Vinalines hoãn 25 dự án với tổng vốn 1.500 tỷ đồng Dự án cảng Cái Cui do Vinalines làm chủ đầu tư. (Ảnh: Trần Khánh Linh/TTXVN)Ngày 28/7, Tổng Giám đốc Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines) Nguyễn Cảnh Việt cho biết triển khai Nghị quyết số 11/NQ-CP của Chính phủ, Tổng Công ty đã tiến hành rà soát, thực hiện đình hoãn, giãn tiến độ 25 dự án với tổng số vốn dự kiến bố trí trong năm nay 1.476 tỷ đồng, trong đó có 1 dự án dừng không thực hiện (nguồn vốn 600 tỷ đồng). Ngoài ra, Tổng Công ty còn chỉ đạo các đơn vị thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm tăng sản lượng, doanh thu, tiết kiệm tối đa các chi phi phí để nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh.Tổng Công ty cũng đồng thời tiến hành rà soát kế hoạch đầu tư năm nay, thực hiện đình hoãn, giãn, cắt giảm vốn đầu tư cho các dự án chưa hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng, chưa hoàn thành các thủ tục đầu tư, không thuộc ngành nghề kinh doanh chính, không hoặc kém hiệu quả, tập trung ưu tiên bố trí vốn cho các dự án...... 10:10 | 01/01/2000
Dự án cần đẩy nhanh tiến độ: Càng cần càng chậm LSO-Tuy không phải là các dự án trọng điểm nhưng các dự án cần đẩy nhanh tiến độ chiếm một vị trí hết sức quan trọng, bởi khi các dự án này đồng loạt triển khai sẽ kích thích kinh tế, văn hóa xã hội phát triển góp phần tạo môi trường thu hút đầu tư. Thi công đường nội bộ khu đô thị nam Hoàng Đồng IQuan trọng là vậy nhưng các dự án cần đẩy nhanh tiến độ đều chậm. Mặc dù các dự án này ngoài các chính sách ưu đãi về thuế, thuê đất, hỗ trợ đầu tư, tỉnh còn tích cực phối hợp với chủ đầu tư để giải quyết những vướng mắc. Thế nhưng rất nhiều dự án vẽ ra rồi để đấy hoặc có tốc độ đầu tư quá chậm đã ảnh hưởng đến môi trường đầu tư chung. Tốc độ đầu tư chậm ngoài những nguyên nhân khách quan như; suy giảm kinh tế, biến động về lãi suất, tình hình giá cả nguyên liệu chủ yếu tăng giá mạnh đã làm các nhà đầu tư phải tính toán lại trong khâu lập dự toán. Tuy nhiên bên cạnh đó cũng có...... 08:30 | 21/07/2011
Hữu Lũng tập trung giải phóng mặt bằng các dự án Hữu Lũng là địa bàn có tiềm năng phát triển công nghiệp du lịch và dịch vụ, hiện huyện đang triển khai dự án giải phóng mặt bằng xây dựng cụm công nghiệp địa phương Hữu Lũng với quy mô gần 50 ha. Đây là công trình rất quan trọng của huyện sử dụng nguồn vốn đầu tư từ doanh nghiệp nhằm thu hút đầu tư vào địa bàn, hiện dự án đang triển khai giai đoạn 1 với diện tích thu hồi gần 10 ha. Công tác đo đạc kiểm đếm dự án đã cơ bản hoàn thành, hiện nay huyện đang chờ khung giá bồi thường vật kiến trúc mới của tỉnh ban hành sau đó tiến hành tính toán áp giá đền bù cho bà con. Ngoài ra huyện cũng đang triển khai dự án cải tạo chợ Hữu Lũng, hiện đang trong giai đoạn thương thảo với các hộ kinh doanh để có phương án xây dựng, khai thác hợp lý. Ngay trong quý III/2011, huyện cũng đồng loạt khởi động nhiều dự án GPMB lớn khác như dự án xây dựng tỉnh lộ 245 Phố Vị-Hoà Sơn-Hoà Lạc với tổng chiều dài gần 30km và dự án hệ thống trạm bơm thuỷ lợi Yên Bình-Hoà Bình-Quyết Thắng với năng lực tưới trên 