Sự nhiệt tâm của cô giáo trẻ LSO-Với 3 năm “học làm thầy” tại Trường CĐSP Lạng Sơn, được rèn luyện trong môi trường sư phạm miền núi, được thầy cô trau dồi phương pháp, gia đình động viên, tình yêu đối với nghề dạy học của Sái Kim Thoa càng lớn lên theo những tháng ngày…... 08:39 | 14/06/2013
Người giáo viên ngành y gương mẫu Với trách nhiệm là một giáo viên, chị Nga luôn xác định mục tiêu nghề nghiệp của mình đã chọn, đó là giảng dạy có chất lượng, nghiên cứu khoa học gắn với thực tiễn, đưa ra những sáng kiến, kinh nghiệm để áp dụng trong phương pháp giảng dạy tích cực. Trong công tác chuyên môn và nghiên cứu khoa học, chị luôn hết mình với công việc để đạt được hiệu quả cao nhất. Trong năm qua, chị đã tham gia nghiên cứu đề tài cấp cơ sở “Nghiên cứu một số yếu tố nguy cơ trên bệnh nhân tiền sản giật điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Trung tâm tỉnh Lạng Sơn năm 2011”. Nghiên cứu cho thấy một số yếu tố làm tăng tỷ lệ phát sinh bệnh, tuy nhiên, nếu các thai phụ được chăm sóc, quản lý tốt sẽ giảm tỷ lệ mắc và giảm các tai biến do bệnh lý này gây ra. Đề tài đã được Hội đồng nghiệm thu của nhà trường đánh giá cao, xếp loại xuất sắc. Cũng trong năm 2012, chị đã tham gia biên soạn giáo trình “Sức khoẻ sinh sản” cho đối tượng y sỹ, phục vụ cho công tác giảng dạy và học tập của sinh viên. Đặc biệt trong năm 2012, chị đạt danh hiệu Chiến sỹ thi đua cấp cơ sở, Giáo viên dạy giỏi cấp cơ sở, chị được nhà trường cử đi tham gia “Hội thi giáo viên dạy giỏi các trường chuyên nghiệp toàn quốc năm 2012” tại Nha Trang – Khánh Hoà và đạt giải ba. Cũng trong năm qua, chị được Uỷ ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn tặng bằng khen. Là một giáo viên, đảng viên, chị Nga luôn trau dồi đạo đức, nỗ lực phấn đấu học tập và làm việc theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Chị luôn có tác phong, lối sống mẫu mực, hoà nhã với đồng nghiệp, luôn được đồng nghiệp và đặc biệt là các học sinh, sinh viên quý mến.... 09:55 | 27/02/2013
Người tâm huyết với ngành giáo dục Chị Vi Thị Thơm sinh năm 1961 ở xóm Bản Chu, xã Khuất Xá, huyện Lộc Bình. Từ nhỏ, chị đã sớm có ước mơ làm cô giáo, những mong đem cái chữ học được góp phần vào sự phát triển của quê hương. Tuy nhiên, việc thực hiện ước mơ của chị phải trải qua nhiều khó khăn. Năm 1979, khi vừa kết thúc chương trình phổ thông, chị lập gia đình. Đối với người phụ nữ thời bấy giờ, việc học vốn ít được quan tâm, chưa kể khi đã vướng bận chuyện chồng, con. Nhưng với ước mơ cháy bỏng, chị đã cố gắng thuyết phục gia đình và may mắn được mọi người ủng hộ. Theo đó, chị từng học tại Trường Sư phạm 10 + 2 Lạng Sơn rồi học nâng cao theo hệ tại chức Đại học Sư phạm Hà Nội. Ra trường, chị có 10 năm trực tiếp giảng dạy bậc tiểu học tại địa phương. Suốt khoảng thời gian đó, bằng sự nhiệt tình, tâm huyết với nghề nghiệp, mọi bài giảng đều được chị chuẩn bị chu đáo sao cho sinh động, hấp dẫn và dễ hiểu đối với học sinh. Thêm vào đó, chị không ngừng trau dồi, học hỏi kiến thức từ đồng nghiệp, tích cực đổi mới phương pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy học… Vì thế mà trong 10 năm giảng dạy, năm nào chị cũng có học sinh giỏi cấp trường, cấp huyện và đặc biệt là cấp tỉnh (năm học 1987 – 1988). Cùng với đó, nhiều năm liền chị đều đạt giáo viên dạy giỏi, chiến sĩ thi đua từ cấp cơ sở cho đến cấp tỉnh. Với những nỗ lực trong giảng dạy, chị Thơm liên tục được bổ nhiệm giữ nhiều chức vụ trong