Ða dạng các giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục TP Cần Thơ hiện có hệ thống các cơ sở giáo dục cơ bản đáp ứng nhu cầu xã hội. Tuy nhiên, chất lượng giáo dục của TP Cần Thơ chưa đáp ứng yêu cầu của thành phố trung tâm vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), nhất là trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Để đáp ứng yêu cầu này, TP Cần Thơ đã và đang triển khai nhiều giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục.Sở Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) TP Cần Thơ cho biết: Hiện nay, cơ sở vật chất, trường lớp, trang thiết bị dạy và học, đội ngũ giáo viên, hệ thống các cơ sở giáo dục... đáp ứng yêu cầu dạy và học. Chất lượng giáo dục ngày càng được nâng lên. Năm học 2009-2010, tỷ lệ học sinh tiểu học, THCS được công nhận hoàn thành chương trình đạt hơn 98%. Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THPT đạt hơn 86%, tăng gần 10% so với năm học trước. Trong số này, nhiều học sinh thi đỗ vào các trường đại học ở TP Hồ Chí Minh, Cần Thơ. Nổi bật là Trường THPT chuyên Lý...... 08:38 | 26/04/2011
Mỹ muốn thúc đẩy hợp tác giáo dục với Việt Nam Một phái đoàn gồm đại diện của khoảng 60 trường đại học và cao đẳng cộng đồng trên toàn nước Mỹ do Thứ trưởng phụ trách thương mại quốc tế Francisco J. Sánchez dẫn đầu sẽ sang thăm Việt Nam và Indonesia từ ngày 2-9/4. Mục đích chuyến thăm là nhằm thu hút nhiều hơn nữa sinh viên Việt Nam và Indonesia sang Mỹ học tập cũng như mở ra cơ hội cho việc chia sẻ nghiên cứu và học thuật. Theo ông Sánchez, chuyến đi là một phần trong các nỗ lực nhằm thực hiện mục tiêu của Tổng thống Barack Obama tăng gấp đôi xuất khẩu của Mỹ trong vòng 5 năm tới. Giáo dục bậc cao là một trong 10 dịch vụ xuất khẩu hàng đầu ở Mỹ.Trong niên học 2009-2010, các sinh viên quốc tế và gia đình của họ đã đóng góp gần 20 tỷ USD vào nền kinh tế Mỹ, chủ yếu từ các khoản đóng góp học phí và chi phí ăn ở. Việt Nam và Indonesia nằm trong danh sách những nước có số sinh viên sang Mỹ học tập nhiều nhất.Trong thời gian ở Việt Nam, phái đoàn Mỹ dự...... 15:48 | 02/04/2011
Hoà Bình phổ cập giáo dục mầm non trước Hà Nội Theo lộ trình của Bộ GD-ĐT về phổ cập Giáo dục Mầm non cho trẻ em 5 tuổi giai đoạn 2010-2015, Hà Nội sẽ hoàn thành kế hoạch năm 2014, trong khi Hoà Bình xong nhiệm vụ năm 2012. Tỉnh miền núi này là 1 trong 10 tỉnh, thành sẽ hoàn thành phổ cập giáo dục mầm non ở giai đoạn 1 (2010-2012).10 tỉnh, thành gồm: Hoà Bình, Phú Thọ, Hải Dương, Hưng Yên, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Thái Bình, Hà Tĩnh, Khánh Hoà và TP.HCM. 53 địa phương còn lại sẽ hoàn thành nhiệm vụ này ở giai đoạn 2 (từ năm 2013-2015).Đồng bằng sông Cửu Long (12 tỉnh) và miền Đông Nam Bộ (7 tỉnh) là hai khu vực “chậm” nhất trong mục tiêu giáo dục này. Trong 7 vùng, khu vực Đồng bằng Bắc Bộ (8 tỉnh) là nơi đi đầu với 5/8 địa phương “về đích” trong giai đoạn 1. Trong 5 đô thị lớn, chỉ có TP.HCM đặt thời hạn hoàn thành kế hoạch năm 2012, còn Hà Nội và Hải Phòng là năm 2014, trong khi với Đà Nẵng và Cần Thơ là năm 2015.Đề án Phổ cập Giáo dục Mầm non đặt mục...... 09:03 | 14/01/2011
