Phát triển giáo dục đối với các dân tộc rất ít người Vừa qua, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức triển khai Đề án phát triển giáo dục đối với các dân tộc rất ít người giai đoạn 2010 - 2015. Đề án được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt với tổng kinh phí hơn 341 tỷ đồng, áp dụng với các cơ sở giáo dục có trẻ mẫu giáo 3-5 tuổi, học sinh, sinh viên thuộc chín dân tộc rất ít người gồm: Ơ Đu, Pu Péo, Si La, Rơ Măm, Cống, Brâu, Bố Y, Mảng, Cờ Lao, trong phạm vi sáu tỉnh Lào Cai, Hà Giang, Điện Biên, Lai Châu, Nghệ An và Kon Tum.Đề án phát triển giáo dục đối với các dân tộc rất ít người giai đoạn 2010 - 2015 được chia làm hai giai đoạn. Giai đoạn 2010 - 2012, hoàn thiện cơ sở vật chất trường lớp, trang thiết bị giáo dục. Giai đoạn 2013 - 2015, phấn đấu 100% số trẻ em, học sinh, sinh viên vùng rất ít người được hưởng cơ chế, chính sách đặc thù hỗ trợ về học tập; 95% số trẻ mẫu giáo 3-5 tuổi dân tộc rất ít người được học hai buổi/ngày theo Chương trình...... 09:53 | 27/02/2011
Bất cập trong đầu tư cơ sở vật chất cho giáo dục LSO-Trong những năm qua, bằng các chương trình dự án, cơ sở vật chất (CSVC) trường lớp học tiếp tục được đầu tư theo hướng ngày càng đồng bộ. Chính yếu tố này đã góp phần tích cực vào việc nâng cao chất lượng GD; song vẫn còn đó những bất cập cần được khắc phục.Nhân viên thiết bị trường học trường THCS Tam Thanh bảo quản thiết bị, hóa chất trong phòng thí nghiệmTheo thống kê, đến cuối năm 2010, toàn ngành GD có 650 đơn vị trường, tăng 241 trường và cơ sở GD so với năm 2001. Nhìn chung cấp THPT và các trung tâm GDTX được đầu tư khá đồng bộ từ phòng học đến trang thiết bị dạy và học; ngược lại đối với các cấp học từ mầm non (MN) đến THCS sự đầu tư phần lớn thiếu đồng bộ, mang tính chắp vá đã gây khó khăn cho các nhà trường khi tiếp nhận, bảo quản và sử dụng trang thiết bị dạy và học. Với chiến lược phát triển giáo dục mầm non (GDMN), các trường MN nông thôn được tách ra từ các trường tiểu học và thành lập mới. Bước...... 08:43 | 24/02/2011
Ðổi mới giáo dục, đáp ứng yêu cầu CNH, HÐH đất nước Thực trạng của nền giáo dục và đào tạo (GD - ĐT), những thách thức đang đặt ra đối với nền GD - ĐT nước nhà; mục tiêu của GD - ĐT đến năm 2010 và các năm tiếp theo; trong đó có những nội dung và cách thức đổi mới của nền GD - ĐT cần tiến hành để phát triển đến năm 2020... Đó là một trong những nội dung của Dự án hỗ trợ đổi mới quản lý giáo dục (SREM) của Liên minh châu Âu đã và đang góp phần tháo gỡ, giải quyết dần từng bước nhằm không ngừng nâng cao chất lượng GD - ĐT.Còn nhớ đầu những năm 80 của thế kỷ 20, chúng ta triển khai, thực hiện cuộc cải cách giáo dục lần thứ ba (như các chuyên gia trong ngành vẫn gọi). Tuy nhiên, tư tưởng tập trung quan liêu bao cấp, nhất là nền kinh tế trong tình trạng khủng hoảng đã ảnh hưởng, chi phối sự nghiệp GD - ĐT. Theo SREM, hạn chế lớn nhất là mục tiêu và giải pháp thiếu tính khả thi, như muốn phát triển GD theo quy mô lớn, muốn phổ cập...... 09:00 | 14/12/2010
