Phòng chống bệnh chân tay miệng- tăng cường công tác vệ sinh trường học LSO-Thống kê của Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh cho biết, năm 2011, ở tỉnh ta đã có 724 ca mắc bệnh chân- tay- miệng tại 90 xã của tất cả 11/11 huyện, thành phố. Tuy không có tử vong, song bệnh này đã ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của học sinh và việc thực hiện chương trình giáo dục tại các nhà trường. Từ đầu năm 2012 đến nay, bệnh chân- tay- miệng đã xuất hiện trở lại ở các huyện Bắc Sơn, Tràng Định với 5 ca mắc ở trẻ em dưới 5 tuổi. Cô giáo trường Mầm non Hoa Đào, thị trấn Cao Lộc hướng dẫn trẻ rửa tay trước khi ănÔng Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng (YTDP) tỉnh cho biết, bệnh chân- tay- miệng là bệnh do virut gây ra chủ yếu ở trẻ em dưới 10 tuổi và có thể xảy ra cả với người lớn; tuy vậy, thông thường trẻ em dưới 5 tuổi mắc nhiều nhất. Bệnh do vi rút đường ruột (EV) gây ra; khi bị bệnh, trẻ thường có biểu hiện sốt, đau họng và xuất hiện mụn nước ở bàn tay, bàn chân. Bệnh...... 09:36 | 01/03/2012
Hỗ trợ chi phí sinh hoạt cho đồng bào các dân tộc ở Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam 10:11 | 19/07/2024
Trường THPT Dân tộc nội trú thi đua dạy tốt, học tốt LSO- Đến thăm Trường Trung học phổ thông (THPT) Dân tộc nội trú tỉnh vào những ngày cuối năm 2010 trong cái rét đậm đặc trưng của miền núi, điều cảm nhận đầu tiên của chúng tôi, ẩn trong khuôn viên ngôi trường khang trang, sạch đẹp là tinh thần chăm chỉ, hiếu học của các em học sinh nơi đây.Dạo qua các phòng nội trú của học sinh, chúng tôi thấy ở chỗ này từng em đang say sưa, chăm chú ôn bài, ở chỗ kia một nhóm thảo luận rất sôi nổi. Ghé vào phòng nội trú của học sinh khối 10, chúng tôi được các em đón chào rất thân mật, lễ phép. Trong câu chuyện, các em cho biết: Học sinh trường nội trú được học 2 buổi/ngày, ngoài thời gian dành cho sinh hoạt tối thiểu, tắm giặt vệ sinh, nếu không tham gia thể thao, văn nghệ hay lên thư viện đọc sách thì trong những khoảng thời gian trống và buổi tối các em đều tranh thủ chăm chỉ học. Do có ưu thế về thời gian và cùng ăn ở sinh hoạt tập trung nên học sinh nhà trường có điều kiện...... 08:57 | 28/01/2011
Nhà nước ưu tiên dạy và học tiếng dân tộc thiểu số ''Nhà nước tập trung đầu tư, ưu tiên việc dạy và học tiếng dân tộc thiểu số đối với các dân tộc thiểu số ít người'' - đây là chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước được thể hiện tại Nghị định số 82/2010/NĐ-CP, Quy định việc dạy và học tiếng nói, chữ viết của dân tộc thiểu số trong các cơ sở giáo dục phổ thông và trung tâm giáo dục thường xuyên mà Chính phủ vừa ban hành.Nghị định này áp dụng cho người dạy tiếng dân tộc thiểu số và người dân tộc thiểu số học tiếng dân tộc thiểu số đã có chữ viết ở các cơ sở giáo dục phổ thông và trung tâm giáo dục thường xuyên trong hệ thống giáo dục quốc dân. Nghị định nêu rõ, bộ chữ tiếng dân tộc thiểu số được dạy và học trong nhà trường phải là bộ chữ cổ truyền được cộng đồng sử dụng, được cơ quan chuyên môn xác định hoặc bộ chữ đã được cấp có thẩm quyền phê chuẩn. Giáo viên dạy tiếng dân tộc thiểu số đạt trình độ chuẩn đào tạo của cấp học tương ứng, được đào tạo...... 08:59 | 20/07/2010
Bài học về phát huy sức mạnh đại đoàn kết dân tộc 56 ngày đêm kiên cường chiến đấu, quân và dân ta đã giành thắng lợi vang dội, đập tan tập đoàn cứ điểm mạnh nhất Đông Dương của quân viễn chinh Pháp. Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý, trong đó bài học phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc là nội dung có ý nghĩa thời đại sâu sắc. 10:49 | 03/05/2024