1.200ha. Hai dự án này đang được chủ đầu tư và huyện tổ chức cắm cọc để thực hiện do đạc kiểm đếm trên thực địa. Khối lượng công việc là rất lớn và phức tạp, đòi hỏi các đơn vị được giao nhiệm vụ phải có sự phối hợp nhịp nhàng khi thực hiện giải phóng mặt bằng. Ông Nguyễn Vĩnh Phú, Trưởng phòng Tài nguyên môi trường huyện Hữu Lũng - đơn vị thường trực của huyện thực hiện các bước về giải phóng mặt bằng cho biết, mỗi dự án đầu tư xây dựng đều gắn với công tác giải phóng mặt bằng và mỗi dự án lại có những cái khó, vướng mắc khác nhau, do vậy toàn bộ anh em được giao nhiệm vụ chỉ còn cách là thực hiện nhiệm vụ hết mình với tinh thần trách nhiệm cao nhất. Thực tế hiện nay, khi thực hiện giải phóng mặt bằng các dự án thường phát sinh những khó khăn vướng mắc từ người dân bị thu hồi tới những cơ chế chính sách của nhà nước đang dần được hoàn thiện. Do vậy, ông Hồ Tiến Thiệu, Chủ tịch UBND huyện Hữu Lũng cho biết, một trong những kinh nghiệm triển khai hiệu quả công tác giải phóng mặt bằng là phải kiên trì tuyên truyền những chính sách bồi thường hiện hành của nhà nước cho người dân bị thu hồi đất hiểu rõ bằng nhiều hình thức, từ đó tạo được sự đồng thuận cao trong nhân dân. Ngoài ra, công tác đo đạc kiểm đếm đất đai, vật kiến trúc, đến tính toán phương án đền bù đòi hỏi phải tỉ mỉ chi tiết. Vì thế phải quan tâm xây dựng củng cố đội ngũ làm công tác bồi thường chuyên nghiệp mới đáp ứng được yêu cầu. Không những vậy, trong khi với những cơ chế bồi thường hỗ trợ còn có những bất cập, chưa phù hợp, tỉnh cần có biện pháp điều chỉnh kịp thời để thống nhất áp dụng khi áp giá bồi thường cho dân. Cũng theo ông Thiệu, đối với các dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nhất là xây dựng cụm công nghiệp địa phương sử dụng nguồn vốn từ doanh nghiệp tại khu vực miền núi như Lạng Sơn, tỉnh cũng cần có những cơ chế tài chính hỗ trợ cho doanh nghiệp trong khâu thực hiện công tác giải phóng mặt bằng. Có như vậy việc thu hút, khuyến khích nhà đầu tư là các doanh nghiệp vào địa bàn chắc chắn sẽ có những chuyển biến tích cực.... 08:30 | 20/07/2011
Ninh Thuận thúc đẩy tiến độ các dự án đầu tư Xem thêm: 1 ảnhMột dây chuyền của Nhà máy sản xuất xi-măng Luks. Những năm qua, UBND tỉnh Ninh Thuận đã cấp giấy chứng nhận đầu tư 140 dự án cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước với tổng vốn đăng ký hơn 74 nghìn tỷ đồng, nhưng đến thời điểm này, chỉ có 57 dự án đang xây dựng và hoạt động. Nguyên nhân là do nhiều doanh nghiệp thiếu năng lực, không thực hiện đúng cam kết, dẫn tới hiệu quả đầu tư tại Ninh Thuận chưa cao.Tăng cường quảng bá, thu hút đầu tưTừ năm 2001, thông qua việc quảng bá tiềm năng lợi thế, tỉnh Ninh Thuận đã thu hút nhiều doanh nghiệp, tập đoàn kinh tế trong nước và ngoài nước đến đầu tư các dự án. Để nâng số lượng và mở rộng quy mô thu hút đầu tư, ngày 17-10-2009, tại TP Phan Rang - Tháp Chàm, UBND tỉnh Ninh Thuận phối hợp Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức Hội nghị xúc tiến đầu tư, giới thiệu thêm 54 dự án kêu gọi đầu tư, liên quan chín lĩnh vực kinh tế - xã hội (KT-XH). Tỉnh đã...... 08:24 | 05/07/2011
