Người trở về từ bom đạn chiến tranh LSO-Sinh năm 1950, mồ côi cha mẹ từ năm 6 tuổi, ở với ông bà, năm 16 tuổi, ông Trương Văn Kiểm (thôn Nà Nùng, xã Hợp Thành, huyện Cao Lộc) tình nguyện đăng ký lên đường nhập ngũ. Có lẽ tuổi thơ vất vả và những ngày tháng chiến đấu gian khổ nhưng hết sức oanh liệt trên chiến trường là những ký ức mà cả đời ông không thể nào quên. Hàng ngày, vào những lúc rảnh rỗi, ông thường kể lại cho con cháu nghe, để chúng nhìn vào đó mà tự hào, mà trân trọng, từ đó phấn đấu học tập tốt, lao động hết mình để xứng đáng với sự hy sinh của thế hệ cha ông. Ông Trương Văn Kiểm thăm nom, chăm sóc vườn thôngÔng vẫn nhớ như in ngày 16/6/1967, ông và những thanh niên khác lên đường vào chiến trường miền Nam, tham gia chiến đấu ở mặt trận 44, bắc Quảng Nam Đà Nẵng. Ngày 22/12/1969, tại bán đảo Sơn Trà, cảng Đà Nẵng, quân ta nổi dậy tiến công, đánh vào sào huyệt của địch. Ông được đơn vị phân công đóng vai thiếu úy, lái xe Jeep,...... 09:16 | 06/03/2013
Người đưa quýt Bắc Sơn về Lân Nứa LSO-Cách khu dân cư thôn Nam Lân I, xã Y Tịch, huyện Chi Lăng khoảng 4km có một thung lũng nhiều nứa mọc tự nhiên nên người dân địa phương vẫn quen gọi là Lân Nứa. Nhưng nhiều năm nay, vườn quýt gần 1000 cây của ông Lương Văn Lập (thôn Nam Lân I) đã lấn át rừng nứa nơi đây. Và sẽ không quá nếu giờ gọi đây là Lân Quýt… Ông Lương Văn Lập bên vườn quýt của gia đìnhĐiều đặc biệt, giống quýt ông Lập trồng chính là quýt đặc sản Bắc Sơn nổi tiếng lâu nay. Có thể nói, việc đem giống cây đặc sản của một vùng khác về trồng tại địa phương mình là một quyết định rất táo bạo. Bởi lẽ để trồng được và nhất là có hiệu quả kinh tế thì còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như thổ nhưỡng, khí hậu, thị trường. Tuy nhiên, ông Lập đã không quản ngại xa xôi nhiều lần đến tận huyện Bắc Sơn để tìm hiểu, học hỏi kỹ thuật chăm sóc giống quýt đặc sản này, từ đó mua về trồng thử. Tín hiệu đáng mừng là sự phát triển...... 10:16 | 31/10/2012
Trưởng thôn người Dao làm kinh tế giỏi LSO - Trở lại xã vùng ba Nhất Tiến, huyện Bắc Sơn tìm hiểu về phong trào nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi, tôi được lãnh đạo xã giới thiệu về một điển hình nông dân người dân tộc Dao làm kinh tế giỏi, đó là anh Bàn Phúc Thanh ở thôn Đồng Tiến.Tiếp chúng tôi trong căn nhà rộng rãi, sạch sẽ, Thanh tâm sự: mấy năm trước đây nhà anh còn nghèo lắm, làm ruộng vất vả quanh năm, nhưng chỉ đủ ăn thôi... Thấy người bác ruột Bàn Nho Hiển vừa làm cán bộ xã mà vẫn cùng gia đình làm kinh tế hiệu quả, Thanh đã đến nhà bác để học hỏi kinh nghiệm, kỹ thuật trồng quýt. Được bác động viên nhiệt tình, hướng dẫn, Thanh về bàn với gia đình khai phá đất rừng Lân Thâu để trồng quýt.Đầu năm 2000, gia đình Thanh đã huy động nhân lực vào Lân Thâu khai phá đất rừng để trồng quýt với diện tích hơn 3 ha. Qua từng năm, vườn quýt hơn 1.000 cây của gia đình Thanh ngày càng xanh tốt và bắt đầu bói quả, cho thu nhập. Năm 2010, gia đình...... 14:16 | 23/10/2012
