Quảng Nam: Hội nghị chuyên về phát triển công nghiệp giai đoạn 2006-2011 Ngày 4/5, Tỉnh uỷ Quảng Nam tổ chức Hội nghị chuyên đề nhằm đánh giá kết quả phát triển công nghiệp giai đoạn 2006-2011 và tình hình 8 năm phát triển Khu kinh tế mở Chu Lai, đồng thời bàn giải pháp phát triển giai đoạn 2012-2015. Đồng chí Nguyễn Đức Hải - Uỷ viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh uỷ chủ trì Hội nghị.Báo cáo tại Hội nghị cho biết, giai đoạn 2006-2011, tình hình phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Nam có những chuyển biến tích cực, bước đầu đã hình hành được các ngành mũi nhọn và một số khu, cụm công nghiệp. Tỉnh cũng đã chú trọng đến việc phát huy lợi thế để một số ngành công nghiệp có đủ năng lực cạnh tranh; công tác cải cách hành chính được cải thiện; công tác quy hoạch đã định hình được các trung tâm công nghiệp; công tác xúc tiến đầu tư được các địa phương quan tâm và đã thu hút nhiều nhà đầu tư đến với Quảng Nam…Tuy nhiên, báo cáo cũng nêu ra một số mặt tồn tại, hạn chế như: giá trị...... 09:10 | 06/05/2012
Triển lãm quốc tế về máy, thiết bị ngành may mặc lần thứ 21 Sáng 8-4, tại TP Hồ Chí Minh đã khai mạc triển lãm quốc tế về máy, thiết bị ngành may mặc, linh kiện, nguyên phụ liệu và vải lần thứ 21.Triển lãm thu hút 260 công ty đến từ hơn 20 nước trên thế giới, trong đó có những nước có nền công nghiệp máy móc, thiết bị ngành may mặc, dệt hiện đại như Anh, Pháp, Hoa Kỳ, I-ta-li-a, Đức và những nước xuất khẩu hàng dệt may lớn như Trung Quốc, Ấn Độ, Việt Nam, Thái-lan... tham dự và giới thiệu sản phẩm, công nghệ, nguyên phụ liệu. Tại triển lãm, khoảng 30% các doanh nghiệp Việt Nam và liên doanh với nước ngoài tại Việt Nam tham dự giới thiệu máy móc, thiết bị, nguyên phụ liệu phục vụ lĩnh vực may, thêu, cắt và trải vải, làm lạnh, nhuộm, dệt. Triển lãm được tổ chức với mục đích tạo điều kiện giúp cho các doanh nghiệp dệt may Việt Nam có cơ hội tìm hiểu và mua các thiết bị, công nghệ hiện đại được sản xuất từ các nước công nghiệp tiên tiến, chủ động đáp ứng nhu cầu của khách mua hàng nước ngoài,...... 08:52 | 09/04/2011
Chấn chỉnh hoạt động để nâng cao hiệu quả quản lý, bảo vệ rừng LSO-Trong những năm qua, tình trạng khai thác, vận chuyển lâm sản trái phép trên địa bàn tỉnh vẫn có những diễn biến phức tạp. Việc chấn chỉnh hoạt động của lực lượng kiểm lâm được coi là một trong những giải pháp quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả công tác quản lý, bảo vệ rừng. Phóng viên Báo Lạng Sơn đã có cuộc trao đổi với ông Hoàng Quang Chinh, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm về vấn đề này. Kiểm lâm Hữu Lũng kiểm kê tang vật vi phạm bị thu giữPhóng viên: Trong thời gian qua, các cơ quan chức năng đã có rất nhiều nỗ lực trong công tác quản lý bảo vệ rừng, tuy nhiên vẫn có dư luận về việc một số cán bộ kiểm lâm hoạt động chưa tích cực, thậm chí tiếp tay cho lâm tặc. Xin ông cho biết Chi cục Kiểm lâm đã có những biện pháp gì để chấn chỉnh tình trạng trên?Ông Hoàng Quang Chinh 10.0pt;">: Hầu hết cán bộ trong ngành đều cố gắng, nỗ lực trong công tác, tuy nhiên trong thời gian qua đã có một số...... 09:57 | 30/11/2012