Gỡ khó cho các dự án xi-măng ở Quảng Bình Hệ thống băng chuyền, lò nung xi-măng của Nhà máy xi-măng Áng Sơn bỏ không năm tháng nay. Thời gian gần đây, có một số dự án đầu tư sản xuất xi-măng ở Quảng Bình chậm triển khai hoặc ngừng sản xuất do thiếu vốn. Điều đó không chỉ gây thiệt hại về kinh tế mà còn ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống, việc làm của hàng trăm lao động.Thiếu vốn, chậm tiến độDự án xi-măng Văn Hóa (xã Văn Hóa, huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình) do Công ty TNHH Vật liệu xây dựng Việt Nam làm chủ đầu tư, với tổng mức đầu tư gần 4.000 tỷ đồng, trong đó vốn vay từ Ngân hàng Phát triển (VDB) là 2.117 tỷ đồng, với mức lãi suất ưu đãi 8,4% năm.Trong hai năm 2010 và 2011 đơn vị tổng thầu EPC là Viện Nghiên cứu và thiết kế xi-măng Hợp Phì (Trung Quốc) đã huy động một lượng lớn công nhân kỹ thuật và chuyên gia Trung Quốc đến làm việc, tập trung nhiều phương tiện thiết bị thi công nên tiến độ thực hiện thiết kế đạt 94%; thi công phần hạ tầng phục vụ lắp đặt...... 08:38 | 30/05/2012
Nam Định cấp phép đầu tư dự án 55 triệu USD Chiều 16-5, Chủ tịch UBND tỉnh Nam Định Nguyễn Văn Tuấn đã trao giấy phép đầu tư cho dự án dệt may có kinh phí đầu tư lớn nhất từ trước đến nay tại địa phương. Đó là dự án nhà máy may xuất khẩu Thái Bình Minh của chủ đầu tư là Công ty TNHH xuất khẩu tổng hợp Thái Bình Minh, Hà Nội.Theo kế hoạch, tại khu công nghiệp Bảo Minh, huyện Vụ Bản (Nam Định) sẽ xây dựng nhà máy may quần áo jắc-két trên diện tích đất sử dụng hơn 20ha.Nhà máy có công suất thiết kế 120 nghìn sản phẩm/năm, tổng vốn đầu tư 55,5 triệu USD. Dự kiến đến quí 4-2012 dự án đi vào hoạt động, thu hút khoảng 1.200 lao động địa phương.Khu công nghiệp Bảo Minh là một trong 13 khu công nghiệp trọng điểm của tỉnh Nam Định được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt năm 2006. Tại đây sẽ hình thành trung tâm dệt may lớn của tỉnh, thu hút từ 6 nghìn đến 8 nghìn lao động nông thôn, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phù hợp với chủ trương đưa dệt may về nông thôn...... 09:29 | 17/05/2012
Tài trợ 200 triệu USD cho Dự án mỏ Đại Hùng Đại diện Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (Vietinbank) và Tổng Công ty thăm dò khai thác dầu khí (PVEP) tối ngày 24-5 đã ký Hợp đồng tài trợ vốn cho Dự án phát triển mỏ Đại Hùng ngoài khơi Việt Nam trị giá 200 triệu USD.Theo đó VietinBank là Ngân hàng thương mại duy nhất tài trợ 200 triệu USD trong bảy năm cho PVEP sử dụng vào mục đích đầu tư một số hạng mục của Dự án phát triển mỏ Đại Hùng, Lô 05-1(A) ngoài khơi Việt Nam, do Công ty Điều hành thăm dò khai thác Dầu khí trong nước (PVEP POC) điều hành.Chủ tịch HĐQT Vietinbank Phạm Huy Hùng cho biết thực hiện Thỏa thuận hợp tác toàn diện giữa VietinBank và Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN), VietinBank đã, đang và sẵn sàng tiếp tục cung cấp các dịch vụ ngân hàng trọn gói cho PVN và các đơn vị thành viên.Hiện tại, vốn điều lệ của VietinBank đã lên tới gần một tỷ USD với sự tham gia của các cổ đông chiến lược nước ngoài là các tổ chức tài chính quốc tế lớn như: Công ty Tài...... 08:09 | 26/05/2011