Nâng cao năng lực quản lý giáo dục ở các địa phương Chiến lược phát triển giáo dục của Việt Nam giai đoạn 2001 - 2010, bao gồm nhiều mục tiêu và nhiệm vụ lớn, quan trọng. Cùng với việc huy động các nguồn lực trong nước, giai đoạn 2006 - 2010, Liên minh châu Âu giúp Việt Nam triển khai, thực hiện dự án Hỗ trợ đổi mới quản lý giáo dục (SREM). Khá nhiều nội dung cần tháo gỡ, giải quyết, trong đó có sự hỗ trợ 17 tỉnh còn nhiều khó khăn tăng cường công tác đổi mới quản lý giáo dục tại địa phương.Mỗi tỉnh thụ hưởng dự án đều có một ban quản lý dự án. Từ năm 2008, SREM đã có các hỗ trợ về kỹ thuật nhằm giúp các địa phương tránh được các sai sót trong quá trình thiết kế dự án, rà soát lại khung lô-gích và phát triển khung giám sát. Đồng thời xây dựng quy chế quản lý dự án, bao gồm những hướng dẫn quan trọng trong việc thực hiện cấp vốn; sử dụng bộ biểu mẫu báo cáo bằng hai thứ tiếng Việt - Anh. Tại tỉnh Bình Thuận, SREM đã tiến hành khảo sát mạng viễn thông, in-tơ-nét...... 10:05 | 07/12/2010
Nâng cao năng lực cán bộ quản lý cơ sở giáo dục Để xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý các cơ sở giáo dục phổ thông nhằm nâng cao chất lượng giáo dục thì không chỉ chú trọng về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ mà còn cần tăng cường vai trò, năng lực quản lý. Đáp ứng nhu cầu đó, Dự án Hỗ trợ đổi mới quản lý giáo dục (Bộ Giáo dục và Đào tạo) đã tập trung đẩy mạnh việc đào tạo, tập huấn đội ngũ quản lý cơ sở giáo dục hiệu quả.Học sinh trường PTTH Trần Đại Nghĩa (TP Hồ Chí Minh) chúc mừng cô giáo nhân ngày Nhà giáo Việt Nam. Theo Phó Giám đốc Dự án Nguyễn Thị Thái, qua khảo sát đánh giá nhu cầu đào tạo bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, năng lực quản lý của hơn 2.300 hiệu trưởng các trường trung học phổ thông (THPT) trên toàn quốc cho thấy phần lớn đều có nhu cầu nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và trình độ quản lý nhà trường. Đáp ứng nhu cầu, Dự án Hỗ trợ đổi mới quản lý giáo dục đã tham khảo tài liệu đào tạo bồi dưỡng cán bộ quản lý...... 08:23 | 20/11/2010
Hội thảo "Giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục phổ thông" LSO-Ngày 12/10/2010, Phòng GD&ĐT Thành phố tổ chức hội thảo về “ Giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục phổ thông (GDPT) năm học 2010-2011, giai đoạn 2010-2015”. Dự hội thảo có lãnh đạo, tổ trưởng chuyên môn phòng GD&ĐT, các trường tiểu học và THCS trên địa bàn. Đây là hội thảo điểm của toàn ngành GD Lạng Sơn, nên trưởng, phó phòng GD&ĐT của 10 huyện đã tham dự để rút kinh nghiệm; lãnh đạo Sở GD&ĐT trực tiếp dự giờ và chỉ đạo hội thảo.Đại biểu dự hội thảo - Dự giờ rút kinh nghiệm phương pháp dạy học mớiTrong quá trình thực hiện đổi mới phương pháp dạy học, kết hợp với thực hiện các phong trào, các cuộc vận động, xây dựng trường đạt chuẩn QG, chất lượng GD đại trà khu vực thành phố đã được nâng lên, chất lượng mũi nhọn được duy trì bền vững. Tuy nhiên so với yêu cầu nâng cao chất lượng, thành phố cần phải phấn đấu nhiều hơn.Sau khi thăm lớp và dự các giờ dạy thí điểm theo phương pháp đổi mới, phát huy tính chủ động tích cực của học sinh, các đại biểu...... 15:03 | 13/10/2010
Báo cáo tầm nhìn giáo dục 2010: Tiếng Anh vẫn đắt giá Ngày 7/9/2010, Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) vừa công bố bản báo cáo “Tầm nhìn giáo dục” 2010. Báo cáo xác định những nước có nhiều sinh viên nước ngoài lựa chọn, tác động của giáo dục đối với kinh tế, đầu tư cho GD của các nước OECD... Muốn thu hút sinh viên, phải dạy bằng tiếng AnhNăm 2008, Hoa Kỳ là nơi sinh viên nước ngoài lựa chọn nhiều nhất. Có tới 19% lượng sinh viên đi học ở nước ngoài thích học ở Mỹ, tiếp đến là Anh (10%), Đức (7%), Pháp (7%), Áo (7%).Như vậy, 5 nước này đã chiếm 50% lượng SV ra nước ngoài du học của thế giới. Bên cạnh đó, các SV du học cũng lựa chọn Canada (6%), Ý (2%), Nhật Bản (4%) và Liên Bang Nga (4%). Lượng sinh viên du học tại các nước OECD đã tăng từ 0,8 triệu năm 1975 lên 3,3 triệu năm 2008Tuy nhiên, tính trong 8 năm qua, số lượng SV ngoại quốc đến 5 nước trên đã giảm khá mạnh.Chẳng hạn lượng du học sinh đến Mỹ đã giảm từ 26% xuống còn 19%, Đức 3%, Anh quốc...... 13:52 | 10/09/2010
