Khi người lính giúp dân xây làng mới Trong khi nhiều đơn vị chủ lực của Quân đội thường xuyên làm nhiệm vụ huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu còn đang trăn trở về phương pháp tổ chức và thực hiện phong trào thi đua "Quân đội chung sức xây dựng nông thôn mới (NTM)" do Bộ Quốc phòng phát động, thì cán bộ, chiến sĩ Sư đoàn 316 (Quân khu 2) đã có nhiều cách làm sáng tạo, mang lại hiệu quả cao.... 08:05 | 31/10/2013
Làng Chuông âm thầm giữ hồn nón Việt Chiếc nón lá từ bao đời nay đã gần gũi, quen thuộc đối với người phụ nữ Việt Nam, chẳng hề phân biệt giàu - nghèo, hèn - sang, từ người nông dân đến các thiếu nữ nơi đô thị. Trải qua thời gian và đổi thay của đời sống, nhưng những chiếc nón vẫn theo các bà, các mẹ, các chị hằng ngày không chỉ che mưa, che nắng mà còn tạo nên cái "duyên" rất đặc sắc, trở thành nét văn hóa của dân tộc Việt, làm ngỡ ngàng bao du khách nước ngoài. Bởi những lý do đó mà có một ngôi làng ngày đêm vẫn đang âm thầm gìn giữ hồn của nón Việt. Ðó là làng Chuông.... 10:23 | 19/09/2013
Xây dựng nông thôn mới ở Chi Lăng Về xã Chi Lăng những ngày này, đi trên con đường làng, vào từng ngõ, xóm đều thấy sự đổi thay đến ngỡ ngàng. Những ngôi nhà xây kiên cố đã hiện diện ở mỗi bản làng. Những dãy núi đá vôi, trọc lốc của một thời nay đã được phủ xanh nhờ những vườn cây trĩu quả.... 10:30 | 11/06/2013
Xây chợ bỏ hoang, lãng phí tiền tỷ Người dân xã Trường Xuân, huyện Đác Song bức xúc vì chợ bỏ hoang trong khi người dân không có chỗ để buôn bán. Trong quá trình đầu tư xây dựng chợ nông thôn, tỉnh Đác Nông chưa quan tâm đúng mức công tác quy hoạch, quản lý, quyền dân chủ của nhân dân chưa được phát huy nên đến nay trên địa bàn toàn tỉnh có tới chín chợ nông thôn được đầu tư xây dựng xong rồi... bỏ hoang, gây lãng phí hàng tỷ đồng ngân sách nhà nước và bức xúc trong nhân dân.Chín chợ trên địa bàn tỉnh bị bỏ hoang trong nhiều năm qua, có những chợ được đầu tư xây dựng với nguồn kinh phí lớn như chợ xã vùng sâu Đác Ru, huyện Đác R’lấp, được xây dựng hoàn thành vào cuối năm 2010, với tổng kinh phí đầu tư xây dựng hơn năm tỷ 662 triệu đồng, nhưng bị bỏ hoang từ đó đến nay. Hay như chợ xã biên giới Quảng Trực, huyện Tuy Đức, có diện tích xây dựng 135,6 m2, được xây dựng hoàn thành vào cuối năm 2011 với tổng vốn đầu tư một tỷ 369 triệu...... 15:18 | 04/02/2013
Chi Lăng: Sâu gai làm rầu lòng dân LSO - Trong những ngày đầu tháng 5 này, sâu gai hại ngô đang lan trên diện rộng ở huyện Chi Lăng. Đặc biệt các xã phía Bắc mật độ sâu khá lớn và đang tàn phá những cây ngô đang sắp vào giai đoạn trỗ cờ. Nếu không có biện pháp phòng chống hữu hiệu chắc chắn năng suất ngô trên địa bàn toàn huyện sẽ giảm.... 17:35 | 08/05/2014
Văn Lãng khẩn trương thu hoạch lúa xuân LSO- Đến huyện Văn Lãng vào những ngày này, trên khắp các cánh đồng những trà lúa xuân đang chín rộ như một thảm lụa vàng óng ả. Tranh thủ thời tiết thuận lợi, bà con nông dân đang khẩn trương thu hoạch lúa xuân, vệ sinh đồng ruộng, làm đất, chuẩn bị các điều kiện cho sản xuất vụ mùa. Nông dân huyện Văn Lãng khẩn trương thu hoạch lúa mùaCòn nhớ vụ mùa năm 2011, do thời tiết diễn biến phức tạp, một số địa phương, trong đó có huyện Văn Lãng, nhiều diện tích lúa bị mất mùa. Vì vậy, vụ xuân năm nay, lúa sinh trưởng phát triển tốt, được mùa nên bà con nông dân rất phấn khởi. Tranh thủ phơi bao thóc vừa gặt về, bác Nguyễn Thị Huệ, thôn Kéo Phầu, xã Hoàng Việt vui vẻ cho biết: vụ xuân năm nay, gia đình bác gieo cấy được 4 sào. Do thường xuyên được cán bộ chuyên môn hướng dẫn về cách chăm sóc, bảo vệ đồng ruộng nên ngay sau khi gieo cấy, bác thường xuyên kiểm tra, thăm đồng. Khi phát hiện sâu, rầy các loại xuất hiện hại lúa, gia...... 15:22 | 26/07/2012
