mới ở xã vùng biên giới Quảng Trị Sau ba năm thực hiện thí điểm mô hình xây dựng nông thôn mới (NTM) bộ mặt nông thôn xã Thuận (Hướng Hóa, Quảng Trị) đang dần thay đổi. Đường giao thông, trường học được nâng cấp, xây mới, đời sống vật chất và tinh thần của người dân không ngừng được cải thiện.Cán bộ đi trước làng nước theo sauLà xã vùng biên, chủ yếu là đồng bào dân tộc Pa Kô, Vân Kiều sinh sống nên cái khó với địa phương khi được chọn làm xã điểm để xây dựng NTM là hệ thống công trình công cộng còn yếu kém, trường mầm non của xã chưa có, trường cấp 1, cấp 2 thì xuống cấp... muốn xây mới thì nguồn vốn Nhà nước cấp chưa có, trong khi cuộc sống của các hộ dân chủ yếu là người dân tộc Pa Kô, Vân Kiều còn nhiều khó khăn nên không thể đóng góp. Sau nhiều cuộc họp, Đảng ủy, chính quyền địa phương quyết định vận động người dân hiến đất làm các công trình công cộng, đây được xem là nhiệm vụ then chốt, quyết định thành công hay thất bại của chương trình NTM tại...... 15:13 | 06/10/2012
Bà Rịa- Vũng Tàu: Tập trung đầu tư phát triển nghề cá Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu,từ nay đến 2015 tỉnh sẽ đầu tư gần 2.500 tỷ đồng để thực hiện quy hoạch phát triển nghề cá, việc bố trí thực hiện các dự án có sự ưu tiên tùy theo mức độ cấp thiết đối với nhu cầu. Một góc cảng Cát Lở - Thành phố Vũng Tàu. (Ảnh: K.V)Trên địa bàn tỉnh hiện có 6 cụm cảng, đó là cụm cảng Bến Đình, cảng Cát Lở, cảng Hải đoàn 129, cảng Phước Tỉnh, cảng Lộc An và cảng Bến Đầm, đồng thời có 6 bến cá gồm: Bến Lộc An, Cầu Tàu, Long Hải, Phước Hải, Bến Lội. Tổng chiều dài cảng khoảng 1.463m, sản lượng hàng hóa qua cảng đạt khoảng 340.000 tấn/năm. Những năm qua, nguồn vốn đầu tư cho việc nâng cấp, mở rộng các cảng cá, bến cá rất hạn chế, chưa đáp ứng kịp sự phát triển nhanh của số lượng tàu cá. Vì vậy, hầu hết các cảng cá phải hoạt động trong tình trạng quá tải, xuống cấp trầm trọng, gây khó khăn cho ngư dân và ảnh hưởng đến hiệu quả kinh...... 08:32 | 25/09/2012
Đêm nay miền bắc chuyển rét, vùng núi dưới 10 độ C Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương, khoảng chiều tối và đêm nay (7-3), bộ phận không khí lạnh đã báo sẽ ảnh hưởng đến Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, sau đó ảnh hưởng đến Trung Trung Bộ.... 10:20 | 07/03/2018