Làm giàu trên mảnh đất quê hương LSO-Sinh năm 1970 trong một gia đình thuần nông nghèo, lại đông anh em, anh Triệu Chằn Quý dân tộc Dao, thôn Khuổi Lầy, xã Mẫu Sơn (Lộc Bình) chỉ học đến lớp 3, nhưng với quyết tâm không chịu khuất phục trước cái đói, cái nghèo anh đã thành công và làm giàu trên chính mảnh đất quê hương bằng mô hình chăn nuôi, trồng cây ăn quả và trồng rừng.... 09:17 | 11/04/2013
Làm giàu bằng dịch vụ vận tải LSO-Mặc dù mất 61% sức khỏe song ông Hoàng Văn Luận, khối 11, phường Vĩnh Trại, thành phố Lạng Sơn vẫn tích cực cùng gia đình phát triển kinh tế. 15 năm qua, ông liên tục được tín nhiệm bầu làm Chủ nhiệm Hợp tác xã vận tải Đoàn Kết (số 9, đường Ngô Quyền, phường Vĩnh Trại) - một trong những đơn vị đứng đầu tỉnh về số lượng xe cũng như lưu lượng các tuyến vận hành.... 09:24 | 03/04/2013
Bác Khoát làm giàu từ chăn nuôi LSO-Ở thôn Liên Phương, xã Đồng Tiến, huyện Hữu Lũng có nhiều tấm gương vượt khó vươn lên trong phát triển kinh tế. Trong đó, điển hình là bác Lê Thế Khoát với nhiều cách làm khoa học, sáng tạo, cùng với sự chịu thương, chịu khó, bác Khoát đã rất thành công trong xây dựng mô hình chăn nuôi gà đồi và nuôi lợn thịt. Các hộ nông dân đến học tập kinh nghiệm chăn nuôi lợn của gia đình bác KhoátTừ năm 2007 trở về trước, cũng giống như bao hộ dân trong thôn, gia đình bác Khoát chủ yếu trồng chè, sắn và một số cây hoa màu khác nên quanh năm lam lũ.Trước thực tế đó, nhận thấy tiềm năng đất đồi sẵn có, vườn tược rộng rãi nên bác đã suy nghĩ, tìm cách thay đổi phương thức làm ăn sao cho có hiệu quả kinh tế hơn để tăng thu nhập, cải thiện cuộc sống. Nhận thấy việc nuôi gà đồi rất thích hợp với vùng đất nơi đây nên sau khi học hỏi được kinh nghiệm ở một số địa phương, năm 2007, bác và một số hộ dân trong thôn đã mạnh...... 10:11 | 07/12/2012
Làm giàu từ những búp chè xanh LSO-Chị Hoàng Thị Chiêm sinh năm 1960, quê gốc ở xã Vân Mộng, huyện Văn Quan. Cách đây hơn 20 năm, chị vào huyện Đình Lập làm công nhân tại Nông trường chè Thái Bình (nay là Công ty Cổ phần chè Thái Bình). Gia đình chị là một trong những hộ có diện tích đất chè nhiều nhất trong vùng và đã làm giàu từ những cây chè. Tiếp chuyện chúng tôi, chị Chiêm tâm sự: năm 2007, chị vẫn tiếp tục nhận đất đồi để trồng chè, hiện gia đình chị có tổng diện tích 5.000 m2 đất chè, trong đó: 1.500 m2 đất chè Trung du và 3.500 m2 đất chè giống mới Ngọc Thúy. Trước đây gia đình chị chỉ trồng chè Trung du, hiệu quả kinh tế không cao lắm, năng suất khoảng 12 tấn chè tươi/ha, giá dao động quanh 8.000 đồng/kg, từ ngày Công ty Cổ phần chè Thái Bình đưa giống chè Ngọc Thúy mới về, năng suất cao hơn (15 tấn/ha) nên hiệu quả kinh tế từ cây chè cũng cao hơn nhiều. Nhờ vậy mà đời sống của nhiều gia đình trong đó có gia đình chị ngày một khá...... 09:59 | 14/11/2012
