Nông Văn Hữu - Người có duyên với môn võ Wushu LSO-Năm 2011, cậu học trò vùng biên giới có tên là Nông Văn Hữu đã trúng tuyển vào lớp năng khiếu tập trung môn Wushu của Trung tâm Huấn luyện và Thi đấu (HL&TĐ) Thể dục Thể thao (TDTT). Sau hơn 3 năm tham dự 10 giải Wu shu cấp khu vực, cấp quốc gia, vận động viên (VĐV) Hữu đã giành được 18 huy chương các loại.... 13:51 | 02/06/2017
Người thầy đặc biệt ở Trường Mầm non Thiện Kỵ LSO-Đặc thù của nghề giáo viên mầm non đòi hỏi các giáo viên tình yêu, sự chăm sóc của người mẹ đối với trẻ, đối với nữ đã khó, đối với nam càng khó hơn gấp bội. Thế nhưng thầy giáo Ngụy Như Hải Trường Mầm non xã Thiện Kỵ, huyện Hữu Lũng đã làm nên điều khác biệt.... 13:41 | 16/05/2017
Người đưa âm nhạc dân tộc đến với công chúng LSO- Đó là anh Trương Xuân Tự, Đoàn Nghệ thuật (ĐNT) ca múa nhạc tỉnh Lạng Sơn. Trong gần 6 năm công tác tại ĐNT tỉnh, với vai trò là một nhạc công, anh Tự đã nghiên cứu, sưu tầm và thể hiện thành công một số loại nhạc cụ dân tộc. Bằng lòng say mê, thổi hồn vào cây sáo trúc, anh đã giành được nhiều huy chương tại các hội diễn, liên hoan nghệ thuật ca múa nhạc chuyên nghiệp toàn quốc.... 08:40 | 09/08/2016
Thiếu tá Lê Xuân Hòe - Người thủ lĩnh tiêu biểu LSO-Ngày 25/3/2015 vừa qua, thiếu tá Lê Xuân Hòe, Bí thư Đoàn Thanh niên Công an tỉnh Lạng Sơn vinh dự là 1 trong 20 thanh niên Toàn quốc được nhận giải thưởng “Thanh niên công an tiêu biểu” lần thứ V do Bộ trưởng Bộ Công an trao tặng.... 10:51 | 08/04/2015
Nỗ lực thoát nghèo của người đàn ông tật nguyền LSO-Cơ thể không lành lặn, sống trong một gia cảnh khốn khó nhưng nhiều năm qua, ông Lường Văn Thỉu, dân tộc Tày, ở tại thôn Nam Hương I, xã Tân Hương, huyện Bắc Sơn đã vượt qua mặc cảm, vươn lên trong cuộc sống.... 09:51 | 01/04/2015
Người bí thư chi bộ được Đảng tin, dân mến LSO-Trong nhiều năm công tác, trải qua nhiều cương vị khác nhau, ông Triệu Văn Tích - Bí thư Chi bộ thôn Khòn Mu, xã Khuất Xá, huyện Lộc Bình luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, được Đảng ủy và quần chúng nhân dân tin yêu, quý mến. Với ông, chỉ có sự nhiệt tình, chất phác, mọi việc đều hướng đến tập thể thì làm việc gì cũng sẽ thành công.... 13:34 | 16/01/2014
Người cán bộ lão thành của quê hương cách mạng LSO-Được sự chỉ dẫn của cán bộ UBND xã Quỳnh Sơn, huyện Bắc Sơn, chúng tôi có dịp đến ngôi nhà của ông Dương Công Chiến, vị lão thành cách mạng, người con tiêu biểu của mảnh đất khởi nghĩa Bắc Sơn.... 13:20 | 07/11/2013
Cảm phục nghị lực của cô gái liệt nửa người Trong suốt cuộc trò chuyện với chị, tôi không hề thấy ở chị có một sự thất vọng nào, trái lại chị luôn vui vẻ, bằng lòng với những gì mình đang làm. Số phận không cho chị được đi lại, suốt hơn hai mươi năm qua chỉ nằm một chỗ trên giường, nhưng tạo hóa lại cho chị một đôi tay khéo léo, cùng với nghị lực phi thường của một người khao khát được làm việc, chị đã “đứng vững” được trên chính đôi tay của mình.... 11:07 | 19/12/2012