Phú Quốc chuyển đổi hình thức đầu tư hai dự án Thủ tướng Chính Phủ vừa cho phép UBND tỉnh Kiên Giang chuyển đổi hình thức đầu tư hai dự án trên đảo Phú Quốc là dự án xây dựng tuyến đường vòng quanh đảo (đoạn An Thới - Cửa Lấp) và dự án cầu Nguyễn Trung Trực sang hình thức hợp đồng xây dựng - chuyển giao (BT).Đồng thời, Thủ tướng ủy quyền cho chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang chịu trách nhiệm xem xét, quyết định chỉ định nhà đầu tư BT thực hiện 2 dự án trên. Tuy nhiên, Thủ tướng lưu ý việc chuyển đổi hình thức đầu tư phải bảo đảm thực hiện dự án đúng yêu cầu về tiến độ, chất lượng và không để thất thoát, lãng phí. Được biết, trước đây hai dự án này thực hiện bằng nguồn vốn trái phiếu Chính Phủ.Dự án cầu Nguyễn Trung Trực có chiều dài 268m, tải trọng thiết kế HL93, tổng mức đầu tư trên 202 tỷ đồng. Cò tuyến đường vòng quanh đảo (đoạn An Thới - Cửa Lấp) dài 16km, nền đường rộng 42m, bố trí 6 làn xe, tổng mức đầu tư là 1.300 tỷ...... 07:52 | 24/05/2011
Vinacafe rà soát, sắp xếp lại các dự án đầu tư Kiểm tra chất lượng sản phẩm ở công ty Vinacafe. Trong những năm qua, cùng nhiều biện pháp tăng sản lượng xuất khẩu, không ngừng nâng cao chất lượng cà-phê, Tổng công ty cà-phê Việt Nam (Vinacafe) đã có những bước phát triển mới, hướng tới mục tiêu trở thành Tập đoàn kinh tế Nhà nước trong tương lai không xa.Đặc biệt, ngay sau khi Chính phủ ban hành Nghị quyết 11/NQ-CP về những giải pháp chủ yếu tập trung kiềm chế lạm pháp, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội Vinacafe đã đưa ra những giải pháp cụ thể để bảo đảm thực hiện có hiệu quả.Tập trung vào lĩnh vực sản xuất kinh doanh chínhĐây là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu được Tổng công ty cà-phê Việt Nam đưa ra nhằm thực hiện có hiệu quả Nghị quyết 11/NQ-CP của Chính phủ. Trong đó, tập trung vào việc tăng cường mọi nguồn lực sản xuất, tái canh, thâm canh cà-phê đạt chất lượng tốt. Đồng thời tăng cường công tác chế biến, nhất là chế biến sâu nâng cao giá trị gia tăng. Vinacafe đang hướng tới mục tiêu thay thế, cải...... 08:03 | 05/05/2011
Hà Nội đề xuất hoãn, giãn tiến độ 97 dự án Thực hiện Nghị quyết 11/NQ-CP của Chính phủ về những giải pháp chủ yếu tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội, ngay từ quý I/2011, thành phố Hà Nội đã tập trung rà soát, cắt giảm, giãn tiến độ nhiều dự án đầu tư công. Các sở, ngành, quận, huyện, thị xã của Hà Nội đã triển khai rà soát, sắp xếp lại đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách và có nguồn gốc từ ngân sách, tạm dừng khởi công các dự án đầu tư xây dựng mới thuộc kế hoạch năm 2011. Với các dự án thuộc ngân sách quận, huyện, thị xã qua tổng hợp kết quả bước đầu đã thực hiện đề xuất đình hoãn, giãn tiến độ của 97 dự án, kinh phí điều chuyển cắt giảm 119,37 tỷ đồng. Kinh phí điều chuyển giảm sẽ được các quận, huyện, thị xã bố trí vốn cho các dự án dân sinh bức xúc, các dự án đang thi công nhưng thiếu vốn, cần bổ sung kế hoạch vốn để đẩy nhanh tiến độ, các dự án có khả năng hoàn thành...... 14:23 | 02/05/2011