Khai thác thủy sản cần gắn liền với bảo vệ nguồn lợi thủy sản Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) cho biết, ngành khai thác thủy sản (KTTS) ở Việt Nam đang tăng trưởng với tốc độ khá cao, 3,8%/năm. Điều này đã góp phần đáng kể vào sự tăng trưởng chung của nền kinh tế. Cũng theo Bộ NN&PTNT, hiện nay 80% tàu thuyền tập trung KTTS ở vùng nước ven bờ với sản lượng khai thác ven bờ đạt khoảng 1,1 triệu tấn/năm. Sản lượng khai thác ở vùng nước có độ sâu lớn hơn 50m ước tính đạt khoảng 0,6 triệu tấn/năm.Tuy nhiên, chính vì nghành KTTS phát triển khá nhanh, đã dẫn tới việc suy giảm nguồn lợi thủy sản. Thêm vào đó, tổn thất sau khai thác thủy hải sản ở nước ta hàng năm khá cao, ước tính 20 - 30% so với tổng sản lượng khai thác, khoảng 400.000 tấn, tương đương với khoảng gần 8.000 tỷ đồng/năm. Do vậy, để nâng cao hiệu quả KTTS, việc giảm tổn thất sau khai thác thủy hải sản ở Việt Nam đang là bài toán khó hiện nay. Để KTTS một cách bền vững, hiện ngành thủy sản đang đẩy mạnh việc tuyên truyền để nâng...... 08:36 | 24/05/2012
Cho thuê đất trồng rau: Người nông dân bỏ phí lợi thế làm giàu LSO- Mấy năm trở lại đây, Lạng Sơn hình thành những vùng chuyên trồng rau ở ven TP Lạng Sơn và các xã như Tân Liên, Gia Cát, Hợp Thành (Cao Lộc). Tuy nhiên, tại một số vùng chuyên canh, phần lớn nguồn rau xanh cung cấp cho thị trường không phải do nông dân bản địa làm ra mà lại do người dân ngoại tỉnh đến thuê đất gieo trồng. Cho thuê đất trồng rau, nhiều hộ nông dân Lạng Sơn đã và đang để phí một lợi thế làm giàu trên chính quê hương của mình... Những ruộng rau xanh mướt ở Pò Đứa, xã Mai Pha, TP Lạng Sơn nhiều năm nay là nguồn cung dồi dào cho thị trường rau xanh ở thành phố và các huyện trong tỉnh. Cũng từ những chân ruộng này, nhiều loại rau đặc sản như cải ngồng, cải làn...đã theo chân du khách về các tỉnh miền xuôi, góp phần làm nên “thương hiệu” rau Xứ Lạng. Thế nhưng, ít ai biết được rằng, phần lớn diện tích rau ở đây lại do những người nông dân từ các tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang, Thái Nguyên... đến thuê đất gieo...... 09:12 | 27/04/2012
Quảng Trị khơi dậy tiềm năng, lợi thế để phát triển và hội nhập Nằm giữa Quảng Bình và Thừa Thiên - Huế, Quảng Trị - mảnh đất từng là chiến trường ác liệt, là nơi ghi dấu chiến công oanh liệt của quân và dân ta trong hai cuộc kháng chiến; Ngày nay, Quảng Trị là "Vùng đất thiêng", vùng kinh tế nhiều tiềm năng và triển vọng.Với mong muốn đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển tiềm năng và lợi thế để phát triển và hội nhập; lãnh đạo địa phương đã có nhiều nỗ lực lớn trong xây dựng kết cấu hạ tầng, cải cách các thủ tục hành chính để thu hút đầu tư. Miền đất này đang thay da đổi thịt để đi lên cùng cả nước.Thực hiện các chủ trương lớn của Chính phủ, ngay từ đầu năm UBND tỉnh đã tập trung thực hiện các chính sách kích cầu đầu tư, ổn định kinh tế vĩ mô, ngăn chặn lạm phát tăng cao, giữ vững tốc độ phát triển kinh tế; trong đó hướng vào các lợi thế trong phát triển nông nghiệp, thương mại, công nghiệp, tạo đà phát triển cho vùng đất còn nhiều tiềm năng này.Năm 2010, Quảng Trị...... 07:55 | 04/05/2011
Sản xuất khoai tây giống sạch bệnh: Đem lợi ích đến với nhà nông LSO - Từ năm 2003 đến nay, Trung tâm Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ (ƯDTBKHCN) thuộc Sở Khoa học và Công nghệ triển khai thực hiện nhiệm vụ sản xuất khoai tây giống sạch bệnh nhằm chủ động nguồn giống tại chỗ phục vụ sản xuất khoai tây trên địa bàn. Và từ đây, người nông dân Lạng Sơn, nhất là nông dân vùng sản xuất khoai tây trọng điểm có cơ hội được hưởng lợi từ những tiến bộ KHCN.Lạng Sơn nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, thuận lợi cho phát triển cây khoai tây; người nông dân có tập quán và kinh nghiệm trồng khoai tây lâu đời, thêm vào đó, khoai tây thương phẩm có giá cao và đầu ra ổn định do chênh lệch mùa vụ với các tỉnh trồng khoai tây ở đồng bằng Bắc bộ. Tuy nhiên, thực tiễn sản xuất cho thấy năng suất, chất lượng khoai tây còn thấp chủ yếu là do giống. Ở Lạng Sơn, giống khoai tây Trung Quốc được sử dụng khá phổ biến, tuy nhiên nguồn gốc không rõ ràng, đa số không qua thủ tục nhập khẩu nên mang nhiều mầm...... 11:12 | 22/04/2011