các nhà trường chị từng công tác: Chủ tịch Công đoàn nhà trường, phó hiệu trưởng, hiệu trưởng nhà trường… Từ năm 2001 đến nay, chị được phân công công tác tại Phòng GD&ĐT huyện Lộc Bình, hiện tại chị là Chủ tịch Công đoàn ngành giáo dục huyện. Dù ở đơn vị, chức vụ công tác nào chị cũng đều hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, có nhiều đóng góp xây dựng tổ chức vững mạnh nhiều năm liên tục. Với những cống hiến tích cực đó, năm 2002, chị Vi Thị Thơm đã vinh dự được Bộ GD&ĐT trao tặng danh hiệu Nhà giáo ưu tú. Chị Trần Thị Thanh, Trưởng phòng GD&ĐT huyện Lộc Bình nhận xét: chị Thơm là người rất tâm huyết với sự nghiệp giáo dục. Không chỉ có nhiều thành tích trong quá trình giảng dạy mà khi lên làm cán bộ ngành, chị Thơm vẫn liên tục có những đóng góp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục địa phương. Hiện chị là Nhà giáo ưu tú duy nhất của huyện Lộc Bình, là tấm gương sáng cho các giáo viên, cán bộ viên chức ngành giáo dục địa phương học tập, noi theo…... 09:19 | 14/08/2012
Một giáo dân làm kinh tế giỏi Ông Ngô Quốc Toản sinh ra và lớn lên trong một gia đình gốc giáo gương mẫu thuộc xóm 2, xã Xuân Tiến, huyện Xuân Trường (Nam Định). Năm 1965, nghe theo tiếng gọi của Đảng, người thanh niên gốc giáo lên đường tòng quân chiến đấu bảo vệ Tổ quốc. Đến năm 1975, khi đất nước hoàn toàn thống nhất cũng là lúc ông hoàn thành nghĩa vụ trở về quê hương. Tròn mười năm trong quân ngũ, ông được Đảng, Nhà nước tặng thưởng Huân chương Chiến công hạng nhì và Huân chương Chiến sĩ vẻ vang hạng nhì.Về với đời thường, ông xoay xở đủ nghề từ làm thợ xây cho đến thợ mộc, cuộc sống không mấy dư dật. Thời bao cấp, địa phương nơi ông sinh sống có Hợp tác xã cơ khí, nhưng khi cơ chế thay đổi Hợp tác xã tan rã do không thích ứng kịp, thợ thuyền tản mát khắp nơi. Nhờ chủ trương của Nhà nước khuyến khích các hộ nông dân vay vốn, phát triển sản xuất, năm 1990, ông Toản khởi nghiệp nghề cơ khí với tài sản trong tay là một máy hàn và một máy cắt...... 09:21 | 19/12/2010
Người thầy giáo, thương binh ưu tú Đồng nghiệp và sinh viên Trường Cao đẳng Kỹ thuật - Kinh tế Thái Bình đã quen thuộc hình ảnh tận tụy của Nhà giáo Ưu tú, thương binh Nguyễn Tiến Dũng. Nhiều khi trời trở gió, vết thương cũ tái phát đau nhức, thầy vẫn miệt mài bên trang giáo án, trăn trở tìm tòi phương pháp dạy và học mới để nâng cao chất lượng đào tạo.Năm 1997, khi về nhận trách nhiệm là Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật, nhà trường còn thiếu nhiều giáo viên, trang thiết bị vật chất còn thiếu thốn; phương pháp giảng dạy cũ, không đáp ứng yêu cầu đòi hỏi của xã hội nên sinh viên ra trường không xin được việc làm. Thầy đã trăn trở đi khắp các phường, xã, cơ quan, xí nghiệp khảo sát nhu cầu về nguồn nhân lực cần được đào tạo. Từ đó, thầy cùng các đồng nghiệp nghiên cứu đổi mới phương pháp đào tạo theo phương châm: 'Đào tạo những gì xã hội cần'. Nhờ đó, nhà trường bắt đầu ký được nhiều hợp đồng đào tạo của các đơn vị; học sinh hăng hái học tập, thầy...... 09:06 | 12/12/2010
Sẵn sàng cho ngày hội giao quân LSO-Trong không khí thi đua sôi nổi chào mừng kỷ niệm 68 năm Cách mạng Tháng 8 và Quốc khánh 2/9, cùng với tổ chức các hoạt động phong phú đa dạng, các cơ quan, đơn vị, địa phương trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn cũng đang chạy đua với thời gian, để sẵn sàng cho ngày hội giao quân tiễn đưa thanh niên ưu tú các dân tộc trong tỉnh lên đường nhập ngũ làm nghĩa vụ thiêng liêng bảo vệ Tổ quốc.... 09:52 | 26/08/2013
