Doanh nghiệp cần có trách nhiệm với quyền lợi người tiêu dùng Ngày 12-1, tại TP Hồ Chí Minh, Phòng Thương mại công nghiệp Việt Nam (VCCI) và Tổ chức Phát triển công nghiệp Liên hợp quốc (UNIDO) phối hợp tổ chức diễn đàn Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.Diễn đàn đã đưa ra những thông tin, kiến thức về trách nhiệm của các nhà sản xuất và quyền lợi của người tiêu dùng cũng như khung pháp lý về bảo vệ người tiêu dùng. Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng đòi hỏi các tổ chức, doanh nghiệp phải bảo vệ thông tin cá nhân của người tiêu dùng; trách nhiệm cung cấp bằng chứng giao dịch (hóa đơn, chứng từ, nguồn gốc của tổ chức, doanh nghiệp); trách nhiệm bảo hành sản phẩm; trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho người tiêu dùng khi hàng hóa không đạt chất...... 08:41 | 13/01/2012
Quản lý đo lường taximet: Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng LSO-Theo kết quả thanh tra đo lường taximet (đồng hồ tính cước taxi) được tiến hành trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn vừa qua, 100% doanh nghiệp vận tải taxi chở khách đều chấp hành nghiêm các quy định của Nhà nước về đo lường. Đây là một tín hiệu vui để người tiêu dùng yên tâm hơn khi sử dụng loại hình vận tải này. Cán bộ Sở KHCN kiểm tra taximet của các xe hãng taxi Duy Quang Cùng với sự phát triển kinh tế-xã hội, nhu cầu vận tải bằng taxi ở Lạng Sơn ngày càng tăng. Nếu như năm 2006, cả tỉnh chỉ có 1 hãng taxi với vài chục xe thì đến nay, toàn tỉnh có 8 doanh nghiệp kinh doanh loại hình vận tải này với gần 300 xe. Ngoài thành phố Lạng Sơn, kinh doanh vận tải taxi đã xuất hiện ở các huyện Hữu Lũng, Cao Lộc và bên cạnh vận tải hành khách, cũng đã xuất hiện các hãng taxi vận tải hàng hóa. Tuy nhiên, cũng giống như kinh doanh xăng dầu, hàng bao gói sẵn... , kinh doanh vận tải taxi đo, đếm thông qua hệ thống đo lường...... 08:47 | 21/12/2011
Hậu Giang khánh thành bờ kè đường Trần Hưng Đạo - Lê Lợi Sáng ngày 30-8, tại phường Ngã Bảy, UBND thị xã Ngã Bảy, tỉnh Hậu Giang khánh thành công trình bờ kè đường Trần Hưng Đạo - Lê Lợi. Đồng chí Huỳnh Minh Chắc , Ủy viên T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy tới dự, cắt băng khánh thành.... 08:16 | 31/08/2013
Thu mua tạm trữ lúa gạo, nông dân chưa được hưởng lợi Nhằm hỗ trợ nông dân đồng bằng sông Cửu Long (ÐBSCL) đẩy mạnh sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, Chính phủ quy định mua tạm trữ một triệu tấn gạo quy đổi trong thời gian từ ngày 15-6 đến 31-7.... 07:55 | 25/06/2013
Khai thác nhựa thông: Lộc Bình đảm bảo lợi ích lâu dài LSO-Thời gian vừa qua, giá nhựa thông trên địa bàn tỉnh ở mức 27.000 – 28.000 đồng/kg. So với năm trước thì giá thu mua năm nay tăng thêm vài nghìn đồng/kg, đây có thể coi là mức giá tương đối cao.... 09:19 | 19/06/2013
Tràng Định quản lý, khai thác tốt các công trình thủy lợi LSO-Hiện trên địa bàn huyện Tràng Định có 20 công trình thủy lợi lớn và hàng trăm hồ, đập nằm ở các xã, phục vụ tưới cho hơn 3.000 ha đất trồng lúa.... 10:07 | 06/05/2013
Niềm tin một năm sản xuất thắng lợi, mùa màng bội thu Ngay từ những ngày đầu xuân Quý Tỵ, nhiều công ty, xí nghiệp, cơ sở sản xuất… đã nhộn nhịp ra quân sản xuất, kinh doanh, tạo khí thế lao động hăng say, với kỳ vọng một năm mới với nhiều thành công mới.Những công nhân đang thi công cầu vượt Kim Mã - Nguyễn Chí Thanh miệt mài làm việc (Ảnh:KT)Theo kế hoạch, kết thúc 9 ngày nghỉ Tết, ngày 18/2 (tức mùng 9 Âm lịch) người lao động ở các cơ quan, đơn vị, công ty… đã khởi động guồng quay công việc. Mặc dù thời tiết những ngày đầu xuân có mưa nhỏ, khí hậu ẩm ướt song trên nhiều công trường xây dựng ở địa bàn thủ đô Hà Nội, không khí làm việc đã vô cùng nhộn nhịp. Tại công trường xây dựng cầu vượt nhẹ nút Kim Mã – Nguyễn Chí Thanh, những công nhân và kỹ sư đang miệt mài lao động để đảm bảo tiến độ. Thời điểm thi công cầu vượt này rơi vào đúng dịp Tết Nguyên đán Quý Tỵ, nên đòi hỏi sự hy sinh rất lớn của đội ngũ giám sát, tư vấn thiết kế, nhất...... 09:33 | 23/02/2013
