Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ trong sản xuất hoa ở Lâm Ðồng Nông dân làng hoa Thái Phiên (Đà Lạt) chăm sóc hoa cúc. Ảnh: LÊ MINH Lâm Đồng là tỉnh nằm ở phía nam Tây Nguyên với diện tích tự nhiên 976.478 ha, có điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng thuận lợi để phát triển nhiều loại hoa ôn đới: địa lan, phong lan, cúc, hồng, lily, đồng tiền, lay-ơn, cẩm chướng, hồng môn, sa-lem, kiết tường... Với những lợi thế đó, những năm qua, Lâm Đồng đã quan tâm việc ứng dụng, chuyển giao khoa học và công nghệ (KH và CN) trong sản xuất hoa và đạt được những kết quả đáng khích lệ.Trước năm 1980, các loại hoa ở Lâm Đồng (tập trung ở TP Đà Lạt và các vùng phụ cận) chủ yếu được trồng trong điều kiện tự nhiên, sản xuất theo kinh nghiệm. Cây giống không rõ nguồn gốc, chưa có tiêu chuẩn và kiểm tra quản lý dịch bệnh nên năng suất, chất lượng hoa không cao.Từ năm 1980 đến nay, kỹ thuật nuôi cấy mô tế bào thực vật đã được áp dụng thành công trong sản xuất các giống hoa địa lan, phong lan, cúc, cẩm chướng, sa-lem... Nhiều giống mới được...... 09:37 | 12/07/2012
Ðẩy nhanh tiến độ khắc phục hiện tượng trồi nhựa trên tuyến Ðại lộ Ðông Tây Ngày 19-6, Ban Quản lý Đầu tư xây dựng Công trình Giao thông Đô thị TP Hồ Chí Minh cho biết, đơn vị đang cùng với nhà thầu, tư vấn, giám sát đẩy nhanh tiến độ thực hiện công tác khắc phục hiện tượng trồi nhựa trên tuyến Đại lộ Đông Tây và dự kiến khắc phục triệt để vấn đề này trong quý III năm nay. Hiện tượng trồi nhựa (không phải lún sụp) xuất hiện tại đoạn đường đã được thông xe từ tháng 8-2010, là khu vực giao lộ Lương Định Của - Đại lộ Đông Tây trong phạm vi khoảng 800 m trên đoạn đường từ tỉnh lộ 25B đến nút giao Cát Lái, quận 2.Kết quả khảo sát thực tế và phân tích, đánh giá của Tư vấn độc lập cho thấy đây là hiện tượng trồi; hiện kết cấu nền đường tại khu vực trên vẫn ổn định và chỉ có hiện tượng trồi nhựa, lớp nhựa mặt đường tại khu vực trên bị biến dạng dưới tác động tải trọng thực tế do có cấp phối chưa phù hợp. Đang có hai phương án xem xét để chọn ra phương án tốt nhất:...... 08:22 | 20/06/2012
Liên kết bốn nhà giúp nông dân đồng bằng sông Cửu Long phát triển sản xuất Nông dân tỉnh An Giang thu hoạch cá tra. Đến thời điểm này, liên kết bốn nhà, giữa nhà nông - doanh nghiệp - nhà khoa học và Nhà nước trên lĩnh vực nông nghiệp ở các địa phương vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) vẫn chưa thật sự vững chắc và chưa trên diện rộng. Một trong những điểm nhấn của liên kết bốn nhà là chính sách tiêu thụ nông sản thông qua hợp đồng kinh tế. Khâu yếu nhất là cơ chế để gắn kết các nhà lại với nhau nhằm tạo ra bước chuyển trong sản xuất và tiêu thụ nông sản ở ĐBSCL.Liên kết bốn nhà còn lỏngCác doanh nghiệp từng ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm mía, lúa với nông dân trên địa bàn ĐBSCL cho biết, khi giao kết hợp đồng doanh nghiệp đưa ra mức giá sàn bảo đảm nông dân có lãi, thế nhưng vào thời điểm thu hoạch sản phẩm, nếu giá thị trường cao hơn giá sàn trong hợp đồng thì nông dân tự ý đem sản phẩm bán cho thương lái, hoặc trường hợp giá thị trường thấp hơn giá sàn thì doanh nghiệp vẫn phải...... 08:25 | 04/06/2012