Hợp tác khai thác nguồn lợi thủy sản: Niềm vui về với vùng biên Sông Kỳ Cùng bắt nguồn từ Lạng Sơn chảy qua Trung Quốc. Dòng chảy và mặt nước của con sông đã tạo điều kiện thuận lợi cho cư dân hai bên, nhất là khu vực biên giới khai thác nguồn lợi thủy sản chung. Thuận lợi là vậy nhưng cư dân biên giới hai nước vẫn chưa khai thác hết tiềm năng thế mạnh của nuôi trồng thủy sản. So với nhiều tỉnh trong khu vực, mức độ hưởng thụ nguồn lợi thủy sản, sử dụng thực phẩm thủy sản của người dân Lạng Sơn vẫn còn quá thấp. Trung bình mỗi năm toàn tỉnh đánh bắt được 1.200 đến 1.300 tấn cá, chia theo bình quân số cá ấy thì mỗi người dân được hưởng nguồn lợi thủy sản quá ít. Khu tự trị Dân tộc Choang Quảng Tây, Trung Quốc tiếp giáp với Lạng Sơn, mặc dù trình độ chăn thả tiên tiến hơn nhưng do diện tích mặt nước hạn chế, dân số đông nên mức độ hưởng thụ thực phẩm từ cá cũng không khá hơn ta là mấy. Vì vậy, việc quan tâm khai thác nguồn lợi thủy sản chung trên sông Kỳ Cùng để tận dụng diện tích mặt nước, tạo điều kiện cho cư dân biên giới xóa đói giảm nghèo, tạo hình ảnh hữu nghị giữa hai nước đã được quan tâm từ lâu. Đến năm 2008, lứa cá đầu tiên đã được nhân dân hai nước thả chung xuống sông Kỳ Cùng. Ở lần thả cá này, nhân dân hai nước đã cùng thả 50 vạn con cá giống phổ thông như; chép, trôi, mè, trắm. Ngay khi mẻ cá đầu tiên được thả, người dân biên giới hai nước đã cam kết không đánh bắt bằng thuốc nổ, hóa chất; không sử dụng lưới mắt nhỏ; cùng đánh bắt chung để hưởng nguồn lợi thủy sản và bảo vệ môi trường. Theo ông Phạm Bá Biền, Phó Giám đốc phụ trách Trung tâm Thủy sản Lạng Sơn, việc thả chung cá trên một dòng sông không những mang ý nghĩa về hòa bình hữu nghị, mà còn có ý nghĩa lớn trong phát triển kinh tế. Sau khi thả cá, nhiều người dân các thôn bản dọc sông đã đầu tư công cụ đánh bắt như xuồng, lưới, dụng cụ câu để tạo một phần chuyển dịch cơ cấu lao động từ thuần nông sang đánh bắt nuôi trồng thủy sản. Ngay sau đợt thả cá năm 2008, chỉ trong vòng 1 năm sau, mật độ cá trên sông đã dày lên, nhân dân biên giới của 2 nước cùng chung hưởng nguồn lợi đó. Theo quy luật ở miền núi, sau rằm tháng 7 cá tìm về vùng hạ lưu, nhưng bắt đầu từ tháng 3 hằng năm cá ngược lên thượng nguồn. Đây là mùa đánh bắt chính nên nhân dân dọc sông suối thuộc Tràng Định, Văn Lãng, Văn Quan, Cao Lộc... có nguồn lợi thủy sản tăng đáng kể. Theo ông Hoàng Văn Quân, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Tràng Định, hợp tác thả cá xuống sông Kỳ Cùng đã tạo niềm vui cho nhân dân các dân tộc vùng sông, và đây cũng là hình thức tạo công ăn việc làm cho nhân dân hai nước. Tháng 10/2012, hai nước lại tiếp tục thả 95 vạn cá giống xuống sông Kỳ Cùng. Ông Phạm Bá Biền khẳng định, cùng với hoạt động thả cá giống, các hoạt động tham quan, trao đổi học tập kinh nghiệm cũng được diễn ra. Các cán bộ nuôi trồng thủy sản đã thăm 5 mô hình sản xuất, chăn nuôi cá của Quảng Tây, chắc chắn trong tương lai sẽ có mô hình hợp tác về chăn thả cá hiện đại. Trong điều kiện toàn tỉnh đang tập trung đầu tư Khu kinh tế Cửa khẩu Đồng Đăng- Lạng Sơn thì các mô hình ngư nghiệp sẽ góp phần tạo bước đi vững chắc và rất khả thi.... 16:34 | 15/11/2012