Làm giàu từ thú chơi thanh cảnh LSO-Ở xã Vũ Lễ nói riêng và huyện Bắc Sơn nói chung, nhiều người biết đến ông Nguyễn Văn Quyền, một lão nông, một cựu chiến binh đã gần đến cái tuổi “xưa nay hiếm” nhưng hàng ngày vẫn cặm cụi tỉa cành, tạo thế cho cây. Ông làm việc đó đã bao năm nay với tất cả niềm say mê thú chơi thanh cảnh. Và niềm say mê đó đã đem đến cho ông và gia đình một cuộc sống khá giả với hàng trăm cây xanh trị giá hàng tỷ đồng thường trực trong vườn nhà.Sinh năm 1946, năm 23 tuổi, ông Quyền lên đường nhập ngũ, tham gia chiến đấu tại Sư đoàn 571, Quân khu Trị Thiên. Sau 9 năm quân ngũ, ông chuyển ngành về Lâm trường Bắc Sơn. Năm 1981, được Nhà nước phân hơn 4 sào đất, ông vừa công tác vừa trồng rừng và các loại cây ăn quả để có thêm thu nhập. Trong quá trình trồng rừng, ông rất thích thú với các loại cây cảnh và bắt đầu lấy cây ở rừng về trồng. Năm 1991, nghỉ hưu, ông dành thời gian tìm hiểu, nghiên cứu về cách trồng...... 10:31 | 14/09/2012
Người nông dân quyết chí làm giàu LSO-Từ một gia đình nghèo vươn lên làm giàu chính đáng bằng mô hình phát triển chăn nuôi và trồng trọt, hiện nay gia đình anh Hoàng Văn Đào, thôn Bản Mặn, xã Xuân Mãn, huyện Lộc Bình có mức thu nhập gần 70 triệu đồng/năm, trở thành một hộ nông dân làm kinh tế giỏi của xã. Nhìn ngôi nhà khang trang khó ai có thể tin, chỉ cách đây 7 năm về trước, gia đình anh Hoàng Văn Đào là hộ nghèo. Nhờ thay đổi cách nghĩ, cách làm, anh đã quyết định trồng rau màu kết hợp chăn nuôi lợn, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi hợp lý. Hàng năm, trên diện tích 4 sào đất ruộng anh đã chuyển đổi trồng các loại rau màu dễ bán trên thị trường như cà chua, súp lơ, hành lá, cải ngồng, cải ngọt... Trước khi trồng anh tìm hiểu kỹ thuật chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh cho cây rau nên rau của anh lúc nào cũng đảm bảo về chất lượng, được các tư thương trong huyện và ngoài tỉnh ưa chuộng. Khác với những gia đình trong thôn, chỉ trồng rau vào lúc chính...... 08:27 | 17/11/2011
Làm giàu từ hai bàn tay trắng LSO-Ông Lộc Văn Liệu thôn Pò Vèn, xã Đồng Bục, huyện Lộc Bình là một nông dân cần cù lao động và làm giàu nhờ kết hợp mô hình chăn nuôi và trồng trọt, có mức thu nhập từ 80 đến 100 triệu đồng/năm. Ông là một nông dân sản xuất kinh doanh giỏi của xã và huyện. Xuất thân trong một gia đình làm nông nghiệp lâu năm, ông Lộc Văn Liệu đã có không ít kinh nghiệm trong việc sản xuất lúa, trồng màu, chăn nuôi và trồng rừng. Từ chỗ không có đồng vốn để sản xuất, năm 1994 thông qua Hội Nông dân xã, ông được vay 500.000 đồng từ Ngân hàng CSXH huyện. Với sự cần cù chịu khó và năng động trong cách nghĩ, cách làm ông đã nuôi lợn thịt, cho xuất chuồng 12 con/năm, ngoài ra ông trồng 3 sào dưa hấu. Bằng số vốn và lãi quay vòng từ chăn nuôi, trồng trọt, nắm bắt được thị trường mua bán lợn giống năm 2004 ông đã mở rộng quy mô chăn nuôi, nuôi thêm 2 con lợn nái, mỗi năm cho xuất chuồng 40 con lợn giống. Với số lãi tích...... 10:18 | 13/09/2011