Tìm "đầu ra" cho sản phẩm làng nghề Tạo hình cho sản phẩm gốm sứ ở làng nghề Bát Tràng (Gia Lâm, Hà Nội) Hiện cả nước có 4.575 làng nghề, góp phần tạo việc làm cho hơn 11 triệu lao động nông thôn, trong đó có địa phương thu hút hơn 60% lao động. Nhiều nông dân đã giàu lên từ các làng nghề. Tuy nhiên, hiện nay hầu hết các làng nghề đang lâm vào cảnh "thoái trào", cần hướng đi mới để phát triển bền vững.Làng nghề bỏ nghềLàng nghề Bát Tràng (Gia Lâm, Hà Nội) vốn nổi tiếng là phát triển tốt và thích ứng nhanh với cơ chế thị trường, kim ngạch xuất khẩu luôn dẫn đầu các làng nghề trong cả nước, nhưng hiện tại, lượng khách mua hàng cũng sụt giảm, nhiều đơn hàng bị cắt, lượng hàng tồn kho cao. Theo Hiệp hội gốm sứ Bát Tràng, nếu trước đây làng gốm sứ giải quyết việc làm cho khoảng 6.000 lao động thì giờ đây con số đó chỉ còn một nửa. Nổi tiếng không kém Bát Tràng là làng lụa Vạn Phúc (Hà Đông, Hà Nội). Với bề dày truyền thống gần 1.200 năm tuổi, lụa Vạn Phúc đẹp...... 08:58 | 15/06/2012
Chuyện làm giàu của nông dân làng Hạ Nông dân huyện Hạ Hòa thu hoạch chè. Là một vùng quê nghèo của huyện Hạ Hòa, trong những năm gần đây Ấm Hạ ( Phú Thọ) đã có nhiều khởi sắc trong đời sống kinh tế và văn hóa. Đói nghèo, gian khó đã nhường chỗ cho cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Cùng chung tay làm nên diện mạo mới cho quê hương là sự năng động của những nông dân đang hòa mình trên con đường thoát nghèo.Là xã thuần nông, Ấm Hạ có tỷ lệ nông dân chiếm tới 90%. Những năm trước đây, số đông người dân đã rời quê hương đi làm thuê ở nơi khác hay xuất khẩu lao động. Chỉ còn lại một số ít nông dân ở lại lập nghiệp. Ngày đầu lập nghiệp, họ đứng trước nhiều khó khăn thử thách: không được học hành đầy đủ, nên kiến thức và tư duy lập nghiệp hạn chế, cộng với khó khăn về vốn, điều kiện sản xuất...Những năm qua, Đảng bộ xã đã tập trung chỉ đạo công tác thủy lợi, đẩy mạnh thâm canh, tăng vụ theo hướng sản xuất hàng hóa, tích cực chuyển dịch cơ cấu cây...... 09:46 | 12/05/2011
Nông nghiệp Xứ Lạng: Năm trọn niềm vui LSO-Năm 2012, tổng sản lượng lương thực của Lạng Sơn lần đầu tiên vượt qua con số 300 nghìn tấn, dự ước tăng trưởng cả năm của toàn ngành nông nghiệp đạt 4,45%, vượt khá xa với mục tiêu đề ra. Nông dân xã Đồng Bục, huyện Lộc Bình thu mùa, làm đôngCòn nhớ cách đây 2 năm, khi trao đổi về việc đưa ngô xuống ruộng hạn và chuyển dịch cơ cấu giống lúa, bố trí lại mùa vụ, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Nông Ngọc Tăng khẳng định: Lạng Sơn muốn đạt ổn định trên 300 nghìn tấn lương thực/năm thì chỉ cần áp dụng triệt để những biện pháp đó. Thời điểm đó, tổng sản lượng lương thực hàng năm của Lạng Sơn vẫn chỉ ngấp nghé ở mức 270-280 nghìn tấn/năm. Đến năm 2011, nhà nông chịu tổn thất khá nặng nề khi mà trong vụ mùa do chậm chuyển dịch cơ cấu giống và cơ cấu mùa vụ, toàn tỉnh đã mất hơn 37.000 tấn lương thực bởi hạn và rét cuối vụ. Đây có thể coi là một ví dụ điển hình, minh chứng cho sự thiếu ổn định của tập quán canh tác...... 10:55 | 13/11/2012
Văn Lãng: Hối hả sản xuất đông xuân Đối với vụ xuân, hiện nay công tác chuẩn bị vật tư nông nghiệp đã được chuẩn bị đầy đủ. Ông Chu Minh Tuấn, Trạm trưởng Trạm khuyến nông huyện cho biết: vụ xuân sắp tới Trạm vẫn tiếp tục thực hiện cung ứng giống, chủng loại dự kiến sẽ phong phú hơn với cả lúa lai và lúa thuần chất lượng cao. Đồng thời tiếp tục đẩy mạnh việc áp dụng kỹ thuật gieo thẳng bằng giàn kéo tay vào sản xuất. Theo thống kê của Phòng NN&PTNT, vụ xuân năm trước tỷ lệ sử dụng lúa lai trong toàn huyện đã lên đến 38%, đây là con số rất đáng mừng, chứng tỏ hiệu quả chương trình trợ giá giống lúa lai của huyện và chuyển biến về nhận thức của người dân. Năm nay dự kiến tỷ lệ sẽ tiếp tục tăng cao và đây sẽ chính là điểm nhấn quan trọng cho chuyển dịch cơ cấu giống và cũng là điều kiện để Văn Lãng chuyển dịch cơ cấu mùa vụ, chuyển sang làm mùa sớm trong vụ sau.... 10:15 | 09/11/2012