BIDV chủ động tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường Ký thỏa thuận phối hợp 4 nhà đẩy mạnh Chương trình xây dựng nhà ở cho người thu nhập thấp. Năm 2011 và những tháng đầu năm 2012, kinh tế Việt Nam đối mặt với nhiều thách thức như lạm phát tăng cao, đầu tư trong nước giảm, tình hình kinh tế thế giới có nhiều biến động. Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) quý I năm 2012 chỉ tăng 4% so cùng kỳ năm 2011, mức tăng thấp nhất kể từ quý I năm 2009. Trong đó, tăng trưởng công nghiệp và xây dựng sụt giảm mạnh nhất khi chỉ tăng trưởng 2,94% (quý I năm 2011 tăng 5,71%). Chỉ số sản xuất công nghiệp quý I năm nay chỉ tăng 4,1%, mức thấp nhất kể từ khi chỉ số này được công bố.Những con số này cho thấy sản xuất công nghiệp và xây dựng (lĩnh vực đóng góp hơn 40% GDP) đang gặp rất nhiều khó khăn. Đình trệ và trì trệ sản xuất kinh doanh diễn ra khá sâu ở một số lĩnh vực và trên diện rộng. Theo báo cáo từ Bộ Tài chính, tính đến hết quý I vừa qua, có khoảng 10.350 doanh...... 09:18 | 21/05/2012
Quảng Ngãi: Trao chứng nhận đầu tư hai dự án bến cảng hơn 1.400 tỷ đồng Sáng ngày 18-5, Ban Quản lý Khu kinh tế Dung Quất tổ chức Lễ trao giấy chứng nhận đầu tư cho dự án bến cảng chuyên dùng phục vụ chung khu kinh tế Dung Quất và Bến số 2 - cảng tổng hợp Dung Quất, kết hợp chức năng hoàn thiện tàu.Theo đó, dự án bến chuyên dụng phục vụ chung khu kinh tế Dung Quất gồm các hạng mục cầu cảng, kho, bãi, cơ sở dịch vụ, hệ thống giao thông, thông tin liên lạc, luồng vào bến cảng... và các công trình phụ trợ khác, đáp ứng cho tàu có trọng tải 30.000 DWT - 50.000 DWT. Diện tích đất sử dụng khoảng 23 ha, tổng vốn đầu tư dự kiến 711,6 tỷ đồng do Công ty TNHH MTV Hào Hưng Quảng Ngãi làm chủ đầu tư.Dự án bến cảng chuyên dùng thực hiện hai giai đoạn, trong đó giai đoạn một đầu tư xây dựng hai bến cập tàu có trọng tải 50.000 DWT, với chiều dài khoảng 520m (từ năm 2012-2014). Giai đoạn hai đầu tư xây dựng hai bến cập tàu với trọng tải 30.000 DWT có chiều dài khoảng 380m, thực hiện từ năm...... 10:10 | 01/01/2000
Các doanh nghiệp xuất khẩu gạo không nên vội vàng ký hợp đồng với giá thấp Đó là khuyến cáo của Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) sau khi đưa ra nhận định giá gạo xuất khẩu có xu hướng tăng trong thời gian tới.Nguyên nhân được VFA đưa ra là nguồn cung trên thị trường xuất khẩu đang hạn hẹp dần khi vụ thu hoạch sắp kết thúc, trong khi đó nước xuất gạo lớn là Thái Lan tiếp tục chương trình thu mua tạm trữ cũng đẩy giá tăng lên. Hiện gạo 5% tấm của Việt Nam đã tăng từ 425 USD/tấn lên 430-440 USD/tấn; gạo 25% tấm tăng từ 370-380 USD/tấn lên 400-410 USD/tấn.Được biết, khối lượng gạo đã ký hợp đồng xuất khẩu đến nay đạt 4,219 triệu tấn, tăng gần 24% so với cùng kỳ năm ngoái. Hiện các doanh nghiệp đã mua tạm trữ được gần 1,1 triệu tấn gạo, đạt 108% so với kế hoạch. Các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long sắp thu hoạch xong 1,7 triệu ha lúa vụ đông xuân, vụ có năng suất cao nhất từ trước tới nay.Với tình hình như hiện nay sẽ là cơ hội cho gạo nước ta tăng giá bán, nâng giá trị xuất khẩu. Do vậy, VFA ra...... 08:39 | 03/05/2012
Chuyển đổi mô hình quản lý chợ Đồng Đăng: Mong mỏi của thị trấn vùng biên LSO-Hình thành từ những năm 90 của thế kỷ XIX, chợ Đồng Đăng, huyện Cao Lộc trở thành nơi giao thương sầm uất nơi thị trấn vùng biên. Thế nhưng đến nay chợ đã trở nên quá tải và xuống cấp trầm trọng, đòi hỏi phải có sự đổi mới toàn diện cả về quy mô lẫn mô hình quản lý. Khu bán thực phẩm tươi sống chợ Đồng Đăng xuống cấp nghiêm trọngTrong thời gian qua, Báo Lạng Sơn đã nhận được rất nhiều phản ánh của các hộ kinh doanh bán hàng thực phẩm tươi sống ở chợ Đồng Đăng. Các ý kiến hầu hết phản ánh về tình trạng xuống cấp của dãy chợ này. Chị Nguyễn Thị Dân, bán hàng thịt ở đây đã 20 năm, cho biết: khu bán hàng thực phẩm tươi sống trước đây có hơn 20 hộ kinh doanh, nhưng trong vài năm trở lại đây đã xuống cấp trầm trọng, trời mưa thì dột, trời nắng lại bốc mùi ẩm mốc khó chịu. Trong khi đó nền chợ lại thấp hơn hẳn mặt đường không tiện cho khách vào mua, ảnh hưởng lớn đến việc kinh doanh. Bởi thế nên cả...... 10:02 | 24/04/2012