Chuyện về một người phụ nữ "sống chung" với HIV Sinh ra và lớn lên trong một gia đình có hoàn cảnh khó khăn, là chị của 2 cô em gái, nhưng khi chị H được 7 tuổi, bố bỏ đi theo một người đàn bà khác một mình mẹ tự xoay xở với 3 đứa con gái nhỏ. Theo thời gian, những gánh nặng gia đình cũng làm người mẹ mệt mỏi, rồi bỏ lại 3 đứa con cho ông bà và đi bước nữa (lúc đó em út chị mới chập chững biết đi). Dù mới lên 7 tuổi nhưng trong suy nghĩ của chị lúc nào cũng phải gương mẫu để chăm sóc cho 2 đứa em. Khi 2 người em khôn lớn cũng là lúc chị quyết định xây dựng gia đình với một người con trai đất Hà thành. Tưởng rằng cuộc sống cứ thế êm đềm hạnh phúc trôi đi để bù đắp tuổi thơ đã quá nhiều cực khổ, nhưng niềm hạnh phúc đó đã không tồn tại bởi khi chị nhập viện sinh đứa con đầu lòng cũng là lúc chị phát hiện mình có kết quả xét nghiệm HIV dương tính. Chị tâm sự: May mắn lớn nhất trong cuộc đời chị là đứa con sinh ra không bị nhiễm HIV từ bố mẹ. Khi con được 2 tuổi thì chồng chị chết vì suy kiệt sức khoẻ, cùng lúc đó những bệnh nhiễm trùng cơ hội bắt đầu tấn công chị nhưng chị vẫn phải gượng sống vì bên cạnh còn có đứa con quá nhỏ mới có 3 tuổi. Cuối năm 2005, Dự án Life Gap được triển khai tại Lạng Sơn, Bệnh viện Đa khoa tỉnh đã hỗ trợ cho chị 30 liều thuốc đầu tiên, cuộc đời- cũng như sức sống của chị được tái sinh lần nữa, chị khoẻ lên trông thấy, những ánh mắt tò mò, thái độ kỳ thị của xã hội đã không còn làm chị quan tâm và dằn vặt như trước. Chị quyết định tham gia sinh hoạt vào CLB Hoa Hồi của những người có cùng cảnh ngộ. Từ khi tham gia CLB, chị có thêm nhiều nguồn động viên, an ủi. Không còn những ngày nằm buồn tủi, than thân trách phận, chị tích cực cùng các bạn trong nhóm đồng đẳng tiếp cận và vận động những người có HIV vào CLB để họ cũng có được niềm tin và sức sống mới như chị. Nhóm đồng đẳng của chị đã đi tiếp cận và vận động được hơn 100 người nhiễm HIV vào sinh hoạt tại CLB trên phạm vi toàn tỉnh. Tổ chức sân chơi chung cho những trẻ em bị nhiễm và bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS nhân các ngày lễ, tết trong năm… Nhìn những nụ cười hồn nhiên của các cháu, chị thấy ấm lòng.... 09:45 | 30/11/2012
Lương y Phạm Văn Khang, người bác sĩ tài hoa Là học trò của vị giáo sư y học cổ truyền tài ba Nguyễn Tài Thu, bác sĩ Phạm Văn Khang đã có những năm tháng dài theo học và làm việc tại thủ đô Hà Nội với người thầy của mình tại Hội y học cổ truyền Việt Nam. Trở về quê hương Lạng Sơn, với đam mê, mong muốn được mang kiến thức y học của mình điều trị cho nhân dân, bác sĩ Khang đã mở một cơ sở điều trị bằng phương pháp y học cổ truyền tại nhà mình số 62, đường Lê Hồng Phong, phường Tam Thanh – thành phố Lạng Sơn. Bệnh nhân đến nhà anh điều trị mỗi người một bệnh, vậy mà đối với bác sỹ Khang cùng những cây kim thần kỳ nhỏ bé và kiến thức sâu rộng về châm cứu đã cứu chữa rất nhiều bệnh nhân mà không dùng đến thuốc tây như bệnh viêm đa khớp dạng thấp (thấp khớp), tai biến mạch máu não…Ngoài trực tiếp điều trị bệnh, anh còn giảng dạy, hướng dẫn truyền đạt kiến thức và kinh nghiệm của mình cho những người đam mê và theo học y học cổ truyền. Đối với bác sỹ Khang, y đức luôn được anh đặt lên hàng đầu, việc cứu chữa người bệnh là một trách nhiệm cao cả luôn được anh nghiên cứu và làm việc hết mình đối với mỗi người bệnh. Là một bác sĩ, nhưng ngoài giờ làm việc, bác sĩ Khang lại là một nghệ sĩ ghita, một “ca sĩ” của công chúng, anh mang tiếng đàn, tiếng hát của mình có thể ở bất cứ nơi đâu, trong những đơn vị quân đội hay những quán cà phê ấm áp, những buổi khai trương của một đơn vị kinh doanh… Dường như ở đâu anh cũng cống hiến hết mình cho công chúng những tài hoa của mình. Bác sĩ Phạm Văn Khang quan niệm: con người ai cũng có bệnh lý, người bị bệnh gì thì cũng trị được bệnh chính bằng “tâm” của mình.... 09:10 | 20/12/2011