Hiệu quả từ những mô hình giúp xã nghèo ở Thừa Thiên - Huế Thừa Thiên - Huế hiện vẫn còn 18 xã có tỷ lệ hộ nghèo cao hơn 25%, tập trung chủ yếu ở các huyện miền núi Nam Đông và A Lưới. Nguyên nhân, do tập quán lạc hậu, thiếu vốn, không biết ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất khiến cái nghèo cứ đeo bám mãi. Hỗ trợ, giúp đỡ các xã có tỷ lệ hộ nghèo cao là một trong những chương trình trọng điểm về an sinh xã hội của tỉnh, đã và đang tiếp sức cho người nghèo, giúp họ vượt khó, thoát nghèo bền vững.Những mô hình thoát nghèoKhông đầu tư, hỗ trợ dàn trải, chương trình giảm nghèo nhanh, bền vững và bảo đảm an sinh xã hội đã và đang triển khai có hiệu quả ở 18 xã có tỷ lệ hộ nghèo cao ở tỉnh Thừa Thiên - Huế trong những năm qua. Đó là các xã: Hồng Tiến (huyện Hương Trà); Thượng Long (Nam Đồng); Hồng Thủy (A Lưới),... Từ chương trình này, tại Thừa Thiên - Huế đã xây dựng hàng chục mô hình chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi, phát triển nhiều làng nghề chế biến...... 08:42 | 07/12/2011
Cựu chiến binh thành phố Lạng Sơn nỗ lực giảm nghèo bền vững LSO-Là nơi có điều kiện thuận lợi hơn so với các địa phương khác nhưng thành phố Lạng Sơn vẫn còn có những hội viên cựu chiến binh (CCB) thuộc diện hộ nghèo. Vì thế, xóa nghèo bền vững luôn là mối quan tâm đặc biệt của Hội CCB thành phố. Bằng các biện pháp thiết thực, thời gian qua, các cấp hội CCB trên địa bàn đã nỗ lực giúp hội viên xây dựng và phát triển các mô hình kinh tế, tăng thu nhập, cải thiện đời sống gia đình, thoát nghèo một cách bền vững. Thăm mô hình kinh tế của ông Vũ Huy Lân, hội viên CCB phường Chi LăngĐầu năm 2012, trên địa bàn thành phố còn 6 hộ gia đình CCB nghèo, chiếm tỷ lệ 0,18%. Đây là một tỷ lệ nhỏ, thấp hơn mức bình quân của cả tỉnh (16,17%) song hội đã quyết tâm phấn đấu xóa hết hộ nghèo. Với mục tiêu đó, các cán bộ hội đã trăn trở suy nghĩ, dành nhiều thời gian nghe đài, đọc báo, nghiên cứu tìm cách thức phát triển kinh tế phù hợp với đặc thù, thế mạnh địa phương để hướng dẫn...... 08:59 | 25/02/2013
Từ ngày 1-5, hộ cận nghèo cũng được vay 50 triệu đồng Ngày 18-4, Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam (NHCSXH) cho biết, hộ cận nghèo trong cả nước cũng được vay tối đa 50 triệu đồng (bằng mức cho vay hộ nghèo) từ ngày 1-5-2014.... 08:45 | 28/04/2014
Ngân hàng CSXH huyện Cao Lộc tích cực đưa vốn đến hộ nghèo LSO-Trong những năm qua, nguồn vốn tín dụng ưu đãi của Chính phủ đã góp phần thúc đẩy mạnh mẽ các phong trào phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống của người dân trên địa bàn huyện Cao Lộc. Tiếp tục vì mục tiêu phát triển kinh tế và đảm bảo an sinh xã hội, trong năm 2011, phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách Xã hội huyện đã triển khai, thực hiện tích cực các chương trình tín dụng, đặc biệt là tập trung giải ngân kịp thời các nguồn vốn chương trình cho vay hộ nghèo, giúp hộ nghèo từng bước khắc phục khó khăn, vươn lên ổn định đời sống. Cán bộ ngân hàng CSXH Cao Lộc tư vấn thủ tục vay vốn cho hộ nghèoToàn huyện Cao Lộc hiện có 4.461 hộ nghèo, ngoài ra còn nhiều hộ cận nghèo và hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn rất cần sự hỗ trợ về vốn. Vì vậy, cho vay hộ nghèo là chương trình vốn rất quan trọng, tạo cơ hội cho hộ nghèo sản xuất, kinh doanh, phát triển kinh tế hộ gia đình. Từ đầu năm 2011 đến nay,...... 10:28 | 21/10/2011
