Thứ 3, 05/11/2024 20:46 [(GMT +7)]

Tìm thấy 22276 kết quả với từ khoá "học sinh khởi nghiệp"

Công nghiệp hóa nông nghiệp: Cần nhiều đề tài nghiên cứu thực tiễn

Công nghiệp hóa nông nghiệp: Cần nhiều đề tài nghiên cứu thực tiễn

Tìm hiểu được biết, hàng năm, cả nước có rất nhiều chương trình đầu tư cho KHCN của địa phương, Bộ NN&PTNT và Bộ Khoa học và Công nghệ có nhiều đề tài, dự án mang tính phối hợp cùng thực hiện. Ngành nông nghiệp và khoa học địa phương cũng vậy, có nhiều đề tài nghiên cứu cho lĩnh vực sản xuất nông nghiệp nhưng thiếu tính liên kết và đồng bộ, dẫn đến sự chồng chéo, phân tán, hiệu quả thấp. Theo lãnh đạo Sở KH&CN Lạng Sơn, trình độ KHCN ở nhiều lĩnh vực như cây ăn quả, hoa, rau, lâm nghiệp, chăn nuôi, thuỷ sản… của tỉnh vẫn còn thấp, nhất là KHCN trong lĩnh vực chăn nuôi rất trì trệ, cả về chất lượng con giống và chế biến. KHCN đóng vai trò quyết định đảm bảo mục tiêu tăng trưởng của ngành nông nghiệp. Mục tiêu phát triển KHCN nông nghiệp giai đoạn 2011-2015, tầm nhìn 2020, tỷ lệ số đề tài nghiên cứu có kết quả được ứng dụng vào sản xuất đạt trên 70%; giá trị gia tăng trong nông nghiệp do KHCN đem lại đạt 40% vào năm 2015 và đến năm 2020 con số này là 60%... Để đạt được mục tiêu trên thì trước tiên ngành nông nghiệp cần phải có những “đơn đặt hàng” cụ thể cho ngành khoa học, để từ đó các đề tài nghiên cứu sẽ sát với thực tiễn hơn. Nói một cách cụ thể, để có thể “công nghiệp hóa” nông nghiệp thì cần phải phát triển KHCN theo chiều sâu, lấy chất lượng và nhu cầu thực tiễn làm thước đo....