Việt Nam tham gia tích cực các khuôn khổ hợp tác trong khu vực Hội nghị Tương lai châu Á lần thứ 19 do báo Nikkei và Trung tâm nghiên cứu kinh tế Nhật Bản (JCER) tổ chức đã khai mạc tại thủ đô Tô-ki-ô ngày 23-5.... 07:22 | 24/05/2013
Tăng cường quan hệ hợp tác giữa các doanh nghiệp Việt Nam và Hungary Ngày 22/5, tại Hà Nội, Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp với Phòng Thương mại Hungary phối hợp tổ chức Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam – Hungary.... 08:47 | 23/05/2014
Việt Nam và Nhật Bản tăng cường hợp tác kinh tế và tư pháp Tiếp tục chương trình làm việc tại Nhật Bản, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã có cuộc gặp Chánh án Tòa án Tối cao Nhật Bản T.Hi-rô-nô-bu và Bộ trưởng Tư pháp T.Ma-cô-tô. Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định, các kết quả hỗ trợ và hợp tác của Tòa án Tối cao Nhật Bản trong 15 năm qua trong khuôn khổ dự án JICA đã góp phần nâng cao năng lực cho các cơ quan Tòa án Việt Nam trên nhiều phương diện, phù hợp với các yêu cầu cải cách tư pháp của Việt Nam.Việt Nam mong muốn Tòa án Tối cao Nhật Bản cùng với Bộ Tư pháp Nhật Bản sẽ tiếp tục hỗ trợ Việt Nam hoàn thiện hệ thống pháp luật dân sự - kinh tế, pháp luật tố tụng và đào tạo thẩm phán, kiểm sát viên và luật sư, nhất là đội ngũ luật sư công đủ khả năng đại diện cho Chính phủ tham gia giải quyết các tranh chấp quốc tế. Việt Nam đề xuất các cơ quan tư pháp của hai nước tăng cường hợp tác trong công tác tương trợ tư pháp về dân sự, thương mại...... 09:18 | 06/07/2012
Kiểm dịch thực vật: Hợp tác quốc tế bảo vệ sản xuất nông nghiệp LSO-Năm 2011, Chi cục Kiểm dịch thực vật vùng 7 đã tiến hành giám sát và phát hiện 11 loài ruồi đục quả tại các cửa khẩu trên địa bàn tỉnh. Việc giám sát, phát hiện và ngăn chặn kịp thời dịch hại không chỉ có ý nghĩa lớn trong việc bảo vệ sản xuất nông nghiệp trong nước, mà còn đảm bảo chất lượng nông sản, thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu nông sản hàng hóa với nước bạn. Kiểm dịch thực vật vùng 7 phối hợp với đơn vị kiểm dịch nước bạn phân tích các loại sinh vật gây hạiMỗi ngày có cả ngàn tấn nông sản các loại xuất nhập khẩu qua địa bàn tỉnh Lạng Sơn. Những chuyến hàng xuất nhập khẩu ấy là yếu tố quan trọng để thúc đẩy sản xuất nông nghiệp của cả nước phát triển theo quy mô sản xuất hàng hóa lớn. Tuy nhiên, nếu không kiểm tra, giám sát kỹ, một mặt, rất có thể hàng nông sản của ta không vượt qua được hàng rào kiểm dịch phía nước bạn; mặt khác, các loại sâu bệnh ngoại lai gây hại sẽ có điều kiện phát...... 09:07 | 06/06/2012
Thành lập Phân ban hợp tác kinh tế và thương mại Việt Nam - Áo Thủ tướng Chính phủ vừa ký Quyết định số 314/QĐ-TTg thành lập Phân ban Việt Nam trong Ủy ban Hỗn hợp về hợp tác kinh tế và thương mại Việt Nam - Áo. Theo đó, Thứ trưởng Kế hoạch và Đầu tư làm Chủ tịch Phân ban; cán bộ cấp vụ thuộc Vụ Quan hệ quốc tế, Văn phòng Chính phủ làm Thư ký Phân ban. Các thành viên thường trực của Phân ban gồm đại diện của các bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Ngoại giao, Tài chính, Công thương và Văn phòng Chính phủ. Chủ tịch Phân ban xem xét và mời một số đại diện các bộ, ngành liên quan tham gia tùy theo nội dung cụ thể của mỗi kỳ họp Ủy ban Hỗn...... 08:32 | 03/03/2011
Hợp tác khai thác nguồn lợi thủy sản: Niềm vui về với vùng biên Sông Kỳ Cùng bắt nguồn từ Lạng Sơn chảy qua Trung Quốc. Dòng chảy và mặt nước của con sông đã tạo điều kiện thuận lợi cho cư dân hai bên, nhất là khu vực biên giới khai thác nguồn lợi thủy sản chung. Thuận lợi là vậy nhưng cư dân biên giới hai nước vẫn chưa khai thác hết tiềm năng thế mạnh của nuôi trồng thủy sản. So với nhiều tỉnh trong khu vực, mức độ hưởng thụ nguồn lợi thủy sản, sử dụng thực phẩm thủy sản của người dân Lạng Sơn vẫn còn quá thấp. Trung bình mỗi năm toàn tỉnh đánh bắt được 1.200 đến 1.300 tấn cá, chia theo bình