Đảm bảo nguồn vốn cho vay để hộ nghèo phát triển sản xuất LSO-Trong những năm qua, nguồn vốn cho vay ưu đãi của Chính phủ về hộ nghèo đã tạo điều kiện cho các hộ nghèo khắc phục những khó khăn, vươn lên phát triển sản xuất. Qua đó, từng bước nâng cao đời sống của người dân, góp phần giảm nghèo hiệu quả trên địa bàn tỉnh. Với số hộ nghèo theo tiêu chí mới tăng lên hiện nay, Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh đang tích cực phối hợp, triển khai công tác giải ngân cho vay, đảm bảo các hộ nghèo đều được hưởng thụ nguồn vốn. Nông dân xã Nhân Lý, huyện Chi Lăng chăm sóc cây bí xanhVới 220 điểm giao dịch ở các xã, thị trấn, phường trên địa bàn tỉnh, Ngân hàng Chính sách xã hội đã luôn chuyển tải nguồn vốn kịp thời tới người dân. Nguồn vốn được sử dụng đúng mục đích, các phương tiện, công cụ sản xuất như máy cày, máy bơm, chuồng trại… được đầu tư nâng cấp và đổi mới; sản xuất manh mún, nhỏ lẻ được mạnh dạn đầu tư mở rộng quy mô đem lại hiệu quả kinh tế cao. Qua đó thúc đẩy mạnh...... 08:35 | 28/07/2011
Vận động người nghèo gửi tiền tiết kiệm: Giải pháp của Lộc Bình Để tăng số tổ tiết kiệm và vay vốn tham gia huy động, tăng số dư tiết kiệm, Ngân hàng còn quan tâm giải ngân kịp thời các chương trình vốn nhằm đáp ứng nhu cầu của nhân dân trong phát triển sản xuất. Với những nỗ lực đó, tin rằng huyện Lộc Bình sẽ thực hiện công tác huy động tiền gửi tiết kiệm của người nghèo đạt mục tiêu, kế hoạch đã đề ra.... 08:48 | 26/07/2011
Ðầu tư phát triển vùng nguyên liệu, góp phần xóa đói, giảm nghèo Đồng bào dân tộc thiểu số Gia Rai (Gia Lai) thu hoạch lá thuốc lá nguyên liệu. Xã Ia Broal, huyện Ia Pa của tỉnh Gia Lai là một xã có đông đồng bào dân tộc Gia Rai. Xã đã thực hiện thành công mô hình chuyển đổi cây trồng, từ độc canh trồng bắp và đậu xanh sang trồng cây thuốc lá. Anh Kpã Kas Sim không giấu được niềm vui vì vụ trồng năm nay được giá. Gia đình anh trồng 1,7 ha cây thuốc lá, mỗi ha sau khi thu hoạch trừ hết chi phí được lời hơn 50 triệu đồng. Thu nhập này còn hơn trồng bắp, đậu xanh chỉ thu lời khoảng 10 triệu đồng/ha. Anh dự định vụ tới sẽ tăng diện tích trồng cây nguyên liệu này lên 2,5 ha.Cùng nông dân phát triển vùng nguyên liệuChia sẻ với chúng tôi về câu chuyện chuyển đổi cây trồng, chị R.com H' Jing Hội trưởng phụ nữ xã Ia Broal cho biết: 'Trước đây, bà con chỉ độc canh trồng bắp và đậu xanh, thu nhập không đáng là bao. Vùng đất này thường gặp thiên tai lũ lụt, nắng hạn thất thường, do...... 08:22 | 01/06/2011
