Thứ 2, 25/11/2024 08:33 [(GMT +7)]

Tìm thấy 37699 kết quả với từ khoá "kỳ họp tứ 7"

TÌM HIỂU HIẾN PHÁP SỬA ĐỔI: Tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối cơ bản của Đảng đối với các dân tộc thiểu

TÌM HIỂU HIẾN PHÁP SỬA ĐỔI: tưởng Hồ Chí Minh và đường lối cơ bản của Đảng đối với các dân tộc thiểu

Việt Nam là quốc gia đa dân tộc và đa tôn giáo; với 90 triệu người. Dân tộc Kinh là dân tộc đa số với hơn 85%, 53 dân tộc còn lại chỉ chiếm hơn 14% tổng dân số cả nước, gọi chung là các dân tộc thiểu số. Mỗi dân tộc có tiếng nói, phong tục tập quán, bản sắc văn hóa riêng. Chính điều đó làm nên đặc điểm văn hóa Việt Nam thống nhất trong đa dạng, giàu bản sắc. Trong 63 tỉnh, thành phố trực thuộc T.Ư, có 52 tỉnh, thành phố có dân tộc thiểu số cư trú tập trung theo cộng đồng; mà tập trung đông nhất ở vùng miền núi, trung du (chiếm 2/3 tổng diện tích đất liền Việt Nam) và Nam Bộ nước ta. Đa số các vùng cư trú từ lâu đời của các dân tộc thiểu số lại là vùng căn cứ địa cách mạng trong suốt hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ trước đây; là vùng miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng biên cương của Tổ quốc. Đó là những vùng giàu tiềm năng phát triển kinh tế và có vị trí hết sức trọng yếu về quốc phòng - an ninh của đất nước. Dù khác nhau về văn hóa, và trước đây cách xa nhau về nơi cư trú, nhưng các dân tộc lại có chung một Tổ quốc, một vận mệnh lịch sử quá trình dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam. Trong thư gửi Đại hội các dân tộc thiểu số phía nam ngày 19-4-1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết: "Đồng bào Kinh hay Thổ, Mường hay Mán, Gia Rai hay Ê Đê, Xê Đăng hay Ba Na và các dân tộc thiểu số khác, đều là con cháu Việt Nam, đều là anh em ruột thịt. Chúng ta sống chết có nhau, sướng khổ cùng nhau, no đói giúp nhau......