Hợp tác khai thác nguồn lợi thủy sản: Niềm vui về với vùng biên Sông Kỳ Cùng bắt nguồn từ Lạng Sơn chảy qua Trung Quốc. Dòng chảy và mặt nước của con sông đã tạo điều kiện thuận lợi cho cư dân hai bên, nhất là khu vực biên giới khai thác nguồn lợi thủy sản chung. Thuận lợi là vậy nhưng cư dân biên giới hai nước vẫn chưa khai thác hết tiềm năng thế mạnh của nuôi trồng thủy sản. So với nhiều tỉnh trong khu vực, mức độ hưởng thụ nguồn lợi thủy sản, sử dụng thực phẩm thủy sản của người dân Lạng Sơn vẫn còn quá thấp. Trung bình mỗi năm toàn tỉnh đánh bắt được 1.200 đến 1.300 tấn cá, chia theo bình quân số cá ấy thì mỗi người dân được hưởng nguồn lợi thủy sản quá ít. Khu tự trị Dân tộc Choang Quảng Tây, Trung Quốc tiếp giáp với Lạng Sơn, mặc dù trình độ chăn thả tiên tiến hơn nhưng do diện tích mặt nước hạn chế, dân số đông nên mức độ hưởng thụ thực phẩm từ cá cũng không khá hơn ta là mấy. Vì vậy, việc quan tâm khai thác nguồn lợi thủy sản chung trên sông Kỳ Cùng để tận dụng diện tích mặt nước, tạo điều kiện cho cư dân biên giới xóa đói giảm nghèo, tạo hình ảnh hữu nghị giữa hai nước đã được quan tâm từ lâu. Đến năm 2008, lứa cá đầu tiên đã được nhân dân hai nước thả chung xuống sông Kỳ Cùng. Ở lần thả cá này, nhân dân hai nước đã cùng thả 50 vạn con cá giống phổ thông như; chép, trôi, mè, trắm. Ngay khi mẻ cá đầu tiên được thả, người dân biên giới hai nước đã cam kết không đánh bắt bằng thuốc nổ, hóa chất; không sử dụng lưới mắt nhỏ; cùng đánh bắt chung để hưởng nguồn lợi thủy sản và bảo vệ môi trường. Theo ông Phạm Bá Biền, Phó Giám đốc phụ trách Trung tâm Thủy sản Lạng Sơn, việc thả chung cá trên một dòng sông không những mang ý nghĩa về hòa bình hữu nghị, mà còn có ý nghĩa lớn trong phát triển kinh tế. Sau khi thả cá, nhiều người dân các thôn bản dọc sông đã đầu tư công cụ đánh bắt như xuồng, lưới, dụng cụ câu để tạo một phần chuyển dịch cơ cấu lao động từ thuần nông sang đánh bắt nuôi trồng thủy sản. Ngay sau đợt thả cá năm 2008, chỉ trong vòng 1 năm sau, mật độ cá trên sông đã dày lên, nhân dân biên giới của 2 nước cùng chung hưởng nguồn lợi đó. Theo quy luật ở miền núi, sau rằm tháng 7 cá tìm về vùng hạ lưu, nhưng bắt đầu từ tháng 3 hằng năm cá ngược lên thượng nguồn. Đây là mùa đánh bắt chính nên nhân dân dọc sông suối thuộc Tràng Định, Văn Lãng, Văn Quan, Cao Lộc... có nguồn lợi thủy sản tăng đáng kể. Theo ông Hoàng Văn Quân, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Tràng Định, hợp tác thả cá xuống sông Kỳ Cùng đã tạo niềm vui cho nhân dân các dân tộc vùng sông, và đây cũng là hình thức tạo công ăn việc làm cho nhân dân hai nước. Tháng 10/2012, hai nước lại tiếp tục thả 95 vạn cá giống xuống sông Kỳ Cùng. Ông Phạm Bá Biền khẳng định, cùng với hoạt động thả cá giống, các hoạt động tham quan, trao đổi học tập kinh nghiệm cũng được diễn ra. Các cán bộ nuôi trồng thủy sản đã thăm 5 mô hình sản xuất, chăn nuôi cá của Quảng Tây, chắc chắn trong tương lai sẽ có mô hình hợp tác về chăn thả cá hiện đại. Trong điều kiện toàn tỉnh đang tập trung đầu tư Khu kinh tế Cửa khẩu Đồng Đăng- Lạng Sơn thì các mô hình ngư nghiệp sẽ góp phần tạo bước đi vững chắc và rất khả thi.... 16:34 | 15/11/2012
Tăng cường bảo đảm an toàn công trình thủy lợi mùa mưa, lũ 2018 Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa có Chỉ thị yêu cầu tăng cường công tác bảo đảm an toàn công trình thủy lợi trong mùa mưa, lũ năm 2018.... 16:14 | 28/03/2018
Tuyên dương 13 tập thể, 32 cá nhân thanh niên làm theo lời Bác LSO-Tối 17/10/2017, Tỉnh đoàn Lạng Sơn tổ chức lễ tuyên dương “Thanh niên tiên tiến làm theo lời Bác năm 2017”.... 08:46 | 18/10/2017
Công đoàn Công ty TNHH Thành Long bảo vệ quyền lợi người lao động LSO-Những năm qua, Công đoàn cơ sở Công ty TNHH Thành Long luôn thực hiện tốt chức năng chăm lo, bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho đoàn viên, công nhân, lao động (CNLĐ), giúp họ yên tâm làm việc, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm.... 13:59 | 05/10/2017
Dân chủ cơ sở là cốt lõi trong đổi mới giáo dục, đào tạo Chiều 15/11, tại Hà Nội, Đoàn Kiểm tra của Ban Chỉ đạo Trung ương về thực hiện Quy chế dân chủ tại cơ sở đã làm việc với Ban cán sự Đảng Bộ Giáo dục và Đào tạo.... 07:43 | 16/11/2017