Thứ 2, 30/09/2024 11:24 [(GMT +7)]

Tìm thấy 12065 kết quả với từ khoá "nhà tạm"

Cá tầm lên núi

tầm lên núi

Lồng cá thử nghiệm với 1.000 con được thả từ tháng 5/2011. Khi mới nuôi theo quy trình kỹ thuật, không ít người dân tò mò đến xem và họ ngạc nhiên khi thấy cách nuôi cá tầm khác hẳn với chăn thả thông thường. Theo anh Khiêm, cán bộ kỹ thuật, qua nuôi cá tầm đã hướng dẫn cho bà con cách nuôi khoa học. Nuôi cá ngay từ thức ăn, giờ ăn cũng được lập thành quy trình, vì thế phải cắt cử hẳn một cán bộ chuyên môn để theo dõi, ghi chép từng ngày. Qua 10 tháng, trung bình cá đã đạt 1,8 kg một con. Anh Khiêm cho biết, vì mới nuôi, chưa nhiều kinh nghiệm, nguồn thức ăn ở xa nên quy trình chưa chặt chẽ, thế nhưng xét về hiệu quả kinh tế, cá tầm hơn hẳn các giống cá khác bởi khả năng chịu lạnh, lớn nhanh và sạch bệnh. Sau 10 tháng từ những con cá tầm bé tẹo như ngón tay đã lớn vổng bằng bắp tay thợ cày. Cái lạ nữa là cá tầm chỉ di chuyển nhẹ nhàng, đánh bắt dễ, nếu nước nông chỉ dùng tay khua đã có thể tóm được. Theo cách tính của anh Khiêm, lồng cá này nếu xuất hết cũng phải được vài trăm triệu đồng có thể bù đắp được chi phí bỏ ra. Một tin vui nữa đến với cá tầm. Tại cuộc hội thảo đánh giá về tiềm năng nuôi cá tầm ngày 21/3/2012 vừa qua, các nhà khoa học hàng đầu về cá tầm của Viện nghiên cứu Thủy sản 1 Trung ương đã thống nhất, cá tầm Seberi bước đầu phù hợp với điều kiện chăn thả ở Lạng Sơn. Nếu mô hình được nhân rộng thì Suối Mơ sẽ là địa điểm lý tưởng phát triển nuôi cá tầm. Với tiềm năng nước lạnh xứ Lạng có thể nhân thành hàng trăm điểm nuôi cá. Như vậy, mỗi năm Lạng Sơn sẽ có cả trăm tấn cá tầm thương phẩm góp phần làm giàu cho nhân dân....