Ký kế hoạch hợp tác giáo dục Việt Nam - Cam-pu-chia Lễ ký kết Kế hoạch hợp tác năm 2010 giữa Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam và Bộ Giáo dục, Thanh niên và Thể thao Cam-pu-chia diễn ra ngày 31- 8, tại Hà Nội.Theo đó, năm 2010, Việt Nam tiếp nhận 130 lưu học sinh Cam-pu-chia sang học trình độ đại học, sau đại học, thực tập, nghiên cứu, và bồi dưỡng ngắn hạn ở các lĩnh vực khoa học và kỹ thuật, dự bị tiếng Việt vào đại học, và một số lĩnh vực khác. Phía Cam-pu-chia tiếp nhận 15 lưu học sinh Việt Nam sang học hệ chính quy tập trung trong năm 2010 tại các trường đại học của Cam-pu-chia. Ngoài ra, phía Cam-pu-chia tiếp nhận 20 cán bộ Việt Nam sang học tiếng Khmer trong thời gian 2 năm, vào tháng 10 năm 2010, tại Cam-pu-chia.Cùng với đó là việc trao đổi các đoàn công tác giữa hai nước về việc kiểm tra tình hình học tập, quản lý lưu học sinh, Phía Việt Nam sẵn sàng tiếp nhận lưu học sinh Cam-pu-chia sang học tập ở các trình độ bằng kinh phí tự túc, hay nguồn hỗ trợ từ các tổ chức quốc...... 09:05 | 01/09/2010
Phát triển hệ thống trường, lớp học cho giáo dục mầm non Giáo dục mầm non (GDMN) là cấp học đầu trong hệ thống giáo dục quốc dân, đặt nền móng cho sự phát triển thể chất, trí tuệ, tình cảm và thẩm mỹ của trẻ. Để GDMN thật sự đáp ứng được yêu cầu nâng cao chất lượng, ngoài việc bảo đảm tốt các yếu tố như chương trình học, đội ngũ giáo viên... thì hệ thống cơ sở hạ tầng trường, lớp học cũng giữ vai trò quan trọng.Phát triển GDMN nhằm tạo bước chuyển biến cơ bản, vững chắc và toàn diện, nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ. Những năm qua, mạng lưới cơ sở vật chất cho GDMN được quan tâm phát triển. Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD và ĐT), từ khi Đề án kiên cố hóa trường lớp học, nhà công vụ giáo viên được triển khai, nhiều trường học nói chung, trường mầm non nói riêng được xây dựng khang trang, đáp ứng nhu cầu học tập của trẻ mầm non, nhất là trẻ ở vùng khó khăn. Mặt khác, trong năm năm gần đây, nhiều tỉnh, thành phố đã quan tâm đầu tư xây dựng các công...... 09:42 | 24/08/2010
TP Hồ Chí Minh: Tưng bừng ngày hội phát triển giáo dục Ngày 24-6, Bộ Giáo dục và Đào tạo, UBND TP Hồ Chí Minh, Sở Giáo Dục và Đào tạo TP Hồ Chí Minh tổ chức khai mạc Ngày Hội phát triển Giáo dục TP Hồ Chí Minh năm 2010 nhằm giới thiệu những thành tựu và thúc đẩy sự phát triển của các đơn vị giáo dục của thành phố.Chương trình thu hút 66 đơn vị là các trung tâm đào tạo, nhà xuất bản, đơn vị cung cấp thiết bị giáo dục trong nước và quốc tế tham gia. Được kéo dài từ ngày 24 đến 26-7, Ngày hội diễn ra nhiều hoạt động: triển lãm giáo dục với sự tham gia hơn 120 gian hàng; các Ngày hội về Giáo dục Tiểu học, Trung học, Giáo dục thường xuyên, giáo dục chuyên nghiệp; các diễn đàn Thư viện là trái tim của trường học và định hướng Giáo dục TP Hồ Chí Minh đến năm 2020, liên kết giáo dục và đào tạo giữa TP Hồ Chí Minh với các tỉnh lân cận.Ngày hội thu hút nhiều học sinh tham gia.Ngoài ra, chương trình có nhiều hoạt động vui chơi giải trí cho học sinh như: Festival dành...... 09:21 | 25/06/2010