Người cán bộ lão thành của quê hương cách mạng LSO-Được sự chỉ dẫn của cán bộ UBND xã Quỳnh Sơn, huyện Bắc Sơn, chúng tôi có dịp đến ngôi nhà của ông Dương Công Chiến, vị lão thành cách mạng, người con tiêu biểu của mảnh đất khởi nghĩa Bắc Sơn.... 13:20 | 07/11/2013
Cảm phục nghị lực của cô gái liệt nửa người Trong suốt cuộc trò chuyện với chị, tôi không hề thấy ở chị có một sự thất vọng nào, trái lại chị luôn vui vẻ, bằng lòng với những gì mình đang làm. Số phận không cho chị được đi lại, suốt hơn hai mươi năm qua chỉ nằm một chỗ trên giường, nhưng tạo hóa lại cho chị một đôi tay khéo léo, cùng với nghị lực phi thường của một người khao khát được làm việc, chị đã “đứng vững” được trên chính đôi tay của mình.... 11:07 | 19/12/2012
Chuyện về một người phụ nữ "sống chung" với HIV Sinh ra và lớn lên trong một gia đình có hoàn cảnh khó khăn, là chị của 2 cô em gái, nhưng khi chị H được 7 tuổi, bố bỏ đi theo một người đàn bà khác một mình mẹ tự xoay xở với 3 đứa con gái nhỏ. Theo thời gian, những gánh nặng gia đình cũng làm người mẹ mệt mỏi, rồi bỏ lại 3 đứa con cho ông bà và đi bước nữa (lúc đó em út chị mới chập chững biết đi). Dù mới lên 7 tuổi nhưng trong suy nghĩ của chị lúc nào cũng phải gương mẫu để chăm sóc cho 2 đứa em. Khi 2 người em khôn lớn cũng là lúc chị quyết định xây dựng gia đình với một người con trai đất Hà thành. Tưởng rằng cuộc sống cứ thế êm đềm hạnh phúc trôi đi để bù đắp tuổi thơ đã quá nhiều cực khổ, nhưng niềm hạnh phúc đó đã không tồn tại bởi khi chị nhập viện sinh đứa con đầu lòng cũng là lúc chị phát hiện mình có kết quả xét nghiệm HIV dương tính. Chị tâm sự: May mắn lớn nhất trong cuộc đời chị là đứa con sinh ra không bị nhiễm HIV từ bố mẹ. Khi con được 2 tuổi thì chồng chị chết vì suy kiệt sức khoẻ, cùng lúc đó những bệnh nhiễm trùng cơ hội bắt đầu tấn công chị nhưng chị vẫn phải gượng sống vì bên cạnh còn có đứa con quá nhỏ mới có 3 tuổi. Cuối năm 2005, Dự án Life Gap được triển khai tại Lạng Sơn, Bệnh viện Đa khoa tỉnh đã hỗ trợ cho chị 30 liều thuốc đầu tiên, cuộc đời- cũng như sức sống của chị được tái sinh lần nữa, chị khoẻ lên trông thấy, những ánh mắt tò mò, thái độ kỳ thị của xã hội đã không còn làm chị quan tâm và dằn vặt như trước. Chị quyết định tham gia sinh hoạt vào CLB Hoa Hồi của những người có cùng cảnh ngộ. Từ khi tham gia CLB, chị có thêm nhiều nguồn động viên, an ủi. Không còn những ngày nằm buồn tủi, than thân trách phận, chị tích cực cùng các bạn trong nhóm đồng đẳng tiếp cận và vận động những người có HIV vào CLB để họ cũng có được niềm tin và sức sống mới như chị. Nhóm đồng đẳng của chị đã đi tiếp cận và vận động được hơn 100 người nhiễm HIV vào sinh hoạt tại CLB trên phạm vi toàn tỉnh. Tổ chức sân chơi chung cho những trẻ em bị nhiễm và bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS nhân các ngày lễ, tết trong năm… Nhìn những nụ cười hồn nhiên của các cháu, chị thấy ấm lòng.... 09:45 | 30/11/2012
