Phát triển công nghiệp hỗ trợ: Đòi hỏi cấp bách Việc phụ thuộc quá nhiều vào nguồn nguyên liệu đầu vào của nước ngoài đã khiến doanh nghiệp (DN) trong nước mất đi lợi thế cạnh tranh: chi phí sản xuất cao, giá trị gia tăng của sản phẩm làm ra thấp, lợi nhuận đem về cho DN không nhiều... Phát triển công nghiệp hỗ trợ được nhiều DN trong nước kỳ vọng như "chìa khóa" giải bài toán giảm phụ thuộc vào thị trường nước ngoài, từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh của DN và cả nền kinh tế.... 14:09 | 16/06/2014
Phát triển công nghiệp: Nỗ lực trên chặng đường khó Với Công ty Cổ phần xi măng Lạng Sơn, tình hình cũng không mấy sáng sủa. Sản lượng xi măng 6 tháng đầu năm chỉ đạt 63 nghìn tấn, bằng 28,6% kế hoạch. Đã vậy, việc tiêu thụ cũng gặp rất nhiều khó khăn do có sự cạnh tranh gay gắt của các sản phẩm cùng loại trên thị trường. Hàng loạt khó khăn cũng đang bủa vây công ty như : lãi suất tín dụng cao tới 21,5%/năm; giá thành nguyên liệu đầu vào tăng cao… Một sản phẩm khác có tỷ trọng lớn trong cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp toàn tỉnh cũng đang gặp nhiều khó khăn cả trong sản xuất và tiêu thụ, đó là chì thỏi của Công ty trách nhiệm hữu hạn Chế biến khoáng sản và luyện kim Hâm Thiên. Sáu tháng đầu năm 2011, Công ty này mới sản xuất được khoảng 1.800 tấn, bằng 30% kế hoạch. Trong khi công ty gặp nhiều khó khăn trong khai thác nguồn nguyên liệu phục vụ sản xuất thì giá cả chì thỏi trên thị trường thế giới lại giảm. Điều đó khiến cho việc đẩy mạnh sản xuất trở nên ngày càng khó khăn. Theo nhận định của đại diện lãnh đạo Sở Công thương, kết quả sản xuất công nghiệp 6 tháng đầu năm đạt thấp so với kế hoạch là do thời gian nghỉ tết kéo dài, việc tăng giá nguyên liệu đầu vào (xăng dầu, điện) kéo theo giá thành sản phẩm tăng gây khó khăn trong tiêu thụ sản phẩm. Việc tiêu thụ một số sản phẩm như xi măng, đá… gặp khó khăn thực sự do chủ trương thắt chặt chi tiêu và đình hoãn đầu tư của Nhà nước (theo tinh thần Nghị quyết 11 CP của Chính phủ). Xét trên diện rộng, các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp thiếu nguồn vốn cho phát triển sản xuất và không đủ điều kiện thế chấp để vay vốn các tổ chức tín dụng; một số doanh nghiệp gặp khó khăn trong giải phóng mặt bằng để phát triển sản xuất do thiếu sự hỗ trợ tích cực, có hiệu quả của các cấp chính quyền. Từ nay đến hết năm 2011, toàn ngành vẫn nỗ lực, quyết tâm cao để hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch. Trong đó, để thiết thực tháo gỡ khó khăn và thúc đẩy phát triển sản xuất công nghiệp, các nhóm giải pháp tạo điều kiện về vốn và thị trường cho doanh nghiệp tiếp tục được lãnh đạo ngành chú trọng.... 09:01 | 25/07/2011
Thành phố Lào Cai phát triển tiểu thủ công nghiệp Với lợi thế có nguồn nguyên liệu, nhân lực dồi dào, có cửa khẩu và thị trường tiêu thụ lớn, thành phố Lào Cai quy hoạch các cụm tiểu thủ công nghiệp (TTCN) tập trung, gắn với bảo vệ môi trường, giải quyết việc làm cho người lao động trong quá trình phát triển đô thị, tăng thu nhập, cải thiện đời sống.Nhiều chính sách khuyến côngTrưởng phòng Kinh tế TP Lào Cai Đào Thị Hằng đưa chúng tôi đi thăm khu tiểu thủ công nghiệp tập trung (TTCNTT) bắc Duyên Hải được xây dựng đồng bộ, có đủ đường, điện, nước và hệ thống xử lý chất thải... Khu này đang có 111 cơ sở sản xuất kinh doanh thuộc các ngành nghề: dệt nhuộm, chế biến thức ăn gia súc, sản xuất vật liệu xây dựng, cơ khí, chế biến gỗ, dịch vụ sửa chữa ô-tô... nằm tách biệt với khu dân cư, thuận tiện cho bảo vệ môi trường. Ở lô 48, đường N2, là cơ sở sửa chữa ô-tô Tâm Dũng. Tại đây, mỗi ngày có hàng chục chiếc xe du lịch vào bảo dưỡng, sửa chữa, được khách hàng tín nhiệm. Anh Nguyễn Hữu Dũng,...... 08:06 | 03/06/2011