An Giang: Trồng ớt cho lợi nhuận trên 150 triệu đồng/ha Hiện nay, nông dân tỉnh An Giang đang vào vụ thu hoạch ớt. Theo tính toán, sau 5 tháng trồng và cho thu hoạch nhiều đợt sản lượng ước khoảng 13 tấn/ha, với giá bán 16.000 đồng/kg mua tại đồng, trừ chi phí nông dân được lợi nhuận bình quân trên 150 triệu đồng/ha. Riêng huyện biên giới An Phú ớt được thương lái mua với giá 22.000 đồng/kg.... 08:13 | 27/03/2014
Quy hoạch thủy lợi, thủy điện miền trung: Còn nhiều tồn tại Thông tin quy hoạch thủy lợi, thủy điện chưa cập nhật, còn nặng tính chuyên ngành; chưa chú trọng đánh giá môi trường chiến lược trong các dự án thiết kế; thiếu phối hợp giữa đơn vị lập quy hoạch với địa phương...là những nội dung chính nổi lên trong Hội thảo tư vấn phản biện “Quy hoạch thủy lợi, thủy điện miền trung” tổ chức tại Đà Nẵng sáng 8-9.Hội thảo do Liên hiệp các Hội khoa học Kỹ thuật Việt Nam tổ chức.Khu vực miền trung hiện có hơn 6.000 công trình hồ chứa, đập dâng lớn nhỏ, 22 nhà máy thủy điện công suất từ 20 đến 220 MW, chủ yếu là trên lưu vực sông Vu Gia-Thu Bồn và sông Ba.Tuy nhiên việc quy hoạch thủy lợi, thủy điện còn nhiều tồn tại đó là những thông tin cho quy hoạch chưa được cập nhật, quy hoạch còn mang nặng tính chuyên ngành, ít có sự phối hợp chia sẻ thông tin, việc đánh giá môi trường chiến lược trong các dự án thiết kế chưa được chú trọng, thiếu sự phối hợp giữa đơn vị lập quy hoạch với địa phương.Trong khi đó các công...... 09:13 | 09/09/2011
Phát triển sản xuất: Lời giải nào cho bài toán chuyển dịch? Chỉ tính riêng Quỳnh Sơn diện tích trồng cà chua cũng lên tới xấp xỉ 20ha, còn lại Bắc Sơn và Long Đống, diện tích cũng phải tương đương. Với năng suất cao như vụ vừa qua, cứ tính tròn 1 tấn/sào, thì sản lượng của cả 3 địa phương trên gộp lại là rất lớn. Vậy mà thị trường tiêu thụ của họ chỉ là trong nội huyện nhỏ bé, mặt khác cà chua rất khó bảo quản, thương lái đến thu mua thường lợi dụng điểm này để ép giá. Kết quả là có thời điểm cà chua chỉ còn có giá vài trăm đồng/kg, tính nhẩm, 2 tạ cà chua mà người nông dân làm quần quật mới thu được, khi bán đi, chẳng mua nổi 1 cân…thịt lợn. Trao đổi với chúng tôi về câu chuyện chuyển dịch, ông Dương Công Thần, Bí thư Đảng ủy xã Quỳnh Sơn tâm huyết trải lòng: Cà chua bán trên địa bàn giá rẻ như cho, mà chúng tôi nghe đâu ở Thái Nguyên giá cà chua lại rất đắt, cả chục nghìn đồng/kg, nghe là nghe thế, xót cho dân, nhưng biết tìm mối tiêu thụ thế nào đây, giải quyết thế nào cho cả trăm tấn sản phẩm kia? Nói rồi ông lại chuyển sang chuyện dưa chuột, chuyện là vài vụ trước dưa chuột được giá, Quỳnh Sơn cũng chuyển nhiều sang trồng dưa, được 2 vụ, đến vụ này dưa cũng được mùa mà nông dân gánh đi bán rong rong khắp xã, cả ngày trời chẳng mua nổi tô phở lót dạ. Ấy thế mà vụ cà chua thất bát đi qua, tôi ra chợ Bắc Sơn lại thấy người ta bán 5.000 đồng/kg, đúng là giá nông sản cứ “nhảy múa” như giá vàng, mà vàng thì còn tích được để chờ giá cao rồi bán, chứ nông sản vài ngày là hỏng, nhà nông vẫn cứ lao đao. Hiện nay Đảng ủy xã Quỳnh Sơn đang có dự định hướng nông dân sang trồng khoai tây, nhưng là có hợp đồng bao tiêu sản phẩm đàng hoàng, ông Bí thư giọng đầy hy vọng: Nếu thuận lợi, thì đây sẽ là hướng chuyển dịch bền vững, nhưng xã vẫn lo…Tôi hiểu cái nỗi lo của ông, thuốc lá hợp đồng với các công ty như thế mà giá vẫn thất thường, thì nói gì loại cây trồng mới. Câu chuyện lại lan man sang dưa bở, dưa hấu, rồi xa hơn câu chuyện ở Lạng Sơn, câu chuyện tiêu thụ nông sản trong cả nước mà báo, đài đưa tin mấy ngày qua, quả thật như “đánh bạc” với thị trường. Câu hỏi trồng cây gì, nuôi con gì, xem ra chưa đủ, mà bây giờ trong chuyển dịch cần phải trả lời thêm câu hỏi: Liên kết với ai để có thị trường tiêu thụ bền vững? Đó sẽ là mấu chốt để đẩy nhanh tốc độ chuyển dịch cơ cấu cây trồng theo hướng hàng hóa, phát triển sản xuất, đó cũng là cái gốc của nông thôn mới.... 08:54 | 25/07/2011