Ngày hội giao quân ở Đình Lập LSO-Sáng ngày 23/2/2011, cùng với hàng vạn tân binh của cả nước, 50 tân binh của huyện Đình Lập ở 12 xã, thị trấn đã lên đường thực hiện nghĩa vụ quân sự, trong đó có 9 thanh niên tình nguyện. Đồng chí Vy Văn Thành, Chủ tịch UBND tỉnh tặng hoa, động viên tân binh lên đường nhập ngũ - Ảnh: P.CNgày hội giao quân mặc dù trời mưa, nhưng đầy không khí ấm tình… các đồng chí lãnh đạo Huyện ủy, HĐND, UBND, MTTQ, các cơ quan ban ngành của tỉnh, đoàn thể huyện và đông đảo các đoàn viên, thanh niên, học sinh, người thân đã có mặt đồng đủ trong ngày tiễn tân binh lên đường nhập ngũ. Sân vận động Đình Lập thật sự sôi động của ngày hội giao quân, với cờ hoa rực rỡ, ba nô, khẩu hiệu khắp các dãy phố. Đúng 9 giờ 30 phút, ngọn đuốc truyền thống, biểu tượng anh hùng quyết chiến, quyết thắng của dân tộc đã được vận động viên cấp I việt dã Mã Văn Them, Ban Chỉ huy quân sự huyện Đình Lập và 2 học sinh của trường THPT Đình Lập rước đuốc...... 08:58 | 24/02/2011
Thành phố trước ngày hội giao quân LSO-Những ngày tháng giêng năm Tân Mão 2011, không khí tết vẫn tràn ngập phố phường. Cùng với việc tổ chức tốt các lễ hội mùa xuân, thành phố đang hoàn tất khâu chuẩn bị cho một ngày lễ hội đặc biệt: Lễ hội tòng quân.Tháng cuối năm 2010, khi gọi điện thoại, tiếng ông trưởng khối Hoàng Hoa Thám oang oang “ Bây giờ ông đang ở đâu, nhanh chóng về để đưa cháu đi khám tuyển nghĩa vụ quân sự”. Không biết “ bên kia đầu dây” trả lời thế nào, mà ông trưởng khối giục “ Nhanh lên đấy, cháu nó mà “ trượt” đợt này là gia đình ông thua nhà anh Chiến hàng xóm đấy”. Sau cuộc điện, thấy tôi, ông cười “ Tuyển quân là một việc hệ trọng. Trong quân ngũ chắc anh biết rồi, “quân lệnh như sơn” mà. Không giục có lẽ gia đình “quên” ngày mai là ngày khám tuyển”.Lãnh đạo phường Chi Lăng tặng quà thanh niên nhập ngũTrúng tuyển đợt này, Thắng vui lắm, em nói với chúng tôi “ Cháu chưa học hết cấp 3, mong có đợt nghĩa vụ quân sự để xin đi cho thêm...... 08:28 | 22/02/2011
Thầy giáo có tấm lòng nhân ái Thầy Lương Văn Quý (sinh năm 1988), giảng viên bộ môn Điều dưỡng tại Trường Cao đẳng Y tế Lạng Sơn là một trong những cá nhân có thành tích xuất sắc trong phong trào hiến máu tình nguyện (HMTN). Không chỉ tham gia hiến máu, thầy còn tích cực trong công tác vận động tuyên truyền... 07:15 | 29/04/2021
Giao tranh tiếp diễn ở Li-bi Theo các nguồn tin nước ngoài, ngày 21-6, tại khu vực An Ga-day-a ở TP Na-lút, phía tây - nam Thủ đô Tơ-ri-pô-li, tiếp tục diễn ra các cuộc giao tranh giữa lực lượng trung thành với nhà lãnh đạo Li-bi M.Ca-đa-phi và lực lượng chống đối. Trong khi đó, NATO tiếp tục không kích Li-bi.Ngày 21-6, máy bay của NATO tiến công hai trạm kiểm soát dân sự có nhiệm vụ điều hành giao thông ở TP Khôm-xơ, cách Tơ-ri-pô-li 120 km về phía đông, cũng như vào khu vực An Ga-day-a. NATO xác nhận mất một máy bay trực thăng không người lái trên bầu trời Li-bi. Thủ tướng Anh Đ. Ca-mê-rôn tuyên bố, Anh tiếp tục chiến dịch không kích Li-bi nếu cần.Trước diễn biến nêu trên, Chủ tịch Liên đoàn A-rập A. Mu-xa bày tỏ lo ngại về chiến dịch không kích của NATO tại Li-bi, đồng thời kêu gọi ngừng bắn và tiến hành đàm phán để tìm một giải pháp chính trị khi nhà lãnh đạo M.Ca-đa-phi còn tại vị.Theo Roi-tơ, ngày 22-6, phát biểu ý kiến sau khi tiếp Chủ tịch Ban điều hành Hội đồng dân tộc chuyển tiếp (NTC) Li-bi M....... 09:08 | 23/06/2011