Bình Phước thu hút đầu tư phát triển công nghiệp Để đẩy nhanh việc lấp đầy các khu công nghiệp và thu hút đầu tư, tỉnh Bình Phước đã đề ra các chính sách ưu đãi, như miễn giảm thuế sử dụng đất; tiếp tục cải cách thủ tục hành chính tạo điều kiện cho doanh nghiệp kinh doanh thuận lợi; đẩy mạnh giải phóng mặt bằng, hỗ trợ đào tạo nhân lực... Đối với Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Hoa Lư, ngoài ưu đãi tiền thuê đất, thuế thu nhập, xuất nhập cảnh, các nhà đầu tư còn được tỉnh hỗ trợ đầu tư kết cấu hạ tầng thiết yếu.Do có chính sách thu hút đầu tư hấp dẫn, hiện nay Bình Phước đã có 18 khu công nghiệp với diện tích quy hoạch hơn 5.211 ha, tập trung chủ yếu ở các vùng trọng điểm có đường giao thông thuận lợi. Toàn tỉnh hiện có hơn ba nghìn doanh nghiệp, với tổng vốn đăng ký 19.763 tỷ đồng. Riêng đầu tư nước ngoài, năm 1997 chỉ có một dự án với số vốn năm triệu USD, đến nay đã có hơn 80 dự án, với số vốn đăng ký 644 triệu USD. Điển hình là Khu...... 08:31 | 03/05/2011
Lạng Sơn chú trọng phát triển hệ thống doanh nghiệp LSO- Các chuyên gia kinh tế đã khẳng định: muốn đánh giá về mức độ phát triển của một địa phương, hãy nhìn vào tốc độ phát triển của hệ thống doanh nghiệp và những đóng góp của các doanh nghiệp cho địa phương đó. Trong câu khẳng định trên hàm chứa 2 câu hỏi với nhiều trăn trở: Địa phương có tạo điều kiện thuận lợi để hệ thống doanh nghiệp phát triển hay không và ngược lại, các doanh nghiệp có thực sự xây dựng doanh nghiệp vì sự giàu mạnh của địa phương hay không? Trong giai đoạn 2006 - 2010, Lạng Sơn phát triển mới được gần 1000 doanh nghiệp, với tổng vốn đăng ký gần 3000 tỉ đồng, bình quân vốn của mỗi doanh nghiệp là trên 3 tỉ đồng, trung bình mỗi năm phát triển mới được khoảng gần 200 doanh nghiệp, số doanh nghiệp đăng ký thành lập giai đoạn này tăng gấp 2 lần số doanh nghiệp đăng ký thành lập trong giai đoạn 2000 - 2005. Đồng thời với việc thành lập mới, trung bình mỗi năm có trên 60 doanh nghiệp bị xóa tên do giải thể, chấm dứt hoạt...... 09:52 | 16/03/2011
Hữu Lũng: Miền đất thuận cho doanh nghiệp phát triển LSO-Những năm qua, nhờ vận dụng hiệu quả chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước để khai thác, phát huy tiềm năng, thế mạnh của địa phương, diện mạo kinh tế - xã hội huyện Hữu Lũng ngày càng khởi sắc. Kết quả đó có sự đóng góp tích cực của các doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn.Công nhân Công ty Hòa Việt (Hữu Lũng) phân loại sản phẩm gỗ ép - Ảnh: Đ.BĐến cuối năm 2010, huyện Hữu Lũng có 81 doanh nghiệp, trong đó có tới 23 doanh nghiệp khai thác, sản xuất đá, còn lại là các doanh nghiệp hoạt động trên các lĩnh vực khác như sản xuất xi măng, gạch nung, không nung, xây dựng, kinh doanh xăng, dầu… Đóng góp đáng kể nhất cho phát triển kinh tế của huyện là các doanh nghiệp hoạt động trên lĩnh vực công nghiệp – thủ công nghiệp. Hoạt động của các doanh nghiệp này được đánh giá là ngày càng phát triển và ổn định. Năm 2010 tuy gặp nhiều khó khăn do điện lưới bị cắt giảm tải liên tục, nhưng giá trị sản xuất công nghiệp toàn huyện vẫn đạt và vượt...... 08:47 | 01/03/2011
Vĩnh Phúc coi trọng phát triển công nghiệp hỗ trợ Sản xuất bộ ly hợp xe máy tại Công ty TNHH EXEDY, Khu công nghiệp Khai Quang, Vĩnh Phúc. Phát triển công nghiệp hỗ trợ (CNHT) đang là một trong những hướng đi chiến lược của tỉnh Vĩnh Phúc nhằm tạo nền tảng vững chắc cho các ngành công nghiệp của tỉnh phát triển bền vững. Để thực hiện mục tiêu này, Vĩnh Phúc đang xúc tiến nhiều hoạt động mời gọi đầu tư, thực hiện nhiều cơ chế, chính sách khuyến khích và thu hút các doanh nghiệp (DN) đầu tư vào lĩnh vực quan trọng này.Vĩnh Phúc là địa phương phát triển mạnh về công nghiệp, với tỷ trọng khá lớn trong GDP hằng năm (chiếm hơn 50%). CNHT cũng đã được hình thành và có những bước phát triển, trong đó tập trung vào ba ngành lớn: cơ khí, điện tử - tin học và ô-tô, xe máy, chiếm hơn 10% giá trị sản xuất toàn ngành công nghiệp. Tuy nhiên, ngoài các sản phẩm CNHT đáp ứng cho ngành công nghiệp mô-tô, xe máy, thì những lĩnh vực cơ khí chế tạo, ô-tô, điện tử - tin học mới chỉ dừng lại ở một vài sản...... 09:11 | 19/11/2012
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Tổ chức hội nghị phòng, chống dịch cúm gia cầm các tỉnh miền 15:48 | 20/02/2014