Nâng cao vai trò trường chuyên trong hệ thống giáo dục Trong suốt 45 năm xây dựng và phát triển, hệ thống các trường THPT chuyên đóng vai trò quan trọng trong việc phát hiện, bồi dưỡng học sinh năng khiếu để đào tạo các nhà khoa học, nhà quản lý, doanh nhân giỏi.Ở một số địa phương, do chưa xác định được mục tiêu của trường chuyên là phát triển năng khiếu của học sinh về một số môn học trên cơ sở bảo đảm giáo dục phổ thông toàn diện cho nên chỉ tập trung nguồn lực để phấn đấu đạt nhiều giải trong các kỳ thi học sinh giỏi nhưng chưa thật sự quan tâm đến giáo dục toàn diện. Theo thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT), tính đến tháng 12-2009 cả nước có 76 trường khối THPT chuyên với tổng số học sinh chuyên là gần 50 nghìn em, tăng 2.445 học sinh so với năm 2007. Có khoảng 95% số học sinh đoạt giải trong các kỳ thi học sinh giỏi đều rơi vào học sinh chuyên. Không thể phủ nhận rằng chất lượng giáo dục trong các trường THPT chuyên ngày càng được nâng cao, tỷ lệ học sinh THPT chuyên...... 09:04 | 11/01/2011
Giáo viên Việt Nam dự giờ tại trường học ở Đức Trong tháng 11/2010, một nhóm gồm 12 giáo viên Việt Nam dạy tiếng Đức đã dự giờ dạy tiếng Đức tại một số trường phổ thông Đức theo lời mời của Đại sứ quán Đức tại Hà Nội.Đây là chương trình do Cơ quan Trao đổi Sư phạm Đức (PAD) tổ chức dựa trên nguồn kinh phí của Chính phủ CHLB Đức.Trong thời gian 4 tuần, các giáo viên trẻ dạy tiếng Đức của Việt Nam đã có cơ hội tham gia dự giờ các tiết học Đức ngữ tại một số trường THCS và PTTH tại Bang Nordrhein Westfalen, CHLB Đức.Trong khuôn khổ chương trình dự giờ Đức ngữ hàng năm dành cho các giáo viên dạy tiếng Đức trên toàn thế giới, lần đầu tiên một giáo viên Việt Nam đã được sang dự giờ tại trường học ở Đức vào năm 2009. Riêng trong năm 2010 – “Năm Đức tại Việt Nam”, năm đánh dấu sự kiện đặc biệt 35 năm thiết lập Quan hệ Ngoại giao giữa CHLB Đức và CHXHCN Việt Nam, nhiều học bổng của chương trình này đã được cấp cho các giáo viên Việt Nam. Thông qua các giờ dự thính tại...... 08:52 | 09/12/2010
Sau 2 năm thực hiện chương trình giáo dục mầm non LSO- Năm học 2010-2011 tổng số trường mầm non trên địa bàn tỉnh có: 139 trường (tăng 9 trường so với năm học 2009-2010) tổng số nhóm, lớp, số trẻ: 1890 nhóm lớp/35.653 cháu (tăng 45 nhóm, lớp và 926 cháu so với cùng kỳ năm trước). Trên địa bàn toàn tỉnh hiện có 1.250/1.890 nhóm, lớp thực hiện chương trình giáo dục mầm non mới, đạt tỷ lệ 66,1% (tăng 956 nhóm so với năm học 2009-2010). Có 27.168/35.653 cháu thực hiện chương trình mới, đạt tỷ lệ 76,2% (tăng 19.002 cháu so với năm học 2009-2010), trong đó: Nhà trẻ: 241 nhóm/4.352 cháu. Lớp mẫu giáo: 1.009 lớp/22.816 cháu. Đây là kết quả sau hai năm Sở giáo dục – Đào tạo triển khai thực hiện chương trình giáo dục mầm non mới theo Thông tư số: 17/2009/TT-BGDĐT của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. Để đạt được những kết quả nói trên, ngay từ đầu năm học 2010-2011, Sở Giáo dục và Đào tạo đã có văn bản chỉ đạo đến các Phòng giáo dục, tiếp tục thực hiện lộ trình giáo dục mầm non mới theo quy định của Bộ giáo dục và đào...... 08:40 | 19/11/2010
Phổ cập giáo dục trung học cơ sở ở Mèo Vạc Ban chỉ đạo phổ cập giáo dục (PCGD) huyện Mèo Vạc (Hà Giang) vừa tổ chức hội nghị tổng kết mười năm thực hiện các mục tiêu phổ cập giáo dục THCS, giai đoạn 2001 - 2010.Trong mười năm qua, Ban chỉ đạo PCGD huyện Mèo Vạc cùng các ngành, các cấp, ban chỉ đạo phổ cập 18 xã, thị trấn và cán bộ giáo viên ngành giáo dục đã nỗ lực phấn đấu đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ về công tác xóa mù chữ, PCGD tiểu học và phổ cập GDTHCS. Năm 2007, huyện được công nhận đạt chuẩn Quốc gia về phổ cập GDTHCS. Năm 2009, Trường tiểu học thị trấn Mèo Vạc được công nhận trường đạt chuẩn quốc gia. Từ năm 2007 đến nay, huyện luôn giữ vững kết quả phổ cập giáo dục THCS.Phong trào giáo dục của huyện trong mấy năm gần đây đã có hướng chuyển biến tích cực cả về số lượng và chất lượng. Tỷ lệ giáo viên, học sinh đạt danh hiệu giáo viên, học sinh giỏi cấp trường, cấp huyện, cấp tỉnh tăng theo từng năm. Các phong trào thi đua 'Dạy tốt, học tốt' trong...... 14:27 | 02/11/2010