Bình Gia: Cần nhiều giải pháp cho bài toán xóa đói giảm nghèo LSO-Trong những năm qua, mặc dù đã có nhiều nỗ lực và được sự hỗ trợ to lớn từ chương trình mục tiêu quốc gia, sự vào cuộc tích cực của các cấp, ngành, đoàn thể của tỉnh và huyện, song đến hết năm 2010 ước tỉ lệ hộ nghèo của toàn huyện Bình Gia vẫn chiếm khoảng 42,7%; thậm chí năm 2009, Bình Gia còn 5.196 hộ nghèo, 13/20 xã có tỷ lệ nghèo trên 50%, và có 4 thôn 100% là hộ nghèo.Hoạt động kinh doanh dịch vụ ở huyện Bình GiaSong cần phải ghi nhận những cố gắng mà huyện Bình Gia đã làm được trong việc thực hiện nhiều giải pháp để hoàn thành các mục tiêu của chương trình xóa đói giảm nghèo (XĐGN), tạo sự thay đổi cơ bản về đời sống vật chất cũng như tinh thần của người dân. Huyện đã cùng các cấp, các ngành tạo điều kiện cho hộ nghèo phát triển sản xuất, tăng thu nhập. Nhờ đó, 475 hộ được vay vốn tín dụng ưu đãi đã thoát nghèo bền vững; 1.110 hộ đồng bào dân tộc thiểu số được hỗ trợ cải thiện nhà ở với tổng...... 08:45 | 14/04/2011
Mẫu Sơn cần khôi phục nghề truyền thống để thoát nghèo bền vững LSO-Có dịp đến Mẫu Sơn, một trong những xã khó khăn nhất của huyện Cao Lộc với 80% hộ nghèo, gần 10% số còn lại là hộ cận nghèo. Qua tìm hiểu thực tế, chúng tôi cảm nhận được khát vọng vươn lên thoát nghèo bằng chính tiềm năng, thế mạnh của địa phương của đồng bào dân tộc Dao nơi đây. Đó là nghề truyền thống nấu rượu Mẫu Sơn và nuôi gà 6 ngón. Tuy nhiên, những năm gần đây, có nhiều lý do khiến cho nghề nấu rượu Mẫu Sơn đang dần bị mai một. Trong khi đó, việc khôi phục lại nghề truyền thống lại vượt quá khả năng của xã. Vì vậy, đã làm cho con đường giảm nghèo nơi đây gặp rất nhiều khó khăn. Sản phẩm rượu Mẫu Sơn tại Hội chợ hàng công nghiệp tiểu thủ công nghiệp hàng tiêu dùng Lạng SơnXã Mẫu Sơn có 110 hộ gia đình, 645 nhân khẩu với 100% dân tộc Dao, sinh sống ở 6 thôn bản. Nhắc đến Mẫu Sơn chắc hẳn nhiều người đều biết từ bao đời nay, người Dao Mẫu Sơn có truyền thống nấu rượu rất thơm, ngon...... 10:27 | 28/11/2012
Trồng dâu nuôi tằm - hướng thoát nghèo ở xã biên giới Cao Bằng Mô hình trồng dâu, nuôi tằm ở xã biên giới Cao Bằng đem lại hiệu quả kinh tế cao. Ảnh: báo Cao BằngCao Bằng với địa hình đất đai nhiều đồi dốc, việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng cho fbà con để tìm hướng thoát nghèo là bài toán rất khó khăn. Hiện nay mô hình trồng dâu nuôi tằm xuất khẩu đang là hướng đi đúng đắn, đang từng bước góp phần giúp người dân xóa đói, giảm nghèo. Mô hình trồng dâu nuôi tằm được thực hiện thí điểm tại 19 hộ nông dân tại xóm Nà Thin và xóm Bó Rằng, xã Cần Yên, huyện Thông Nông. Các hộ tham gia thí điểm mô hình được cung ứng giống cây dâu tằm, diện tích thực hiện là 4,1 ha, được cung ứng các vật liệu để thực hiện mô hình như: khung, lưới, thuốc, vòng sắt, bình phun và gần 7 kg giống tằm con. UBND huyện Thông Nông đã tổ chức cho các hộ nông dân đi thăm quan thực tế mô hình trồng dâu nuôi tằm tại huyện Nà Po (Trung Quốc) và huyện Hà Quảng của tỉnh, sau đó tổ chức các...... 08:20 | 01/10/2012