Lương y Phạm Văn Khang, người bác sĩ tài hoa Là học trò của vị giáo sư y học cổ truyền tài ba Nguyễn Tài Thu, bác sĩ Phạm Văn Khang đã có những năm tháng dài theo học và làm việc tại thủ đô Hà Nội với người thầy của mình tại Hội y học cổ truyền Việt Nam. Trở về quê hương Lạng Sơn, với đam mê, mong muốn được mang kiến thức y học của mình điều trị cho nhân dân, bác sĩ Khang đã mở một cơ sở điều trị bằng phương pháp y học cổ truyền tại nhà mình số 62, đường Lê Hồng Phong, phường Tam Thanh – thành phố Lạng Sơn. Bệnh nhân đến nhà anh điều trị mỗi người một bệnh, vậy mà đối với bác sỹ Khang cùng những cây kim thần kỳ nhỏ bé và kiến thức sâu rộng về châm cứu đã cứu chữa rất nhiều bệnh nhân mà không dùng đến thuốc tây như bệnh viêm đa khớp dạng thấp (thấp khớp), tai biến mạch máu não…Ngoài trực tiếp điều trị bệnh, anh còn giảng dạy, hướng dẫn truyền đạt kiến thức và kinh nghiệm của mình cho những người đam mê và theo học y học cổ truyền. Đối với bác sỹ Khang, y đức luôn được anh đặt lên hàng đầu, việc cứu chữa người bệnh là một trách nhiệm cao cả luôn được anh nghiên cứu và làm việc hết mình đối với mỗi người bệnh. Là một bác sĩ, nhưng ngoài giờ làm việc, bác sĩ Khang lại là một nghệ sĩ ghita, một “ca sĩ” của công chúng, anh mang tiếng đàn, tiếng hát của mình có thể ở bất cứ nơi đâu, trong những đơn vị quân đội hay những quán cà phê ấm áp, những buổi khai trương của một đơn vị kinh doanh… Dường như ở đâu anh cũng cống hiến hết mình cho công chúng những tài hoa của mình. Bác sĩ Phạm Văn Khang quan niệm: con người ai cũng có bệnh lý, người bị bệnh gì thì cũng trị được bệnh chính bằng “tâm” của mình.... 09:10 | 20/12/2011
Cô giáo trẻ tâm huyết với sự nghiệp trồng người LSO-Đó chính là cô giáo Hoàng Thị Hiếu, sinh ra và lớn lên trong một gia đình nông dân nghèo tại thôn Hoà Lạc, xã Nam La, huyện Văn Lãng. Ngay từ thuở nhỏ, ước mơ trở thành cô giáo để được đứng trên bục giảng luôn là niềm khát khao của cô. Nhà nghèo lại đông anh em, vì vậy việc học hành đối với cô rất khó khăn nhưng với tinh thần vượt khó, mong muốn biến ước mơ thành hiện thực, cô đã không ngừng phấn đấu trong học tập. Với sự nỗ lực đó, cô đã thi đỗ vào Trường Cao đẳng sư phạm Lạng Sơn với số điểm thủ khoa, cô đã khóc trong hạnh phúc, ước mơ của cô đã trở thành hiện thực. Trong suốt quá trình học tại trường sư phạm, cô gặp rất nhiều khó khăn vì số tiền bố mẹ gửi cho không đủ để trang trải nên ngoài thời gian học cô còn đi dạy thêm để kiếm tiền trang trải sinh hoạt. Thời gian thấm thoát trôi, cô cũng học xong. Với tấm bằng tốt nghiệp loại khá, cô được phân về dạy tại Trường tiểu học xã...... 09:03 | 15/12/2011
Người phụ nữ làm giầu từ hai bàn tay trắng LSO-Đó là chị Vương Thị Pen, thôn Làng Thành, xã Quang Lang, huyện Chi Lăng. Trước đây gia đình chị thuộc diện hộ nghèo của xã, thiếu vốn chưa biết cách làm ăn, cuộc sống chỉ trông chờ vào mấy sào ruộng, vườn. Nhưng từ năm 2001, được sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền địa phương chị mạnh dạn vay vốn từ ngân hàng chính sách được 5 triệu đồng đầu tư vào chăn nuôi lợn thịt và trồng cây ăn quả. Ban đầu chị nuôi 2 đến 3 con và phát nương trồng 400 cây na. Bắt tay vào chăn nuôi chị gặp một số khó khăn như nuôi lợn còn bị bệnh, chậm lớn; chưa biết cách phòng bệnh cho lợn, chị đã tích cực học hỏi kinh nghiệm và chăm sóc lợn từ bạn bè và qua sách báo. Sau hai năm nỗ lực lao động sản xuất, gia đình chị đã trả đựợc cả vốn lẫn lãi, năm 2004 gia đình chị đã thoát khỏi diện hộ nghèo. Có kinh nghiệm chị đã mạnh dạn đầu tư chuồng trại phát triển chăn nuôi. Hiện nay gia đình chị có gần chục con lợn thịt,...... 08:46 | 08/12/2011