Tăng cường giáo dục dân tộc- kỳ vọng và khát khao LSO-Trong các cuộc tiếp xúc giữa đoàn ĐBQH và HĐND các cấp với cử tri các xã vùng cao, vùng ĐBKK, kiến nghị về công tác GD&ĐT, cũng như góp ý vào dự thảo văn kiện Đại hội Đảng các cấp, nhiều ý kiến tập trung vào công tác giáo dục dân tộc ( GDDT). Đây cũng là kỳ vọng của bà con vào những quyết sách mà Đại hội lần thứ XV Đảng bộ tỉnh sẽ đề cập đến.Tăng cường các điều kiện cho giáo dục vùng caoTrong những năm qua, thực hiện chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước, Tỉnh ủy, HĐND và UBND tỉnh đã quan tâm tới công tác GDDT. Ngành GD đã tập trung chỉ đạo, ưu tiên các nguồn lực nhằm thúc đẩy việc nâng cao chất lượng dạy và học; các giải pháp được thực hiện như chuẩn bị tiếng Việt cho trẻ trước khi vào lớp 1; tăng thời lượng tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số; thu hút các dự án, nguồn lực cho GD vùng cao như dự án tiểu học dành cho trẻ khó khăn, xây dựng nhà bán trú dân nuôi; mở rộng, thành...... 17:03 | 16/09/2010
Giáo dục đại học - bức tranh đáng báo động (kỳ 1) Giáo dục đại học là vấn đề bức xúc nhất được Quốc hội chọn để thực hiện quyền giám sát tối cao của mình trong kỳ họp thứ bảy này. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ ấy, đoàn giám sát đã phát hiện nhiều vấn đề rối ren, từ việc thành lập trường ĐH, suất đầu tư cho đến chất lượng đào tạo đang ngày càng xuống cấp so với chuẩn Việt Nam.Sau đây là cuộc phỏng vấn Chủ nhiệm Ủy ban văn hóa, giáo dục, thanh niên, thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội Đào Trọng Thi về bức tranh giáo dục đại học đáng báo động của Việt Nam mà đoàn giám sát ghi nhận được.Kỳ 1: Loạn cấp phép thành lập trường ĐHThời gian qua, rất nhiều trường ĐH đã được Bộ GD-ĐT cấp phép thành lập. Để thu hồi số vốn của mình, những trường này đua nhau xin chỉ tiêu để mong có lãi ngay từ mùa tuyển sinh đầu tiên, bỏ mặc chất lượng không đâu vào đâu.Chuyên đề giám sát GD ĐH của QH gồm ba vấn đề: thực hiện chính sách pháp luật về thành lập trường, về đầu tư...... 10:01 | 07/06/2010
Thúc đẩy tiến độ các dự án hạ tầng giáo dục Ngày 11-5, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân chủ trì cuộc họp về tiến độ xây dựng ký túc xá (KTX), nhà công vụ giáo viên và bệnh viện bằng nguồn vốn trái phiếu Chính phủ giai đoạn 2009 - 2010. Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo, trong giai đoạn 2009 - 2010, cả nước có 94 dự án nhà ở sinh viên được phân bổ nguồn vốn trái phiếu Chính phủ tại 28 tỉnh, thành phố với tổng nguồn vốn 5.500 tỷ đồng. Tiến độ giải ngân hiện triển khai khá tốt. Dự kiến vào dịp khai giảng năm học 2010 - 2011 sẽ có khoảng 126 khối nhà KTX hoàn thành, đáp ứng chỗ ở mới khoảng 180 nghìn sinh viên.Đến hết năm 2010 sẽ có thêm 25 khối nhà, đáp ứng chỗ ở cho 72 nghìn sinh viên, năm 2011 sẽ có 97 khối nhà đưa vào sử dụng. Mục tiêu đến năm 2020 sẽ xây dựng mới 200 nghìn chỗ ở với tổng số vốn 8.000 tỷ đồng được huy động bằng nguồn trái phiếu Chính phủ. Do các địa phương chủ động huy động nguồn vốn đối ứng nên đã có thể giảm suất...... 09:15 | 13/05/2010