Công ty TNHH Hưng Thịnh: Sản xuất đứng vững trước biến động giá cả thị trường LSO-Những năm gần đây, mặc dù gặp khá nhiều khó khăn do tác động khủng hoảng tài chính thế giới cùng với biến động giá cả đầu vào tăng cao, nhưng với những biện pháp tích cực Công ty TNHH Hưng Thịnh đã duy trì ổn định sản xuất và kinh doanh đạt hiệu quả.Phân xưởng tráng men của Công ty Hưng ThịnhCông ty TNHH Hưng Thịnh hoạt động trên địa bàn khối 9, thị trấn Cao Lộc, với 10 phân xưởng sản xuất, 350 công nhân, mỗi tháng sản xuất đạt trên 1 triệu sản phẩm gốm sứ gia dụng. Tuy nhiên, để có được một cơ ngơi bề thế, tạo việc làm cho hàng trăm công nhân lao động như ngày hôm nay, Công ty TNHH Hưng Thịnh cũng đã trải qua không ít khó khăn, kiên trì sản xuất. Theo bà Phạm Thanh Huyền, Phó giám đốc Công ty cho biết: khu đất của công ty ban đầu phải bỏ tiền ra mua của người dân địa phương vào năm 2003 có tổng diện tích là 18.000m2. Sau khi có được mặt bằng, Công ty tiến hành đầu tư 18 tỷ đồng vào xây dựng văn phòng,...... 09:08 | 07/06/2011
Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam năm năm hoạt động theo mô hình mới Cảng dịch vụ dầu khí Vũng Tàu. Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam ra đời là kết quả của quá trình thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước về xây dựng một số tập đoàn kinh tế mạnh làm trụ cột cho nền kinh tế đất nước chủ yếu bằng cách tập trung hành chính kết hợp với chuyển đổi, sắp xếp, nâng cấp các tổng công ty, công ty thành viên.Mô hình Tập đoàn kinh tế Nhà nước nói chung và mô hình Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam (TĐDKQGVN) là mô hình chưa có tiền lệ ở Việt Nam. Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam được tổ chức và hoạt động theo yêu cầu của Nhà nước là công cụ vật chất để nhà nước thực hiện điều tiết vĩ mô nền kinh tế và thực hiện các nhiệm vụ an ninh, an sinh xã hội.Đổi mới cơ chế quản lý điều hành theo mô hình Tập đoàn, năm năm qua, phương thức tổ chức quản lý Tập đoàn DKQGVN đã được thay đổi căn bản, quan hệ quản lý giữa công ty mẹ và công ty con được chuyển...... 08:08 | 03/06/2011
Từ 1-5, các tổ chức tín dụng chấm dứt huy động và cho vay vàng Ngày 29-4, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ký ban hành Thông tư số 11/2011-TT-NHNN quy định chấm dứt huy động và cho vay vốn bằng vàng của tổ chức tín dụng (TCTD) có hiệu lực từ ngày 1-5. Đây là nội dung được dư luận xã hội hết sức quan tâm. Phó thống đốc NHNN Nguyễn Đồng Tiến trả lời phỏng vấn của phóng viên báo Nhân Dân chung quanh vấn đề này. Ngày 29-10-2010, NHNN đã ban hành Thông tư 22/2010/TT-NHNN quy định huy động vốn và cho vay vốn bằng vàng của TCTD, vậy Thông tư 22 đã được thực hiện như thế nào?Thông tư 22 quy định TCTD được huy động vốn bằng vàng dưới hình thức phát hành giấy tờ có giá, cho vay vốn bằng vàng để sản xuất (chế tác) và kinh doanh vàng trang sức (không được cho vay để sản xuất và kinh doanh vàng miếng). TCTD không được chuyển đổi vốn bằng vàng thành VND, đối với số vốn bằng vàng đã chuyển đổi thành tiền trước đây phải giảm dần và tất toán chậm nhất là ngày 30-6-2011, không được huy động và cho vay bằng VND bảo đảm...... 08:53 | 30/04/2011