Người chiến sỹ trên mặt trận phòng, chống HIV/AIDS Với những nỗ lực phấn đấu dường như không biết mệt mỏi của bản thân, năm 2007, bác sĩ Vi Trung Lâm đã vinh dự nhận được giấy khen của UBND huyện Lộc Bình; 2 năm liền (2008, 2009) nhận giấy khen của Công đoàn ngành. Năm 2009 và 2010, anh đều được nhận giấy khen của Sở Y tế. Đặc biệt trong năm 2010, anh đã được Bộ Y tế tặng bằng khen vì có nhiều thành tích xuất sắc trong công tác phòng chống HIV/AIDS trên địa bàn huyện.... 09:12 | 01/12/2011
Người phụ nữ dân tộc Dao làm kinh tế giỏi LSO- Cùng với phụ nữ các dân tộc khác, chị em phụ nữ dân tộc Dao đang ngày càng khẳng định được vị trí và vai trò quan trọng của mình trong các phong trào ở địa phương, nhất là phong trào thi đua phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo mang lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho gia đình. Một trong những tấm gương đó là chị Lý Thị Lành, thôn Bản Thàng, xã Thiện Long, huyện Bình Gia.Năm 2006, khi vừa bước sang tuổi 20, chị Lành xây dựng gia đình với anh Dương Văn Hành ở thôn Bản Thàng. Do cách làm ăn cũ không mang lại hiệu quả cuộc sống gia đình chị gặp nhiều khó khăn. Được Hội phụ nữ xã tuyên truyền, vận động và hướng dẫn về khoa học kỹ thuật (KHKT) mới trong sản xuất, chăn nuôi, chị Lành đã mạnh dạn thay đổi cách làm ăn cũ. Đầu tiên chị đầu tư chăn nuôi lợn thịt, tiếp đó chị nuôi lợn nái sinh sản, mỗi năm cho 2 lứa lợn con, một nửa đàn, gia đình chị để nuôi, còn lại bán cho bà con trong thôn cùng...... 07:56 | 11/11/2011
Người bảo vệ dân phố nhiệt tình với phong trào LSO-Được đồng chí cảnh sát khu vực (CSKV) giới thiệu từ trước, nhưng khi gặp anh Hoàng Văn Tuyến – tổ phó Tổ bảo vệ dân phố của khối 8 phường Tam Thanh, thành phố Lạng Sơn, chúng tôi càng thấu hiểu hơn về người “vác tù và hàng tổng” này. Bất kể đêm khuya hay trời mưa rét, mỗi khi trong khu phố có vụ việc gì liên quan đến an ninh trật tự, anh Tuyến lập tức cùng với CSKV có mặt. Hồi tháng 3, tại một khu nhà trọ trong khối xảy ra một vụ chết người chưa rõ nguyên nhân, anh là người đầu tiên thông tin cho CSKV và có mặt ngay để bảo vệ hiện trường.Anh Tuyến thường xuyên trao đổi tình hình với CSKVMặc dù Tổ bảo vệ dân phố khối 8 chỉ có năm người, nhưng các anh đã thường xuyên phân công nhau phối hợp với lực lượng CA phường tổ chức tuần tra, bảo vệ những ngày lễ, tết, những sự kiện chính trị - xã hội diễn ra trên địa bàn... Trong dịp tết Nguyên đán Tân Mão 2011, theo kế hoạch anh được phân công trực chốt trên...... 09:26 | 16/08/2011
Người có nhiều đóng góp cho y học cổ truyền LSO-Bác sĩ Nguyễn Thanh Sản, Giám đốc Bệnh viện Y học cổ truyền (BVYHCT), kiêm Chủ tịch Hội Đông y tỉnh Lạng Sơn vinh dự là một trong số 91 cá nhân trên toàn quốc được Bộ Y tế trao tặng giải thưởng Hải Thượng Lãn Ông năm 2011. Đây là giải thưởng cao quý nhằm tôn vinh các cá nhân có nhiều đóng góp cho công tác kế thừa, bảo tồn, phát triển y dược cổ truyền, kết hợp y dược cổ truyền và y dược hiện đại phục vụ sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân. Tâm huyết với nghề, hết lòng vì người bệnh và công tác xây dựng, phát triển y học cổ truyền của địa phương, bác sĩ Nguyễn Thanh Sản là niềm tự hào của ngành y học cả nước nói chung và tỉnh Lạng Sơn nói riêng. Hơn 23 năm làm công tác quản lý, ông đã có những đóng góp tích cực trong việc xây dựng, củng cố và phát triển y học cổ truyền của tỉnh.Bác sĩ Nguyễn Thanh Sản phát biểu tại lễ kỷ niệm 55 năm ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/2/2010)Nhớ lại những ngày...... 08:39 | 25/02/2011