Đảng viên trẻ nuôi chí làm giàu LSO-Những năm gần đây, phong trào thi đua lao động sản xuất kinh doanh giỏi ở xã Gia Cát, huyện Cao Lộc được đông đảo nhân dân và lực lượng đoàn viên thanh niên tham gia hưởng ứng. Nhiều gia đình đã mạnh dạn đầu tư hàng chục triệu đồng xây dựng cơ sở sản xuất, kinh doanh, góp phần tăng thu nhập, giải quyết việc làm cho nhiều lao động. Điển hình trong phong trào đó là anh Đoàn Hồng Hải, một đảng viên trẻ ở thôn Liên Hoà, xã Gia Cát. Năm 2001, sau khi tốt nghiệp THPT, Hải theo học nghề cơ khí tại Trường Cao đẳng nghề Công nghệ - Nông lâm Đông Bắc, huyện Hữu Lũng. Ra trường, bạn bè cùng lớp đều chọn cho mình nơi làm việc ở các doanh nghiệp, nhưng Hải lại chọn con đường quay về quê hương lập nghiệp. Nhận thấy nhu cầu thị trường dùng gạch bê tông trong xây dựng ngày càng nhiều, năm 2006, sau khi vay được vốn của Ngân hàng CSXH huyện Cao Lộc và được gia đình, người thân giúp đỡ, anh đã đầu tư 300 triệu đồng mua 2 máy ép gạch...... 10:25 | 02/09/2011
Người thương binh quyết chí làm giàu LSO-Đó là ông Hướng Văn Thái 61 tuổi, dân tộc Nùng ở thôn Bến Lường, xã Minh Sơn, huyện Hữu Lũng. Nhập ngũ năm 1972, ông đã từng tham gia nhiều chiến dịch lớn ở miền Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, là thương binh 4/4. Năm 1976 xuất ngũ về địa phương, ông tham gia gánh vác nhiều việc cho làng cho xã: Bí thư đoàn thanh niên đến phó chủ nhiệm, chủ nhiệm hợp tác xã, rồi trưởng thôn Bến Lường. Ở cương vị công tác nào ông cũng hoàn thành tốt nhiệm vụ, được tặng nhiều bằng khen, giấy khen. Năm 2004 ông nghỉ không tham gia công việc làng xã và tập trung vào xây dựng kinh tế gia đình. Nghe đài, đọc báo nói về những tấm gương làm kinh tế giỏi ở các nơi ông mê lắm. Sau bao ngày đêm trăn trở, suy nghĩ cuối cùng ông chọn mô hình VACR, mà C là “mũi nhọn”. Được vợ con ủng hộ, ông đã dồn tất cả vốn liếng của gia đình tích cóp được trong nhiều năm qua để thực hiện việc này. Việc đầu tiên là thuê máy ủi...... 08:09 | 22/07/2011
Một phụ nữ biết cách làm giàu LSO-Chị Đổng Thu Hiền, 34 tuổi ở thôn Nà Súng, xã Vĩnh Lại, huyện Văn Quan được người dân quanh vùng biết đến là một phụ nữ năng động, sáng tạo trong việc phát triển kinh tế hộ gia đình.Trước đây, giống như bao gia đình nông dân miền núi khác chỉ sống nhờ vào mấy sào ruộng cạn nên vất vả mà vẫn thiếu thốn đủ bề. Năm 1999 gia đình chị Hiền chuyển vào miền Nam sinh sống với hy vọng tìm một cuộc sống mới. Sau gần 2 năm nếm trải bao cực khổ nơi đất khách quê người mà vẫn không khấm khá hơn, vợ chồng chị quyết định trở về lập nghiệp trên chính mảnh đất quê hương mình. Về quê, chị bắt đầu vay vốn ngân hàng mua 40 con lợn giống. Thời điểm đó việc vay vốn ngân hàng để nuôi 40 con lợn giống là khá mạo hiểm, thế nhưng may mắn đã không mỉm cười với sự mạnh dạn của vợ chồng chị khi 2 lần liên tiếp đàn lợn 80 con của chị chết toàn bộ vì dịch lở mồm long móng. Mất trắng cả vốn lẫn lãi, lại mang...... 08:44 | 11/03/2011