TP Hồ Chí Minh phấn đấu trở thành trung tâm lớn về kinh tế Ngày 25-10, Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức hội nghị cán bộ thành phố quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết số 16-NQ/T.Ư của Bộ Chính trị (khóa XI) về phương hướng, nhiệm vụ phát triển TP Hồ Chí Minh đến năm 2020.Đồng chí Lê Thanh Hải, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy chủ trì hội nghị.Hội nghị quán triệt mục tiêu xây dựng thành phố trở thành một trung tâm lớn về kinh tế, văn hóa, giáo dụcđào tạo, khoa học công nghệ, đầu mối giao lưu và hội nhập quốc tế; là đầu tàu, động lực, có sức thu hút và có sức lan tỏa lớn của vùng kinh tế trọng điểm phía nam và có vị trí chính trị quan trọng của cả nước. TP Hồ Chí Minh cần tiếp tục phát huy truyền thống cách mạng vẻ vang, kiên định con đường xã hội chủ nghĩa, nỗ lực phấn đấu, chủ động nắm bắt thời cơ, vượt qua thách thức, giữ vững ổn định chính trị - xã hội, bảo đảm an ninh, quốc phòng. Thực hiện cơ cấu lại nền kinh tế, đổi mới mô hình và nâng...... 09:56 | 26/10/2012
Phát huy truyền thống vẻ vang xây dựng quê hương giàu đẹp, văn minh May hàng xuất khẩu ở Công ty cổ phần may Sông Hồng (Nam Định). Là vùng đất cổ từ thời Hùng Vương, Nam Định còn là đất phát tích và gắn liền suốt 175 năm trị vì của vương triều Trần, một trong những triều đại hưng thịnh nhất của lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta.Mùa xuân năm Nhâm Tuất (1262), cách đây tròn 750 năm, Thái Thượng hoàng Trần Thái Tông cùng với quan gia ngự về hương Tức Mặc, ban chiếu thăng hương Tức Mặc thành phủ Thiên Trường, bao gồm miền hữu ngạn hạ lưu sông Hồng (nay thuộc tỉnh Nam Định) và một phần tả ngạn thuộc huyện Thư Trì - phủ Kiến Xương (nay thuộc tỉnh Thái Bình). Trong đó, Tức Mặc là thủ phủ. Từ đây, Thiên Trường trở thành trung tâm quyền lực của đất nước, vị thế chỉ sau kinh thành Thăng Long và được coi là thành trì vững bền của Nhà nước Đại Việt. Trong các cuộc kháng chiến chống quân Nguyên - Mông xâm lược, nhà Trần đã huy động được sức mạnh của cả dân tộc đánh bại kẻ thù hung bạo nhất...... 09:22 | 30/09/2012
Quy định mới về An toàn thực phẩm giảm 90% chi phí hành chính Những quy định mới này được các doanh nghiệp mong đợi từng giờ và được đánh giá là cuộc “cách mạng” trong quản lý an toàn thực phẩm. Đặc biệt, những quy định này có hiệu lực ngay lập tức kể từ ngày ký 2/2/2018.... 13:29 | 28/02/2018
Bắc bộ nắng gián đoạn, Nam bộ có mưa trái mùa về chiều tối Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương, ngày 24/1, trường gió Tây khô trên cao yếu đi nên các tỉnh miền Bắc nắng gián đoạn, nhiệt độ vẫn ở mức cao; Nam bộ ngày trời nắng, về chiều tối có mưa rào vài nơi, một số nơi ở Bình Phước, Tây Ninh, An Giang, Kiên Giang có mưa trái mùa cục bộ lượng khá.... 10:37 | 24/01/2018