Câu lạc bộ Đầu tư và Khởi nghiệp tỉnh: Trao đổi kinh nghiệm khởi nghiệp cho 30 sinh viên Học viện Dân 16:28 | 22/11/2024
Hội thảo khoa học: Thực trạng và giải pháp bảo tồn, phát huy giá trị múa sư tử dân tộc Tày, Nùng tỉnh Toàn cảnh hội thảo - Sáng 22/10, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) tổ chức Hội thảo khoa học “Thực trạng và giải pháp bảo tồn, phát huy giá trị múa sư tử dân tộc Tày, Nùng tỉnh Lạng Sơn”. Đồng chủ trì hội thảo gồm ông Nông Quốc Thành, Phó Cục Trưởng Cục di... 16:36 | 22/10/2022
Học sinh nghỉ Tết nguyên đán ít nhất 7 ngày Ngày 23/5, Bộ GD-ĐT ban hành quy định Khung kế hoạch thời gian năm học 2011-2012 của giáo dục mầm non, phổ thông và giáo dục thường xuyên trên cả nước. Theo đó, học sinh nghỉ Tết nguyên đán ít nhất 7 ngày. Bộ GD-ĐT yêu cầu, kế hoạch thời gian năm học phải đảm bảo số tuần thực học và phải phù hợp với điều kiện tự nhiên, xã hội và tập quán của địa phương. Đối với cấp Tiểu học, có ít nhất 35 tuần thực học; cấp THCS và cấp THPT, có ít nhất 37 tuần thực học; đối với giáo dục thường xuyên (THCS và THPT), có ít nhất 32 tuần thực học.Ngoài những ngày nghỉ theo quy định của Luật Lao động, thời gian nghỉ hè thay cho nghỉ phép năm của giáo viên là 2 tháng, có thể được bố trí xen kẽ vào thời gian khác trong năm để phù hợp với đặc điểm cụ thể và kế hoạch thời gian năm học của địa phương.Các cấp học trên sẽ tựu trường sớm nhất vào ngày 01/8/2011, muộn nhất vào ngày 28/8/2011; Tổ chức khai giảng vào tuần cuối tháng 8 và tuần...... 15:06 | 23/05/2011
Dạy bơi cho học sinh: Xóa dần "bơi" trên giấy Nhiều dự án dạy bơi cho học sinh được xem là “nằm trên giấy” lâu nay đang được TPHCM từ từ “lôi” xuống bể bơi thể thực hiện hóa. Nhiều dấu hiệu khả quan nhưng vẫn chồng chất các khó khăn. Nhiều đơn vị “tăng tốc”Đi đầu trong việc phổ cập bơi lội cho học sinh (HS) phải kể đến Q.Thủ Đức. Sau hai năm thực hiện theo kế hoạch phổ cập bơi lội theo từng khối lớp cuối cấp cho HS lớp 4, 5 và lớp 8, 9 đến nay có 99% HS THCS trên địa bàn quận được phổ cập môn bơi lội. Riêng bậc tiểu học, do đặc thù lứa tuổi nên tỉ lệ còn thấp, nhưng từ khối lớp 3 đến khối lớp 5 cũng đạt tỷ lệ trên 70%. Năm học 2011-2012, Q. Thủ Đức tiếp tục tập trung phổ cập ở bậc tiểu học, phấn đấu có trên 70% HS từ khối lớp 5 xuống khối lớp 2 được học môn bơi. Giờ học bơi của HS trường tiểu học Hòa Bình (Q.1, TPHCM).Lãnh đạo Phòng GD-ĐT Q.Thủ Đức cho hay kết quả này là sự phối hợp đồng bộ giữa nhà trường và...... 08:44 | 16/10/2011
ĐBSCL: Nông dân nuôi tôm bằng chế phẩm sinh học Gần đây, nông dân các tỉnh ĐBSCL đã chuyển mạnh diện tích nuôi trồng thủy sản bằng chế phẩm sinh học. Theo ước tính đã có khoảng 30-40% diện tích các mô hình nuôi tôm công nghiệp, nuôi quảng canh cải tiến trong toàn vùng nông dân đã sử dụng chế phẩm sinh học trong quá trình nuôi.Theo khảo sát, đánh giá kết quả của các trung tâm khuyến nông-ngư tại các tỉnh trong vùng, lợi thế lớn nhất khi sử dụng chế phẩm sinh học trong nuôi trồng thủy sản có tác dụng phân hủy chất hữu cơ, giảm khí độc, giảm tảo lam, mùi hôi, các chất độc tàn dư… làm ổn định môi trường, nguồn nước trong ao đầm nuôi; hạn chế có hiệu quả mầm móng gây phát sinh dịch bệnh ở tôm.Thấy được lợi ích này, nông dân tỉnh Cà Mau gần đây đã hạn chế sử dụng hoá chất; chuyển sang sử dụng chế phẩm sinh học trong nuôi tôm công nghiệp cho năng suất bình quân hơn 6 tấn/ha/vụ; tôm quảng canh cải tiến năng suất gần 1 tấn/ha/vụ; nuôi tôm quảng canh truyền thống, năng suất ổn định đạt 360-370 kg/ha; sản...... 08:36 | 16/11/2010