quân số cá ấy thì mỗi người dân được hưởng nguồn lợi thủy sản quá ít. Khu tự trị Dân tộc Choang Quảng Tây, Trung Quốc tiếp giáp với Lạng Sơn, mặc dù trình độ chăn thả tiên tiến hơn nhưng do diện tích mặt nước hạn chế, dân số đông nên mức độ hưởng thụ thực phẩm từ cá cũng không khá hơn ta là mấy. Vì vậy, việc quan tâm khai thác nguồn lợi thủy sản chung trên sông Kỳ Cùng để tận dụng diện tích mặt nước, tạo điều kiện cho cư dân biên giới xóa đói giảm nghèo, tạo hình ảnh hữu nghị giữa hai nước đã được quan tâm từ lâu. Đến năm 2008, lứa cá đầu tiên đã được nhân dân hai nước thả chung xuống sông Kỳ Cùng. Ở lần thả cá này, nhân dân hai nước đã cùng thả 50 vạn con cá giống phổ thông như; chép, trôi, mè, trắm. Ngay khi mẻ cá đầu tiên được thả, người dân biên giới hai nước đã cam kết không đánh bắt bằng thuốc nổ, hóa chất; không sử dụng lưới mắt nhỏ; cùng đánh bắt chung để hưởng nguồn lợi thủy sản và bảo vệ môi trường. Theo ông Phạm Bá Biền, Phó Giám đốc phụ trách Trung tâm Thủy sản Lạng Sơn, việc thả chung cá trên một dòng sông không những mang ý nghĩa về hòa bình hữu nghị, mà còn có ý nghĩa lớn trong phát triển kinh tế. Sau khi thả cá, nhiều người dân các thôn bản dọc sông đã đầu tư công cụ đánh bắt như xuồng, lưới, dụng cụ câu để tạo một phần chuyển dịch cơ cấu lao động từ thuần nông sang đánh bắt nuôi trồng thủy sản. Ngay sau đợt thả cá năm 2008, chỉ trong vòng 1 năm sau, mật độ cá trên sông đã dày lên, nhân dân biên giới của 2 nước cùng chung hưởng nguồn lợi đó. Theo quy luật ở miền núi, sau rằm tháng 7 cá tìm về vùng hạ lưu, nhưng bắt đầu từ tháng 3 hằng năm cá ngược lên thượng nguồn. Đây là mùa đánh bắt chính nên nhân dân dọc sông suối thuộc Tràng Định, Văn Lãng, Văn Quan, Cao Lộc... có nguồn lợi thủy sản tăng đáng kể. Theo ông Hoàng Văn Quân, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Tràng Định, hợp tác thả cá xuống sông Kỳ Cùng đã tạo niềm vui cho nhân dân các dân tộc vùng sông, và đây cũng là hình thức tạo công ăn việc làm cho nhân dân hai nước. Tháng 10/2012, hai nước lại tiếp tục thả 95 vạn cá giống xuống sông Kỳ Cùng. Ông Phạm Bá Biền khẳng định, cùng với hoạt động thả cá giống, các hoạt động tham quan, trao đổi học tập kinh nghiệm cũng được diễn ra. Các cán bộ nuôi trồng thủy sản đã thăm 5 mô hình sản xuất, chăn nuôi cá của Quảng Tây, chắc chắn trong tương lai sẽ có mô hình hợp tác về chăn thả cá hiện đại. Trong điều kiện toàn tỉnh đang tập trung đầu tư Khu kinh tế Cửa khẩu Đồng Đăng- Lạng Sơn thì các mô hình ngư nghiệp sẽ góp phần tạo bước đi vững chắc và rất khả thi.... 16:34 | 15/11/2012
Việt Nam mong muốn tăng cường hợp tác kinh tế, thương mại với Lithunia Nhận lời mời của Tổng thống Cộng hòa Lithuania Dalia Grybauskaite, đoàn Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh thăm và làm việc tại Cộng hòa Lithuania từ ngày 22-24/10.... 07:36 | 24/10/2017
Việt Nam, Indonesia ký Tuyên bố Tầm nhìn chung về hợp tác quốc phòng Ngày 13/10, trong chuyến thăm chính thức Indonesia của đoàn đại biểu cấp cao quân sự Việt Nam do Đại tướng, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Ngô Xuân Lịch dẫn đầu, Việt Nam và Indonesia đã ký Tuyên bố Tầm nhìn chung về hợp tác quốc phòng giai đoạn 2017-2022.... 07:41 | 14/10/2017
Xây dựng biên giới Việt - Trung hòa bình, ổn định, hợp tác, hữu nghị Trong khuôn khổ Giao lưu hữu nghị Quốc phòng biên giới Việt Nam - Trung Quốc lần thứ 4 năm 2017, sáng 24/9, Đoàn đại biểu Quân đội Nhân dân Việt Nam do Đại tướng Ngô Xuân Lịch, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng dẫn đầu đã tiến hành các hoạt động giao lưu tại tỉnh Vân Nam, Trung Quốc.... 07:32 | 25/09/2017
Việt Nam, Mông Cổ đẩy mạnh hợp tác kinh tế, khoa học kỹ thuật Trong thời gian tới, Việt Nam và Mông Cổ sẽ quan tâm thúc đẩy xuất khẩu sang thị trường của nhau các loại hàng hóa có thế mạnh và có nhiều hình thức bổ trợ cho nhau.... 13:16 | 09/08/2017