Người nông dân làm giàu từ nuôi cá Không chỉ làm giàu cho bản thân, ông Chao còn thường xuyên tuyên truyền, vận động, giúp đỡ về kỹ thuật, kinh nghiệm nuôi trồng cho những hộ khó khăn để cùng nhau phát triển sản xuất, chăn nuôi. Ông Phan Văn Hằng, Chủ tịch Hội Nông dân xã Hợp Thành cho biết: Mông Sỉ Chao là tấm gương nông dân năng động làm kinh tế giỏi, xứng đáng cho các hội viên học tập. Từ hai bàn tay trắng, ông Chao đã học hỏi kinh nghiệm, xây dựng và phát triển thành công mô hình kinh tế vườn - ao - chuồng - rừng, nâng cao đời sống vật chất của gia đình. Trong nhiều năm liền, ông Chao đều đạt danh hiệu nông dân sản xuất kinh doanh giỏi, được Ban Chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam tặng bằng khen vì đã có thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua của Hội Nông dân Việt Nam giai đoạn 2005 - 2010.... 08:58 | 03/10/2012
Người cán bộ xã làm theo lời Bác LSO-Đó là anh Vi Văn Thảo, Phó Chủ tịch UBND kiêm Trưởng Công an xã Thiện Kỵ, huyện Hữu Lũng. Anh là một trong những tấm gương tiêu biểu được biểu dương tại hội nghị sơ kết một năm thực hiện Chỉ thị 03 của Bộ Chính trị về “Tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” do Huyện ủy Hữu Lũng tổ chức vào tháng 5/2012 vừa qua và được UBND huyện tặng giấy khen vì sự nghiệp phát triển giáo dục của huyện với việc làm thiết thực là hiến đất để xây dựng trường học. Tiếp chúng tôi, anh Thảo tâm sự: Mặc dù công việc gia đình và công việc ở xã khá bận rộn nhưng anh luôn cố gắng hoàn thành tốt, do kiêm 2 chức danh nên công việc khá nhiều, tuy vất vả song qua công việc, anh được tiếp cận, học tập thêm nhiều điều và điều đó giúp anh tiếp tục làm tốt hơn công việc chuyên môn và có định hướng phù hợp cho con cái trong cuộc sống. Cũng từ thực tế công tác, anh rất thấu hiểu những khó...... 08:16 | 17/08/2012
Người sưởi ấm những số phận bất hạnh LSO- Nét mặt vui tươi, hiền hòa là điều đầu tiên tôi cảm nhận được ở bà Cúc, có lẽ vì thế mà trông bà trẻ hơn nhiều so với tuổi 63. Bà Cúc quê gốc ở huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương, lên Lạng Sơn lập nghiệp từ những năm 60. Bà nguyên là cán bộ của Công ty xây dựng Thủy lợi I, thành phố Lạng Sơn, nay đã nghỉ hưu. Với nhiều người, sau khi nghỉ hưu, sẽ dành thời gian an hưởng tuổi già, lo cho gia đình nhưng với bà Cúc, đây là khoảng thời gian để bà đóng góp nhiều hơn cho các hoạt động xã hội, đặc biệt là công tác từ thiện. Bà tâm sự: tôi sinh ra và lớn lên trong gia đình có hoàn cảnh khó khăn, bản thân từng lăn lội nhiều trong cuộc sống nên rất đồng cảm với những số phận bất hạnh. Và đó cũng là lý do bà tham gia công tác chữ thập đỏ (CTĐ). Bà Cúc cùng 2 người cháu của mìnhTừ năm 2006 đến nay, bà vừa là Chi hội trưởng chi hội CTĐ khối 2, vừa nằm trong Ban chấp...... 08:48 | 24/02/2012
Người sưởi ấm những số phận bất hạnh LSO- Nét mặt vui tươi, hiền hòa là điều đầu tiên tôi cảm nhận được ở bà Cúc, có lẽ vì thế mà trông bà trẻ hơn nhiều so với tuổi 63. Bà Cúc quê gốc ở huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương, lên Lạng Sơn lập nghiệp từ những năm 60. Bà nguyên là cán bộ của Công ty xây dựng Thủy lợi I, thành phố Lạng Sơn, nay đã nghỉ hưu. Với nhiều người, sau khi nghỉ hưu, sẽ dành thời gian an hưởng tuổi già, lo cho gia đình nhưng với bà Cúc, đây là khoảng thời gian để bà đóng góp nhiều hơn cho các hoạt động xã hội, đặc biệt là công tác từ thiện. Bà tâm sự: tôi sinh ra và lớn lên trong gia đình có hoàn cảnh khó khăn, bản thân từng lăn lội nhiều trong cuộc sống nên rất đồng cảm với những số phận bất hạnh. Và đó cũng là lý do bà tham gia công tác chữ thập đỏ (CTĐ). Bà Cúc cùng 2 người cháu của mìnhTừ năm 2006 đến nay, bà vừa là Chi hội trưởng chi hội CTĐ khối 2, vừa nằm trong Ban chấp...... 08:39 | 24/02/2012
Người chính trị viên năng động, nhiệt huyết Khi được hỏi về kinh nghiệm xây dựng lực lượng dân quân xã, anh khẳng định, trước hết bản thân phải chấp hành nghiêm chỉ thị, nghị quyết, mệnh lệnh của cấp trên. Thực hiện tốt nguyên tắc tập trung dân chủ, phát huy trí tuệ của tập thể. Trong lãnh đạo và chỉ đạo phải kiên quyết khắc phục, tháo gỡ những khâu yếu, chủ động nghiên cứu tìm hiểu học hỏi kinh nghiệm của các xã bạn, vận dụng sáng tạo vào tình hình thực tiễn của xã để triển khai kịp thời. Bản thân phải thực sự gương mẫu, tự tu dưỡng đạo đức lối sống, nâng cao vai trò trách nhiệm trước công việc được giao bằng hành động cụ thể. Không quản ngại khó khăn gian khổ, luôn suy nghĩ và hành động đúng.... 08:28 | 16/02/2012
Khi chữ "tâm" người thầy luôn rực sáng LSO-Khuôn mặt đôn hậu hiền hòa, một con người giản dị với nụ cười cởi mở, đó là những điều đầu tiên chúng tôi nhận thấy ở thầy Vi Văn Thái, giáo viên tiếng Anh đồng thời là Chủ tịch công đoàn Trường THPT Dân tộc nội trú tỉnh Lạng Sơn.Sau khi tốt nghiệp đại học, thầy Thái nhận công tác tại Trường Phổ thông kỹ thuật mỏ Na Dương. Đến năm 1991, thầy được điều chuyển lên công tác tại Trường THPT Dân tộc nội trú tỉnh giảng dạy môn tiếng Anh. Kể từ đó đến nay, ở bất cứ cương vị nào thầy cũng hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Với đặc thù của trường nội trú, ngoài giờ dạy chính thầy còn thường xuyên lên giúp đỡ, giảng giải kỹ hơn cho các em học sinh ở các giờ tự học trên lớp. Học sinh trong trường chủ yếu là con em dân tộc vùng sâu vùng xa, điều kiện tiếp cận môn tiếng Anh còn nhiều hạn chế. Thầy luôn quan tâm và có những phương pháp để giúp các em tiếp thu bài và tăng thêm hứng thú với môn học, những em...... 08:26 | 18/11/2011
Người đại biểu biết dựa vào sức dân LSO-Thôn Khau Đắng, xã Tràng Các, huyện Văn Quan nằm ở chân đồi 839, (cao 839m so với mặt nước biển), có 53 hộ dân, 319 nhân khẩu, chủ yếu là dân tộc Tày, Nùng sống bằng nghề sản xuất nông nghiệp. Ở đó có một người trưởng thôn mẫu mực, luôn lo lắng, quan tâm đến đời sống của bà con trong thôn. Đó là ông Hoàng Văn Tý, năm nay 56 tuổi đã có những đóng góp không nhỏ trong công tác vận động nhân dân mở đường lên thôn.Là người lính Cụ Hồ xuất ngũ trở về địa phương, luôn gương mẫu trong mọi hoạt động, năm 2004 ông được bầu làm đại biểu Hội đồng nhân dân xã. Thường xuyên đi lại trên con đường thôn Khau Đắng đất đá lô nhô, xe đạp, xe máy khó có thể đi lại được, ông đã chứng kiến mãi cảnh bà con phải mang vác đủ thứ nặng trĩu trên vai, muốn đem nông sản đến chợ trao đổi cũng mất nửa ngày, thậm chí người bệnh đau ốm cũng phải khiêng mới tới được trạm y tế xã...Trăn trở với nỗi nhọc nhằn của bà con, tháng...... 09:32 | 26/08/2011