Tấm lòng người thủ lĩnh thanh niên Thanh Tú (ở giữa) cùng các em thiếu nhi. Tự tin và thân thiện là những ấn tượng đầu tiên dễ thấy của anh Bạch Thanh Tú, Bí thư Đoàn phường 14, quận 6, TP Hồ Chí Minh. Người dân phường 14 không chỉ biết đến Thanh Tú như người cán bộ Đoàn năng nổ, nhiệt tình mà anh còn là "ông bầu" của đội múa lân sư rồng Long Nghĩa Đường, một mô hình hoạt động đang tạo điều kiện cho các bạn trẻ có một nghề để mưu sinh và cũng để thỏa thích niềm đam mê.Xuất thân từ gia đình lao động nghèo, Thanh Tú thấu hiểu nỗi khó nhọc của ba mẹ cũng như bạn bè đồng cảnh. Con đường đưa Tú đến với mầu áo thanh niên cũng là con đường giúp Tú hòa nhịp vào phong trào tuổi trẻ, nuôi dưỡng khát vọng tìm kiếm một mô hình giúp các bạn thanh niên trong khu phố có thể thoát nghèo. Và ý tưởng thành lập đội lân sư rồng Long Nghĩa Đường ra đời từ đó.Khi mới thành lập vào tháng 11-2009, Tú đã trải qua nhiều gian nan, thử thách. Tú tâm sự:...... 08:08 | 19/12/2011
Chăm lo Tết cho người lao động Chỉ còn hơn một tháng nữa là nhân dân và người lao động cả nước sẽ đón Tết cổ truyền Nhâm Thìn năm 2012. Những ngày này, một trong những vấn đề được đông đảo người lao động quan tâm là việc thưởng Tết của các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp trong cả nước.Thưởng Tết là một việc làm có ý nghĩa quan trọng đối với người lao động, bởi không chỉ thể hiện sự đánh giá công sức làm việc, sự cống hiến trong cả năm mà còn là khoản kinh phí để giúp mọi người mua sắm Tết, lo Tết cho gia đình và bản thân. Có thể nói, hầu hết cán bộ, công nhân, viên chức, người lao động đều mong chờ thưởng Tết xứng đáng với sự đóng góp của cá nhân qua một năm làm việc, lao động. Những năm trước đây và ngay cả thời điểm hiện nay, đã xuất hiện những vấn đề đáng suy nghĩ trong thưởng Tết cho người lao động. Đó là hiện tượng có đơn vị, doanh nghiệp thưởng Tết với số tiền rất lớn, trong khi nhiều người lao động, nhất là công nhân, nhân viên hành...... 08:51 | 17/12/2011
Chuyện về một người nuôi tôm giỏi Anh Xuân (ngoài cùng, bên phải) giới thiệu mô hình nuôi tôm sú cho hiệu quả kinh tế cao. Những ngày cuối năm, tôi đến thăm anh Lê Anh Xuân, ở xã Vĩnh Trạch, TP Bạc Liêu (Bạc Liêu), người được nhiều nông dân quý mến gọi là "vua tôm đồng bằng", "bác sĩ tôm". Vượt khó vươn lên trở thành tỷ phú, anh Xuân có nhiều nghĩa cử cao đẹp, ủng hộ giúp đỡ người nghèo bằng những việc làm cụ thể, thiết thực.Ý chí vượt khó"Bác sĩ tôm" Lê Anh Xuân có vóc người nhỏ nhắn, năng động, cởi mở và tính quyết đoán cao. Anh hiện là Giám đốc Công ty TNHH sản xuất và thương mại Trúc Anh, gọi tắt Công ty Trúc Anh, xã Vĩnh Trạch, TP Bạc Liêu (Bạc Liêu). Lê Anh Xuân sinh năm 1976, trong một gia đình nông dân nghèo ở Thanh Hóa. Tốt nghiệp Trường đại học Thủy sản Nha Trang năm 1999, anh quyết định làm cuộc "nam tiến" về Bạc Liêu - vùng đất đang có phong trào nuôi tôm sú công nghiệp và bán công nghiệp lớn của cả nước.Đầu năm 2003, Xuân đến xã ven biển...... 09:12 | 20/12/2012
Chăm lo cuộc sống cho người dân Bác sĩ, đảng viên Vũ Thị Sâm, Bệnh viện đa khoa Hải Hậu, luôn gương mẫu, tâm huyết trong công tác, được đồng nghiệp và người bệnh tin yêu, quý trọng. Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, Đảng bộ huyện Hải Hậu (Nam Định) xác định phải tập trung phát triển kinh tế để chăm lo cho cuộc sống người dân, như Bác vẫn thường căn dặn.Bí thư Đảng ủy xã Hải Trung Trần Đình Sỹ cho biết, là xã thuần nông đất chật người đông, bình quân đất cấy lúa chỉ có 0,7 sào/người, đời sống kinh tế của người dân còn nhiều khó khăn nên Hải Trung xác định trọng tâm việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Bác Hồ trong thời điểm này là tập trung phát triển kinh tế, chăm lo cuộc sống người dân. Từ năm 2010, phong trào xây dựng nông thôn mới (NTM) được triển khai, tạo điều kiện cho địa phương huy động mọi nguồn lực để hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân. Trên tinh thần đó, Đảng bộ xã...... 09:06 | 06/10/2012
Người Nam Ðàn làm theo lời Bác Vinh dự, tự hào là quê hương của Chủ tịch Hồ Chí Minh nên khi triển khai Cuộc vận động "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh", mỗi người dân, mỗi cơ quan, đơn vị, xã, thị trấn ở huyện Nam Đàn (Nghệ An) đều nỗ lực học tập, làm theo tấm gương của Người bằng những hành động, việc làm thiết thực để xây dựng gia đình, quê hương ngày càng giàu đẹp...Người chúng tôi tiếp xúc đầu tiên trong chuyến công tác ở Nam Đàn là chị Nguyễn Thị Thủy, Chi hội trưởng Hội LHPN xóm Sen 2, xã Kim Liên. Chị là người đã vận động hội viên trong chi hội 'làm theo' Bác bằng những việc làm vừa sức, phù hợp điều kiện của các hội viên, có tác dụng 'trồng người' về lâu dài. Đó là xây dựng mô hình 'Vườn rau dinh dưỡng' bằng cách tận dụng đất vườn trồng các loại rau xanh phục vụ bữa ăn hằng ngày, vừa bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm, vừa bảo đảm dinh dưỡng. Tiếp đó là xây dựng quỹ khuyến học của chi hội dành để khen thưởng...... 08:30 | 17/02/2011
Người nuôi dân làm đường giao thông Anh Chu Tiến Ngân (trong ảnh) ở thôn Khuổi Bốc, xã Thượng Quan, huyện Ngân Sơn (Bắc Cạn) là một người dân tộc Dao bình dị, có tinh thần vì cuộc sống của cộng đồng khi anh dốc gần như toàn bộ tài sản của mình để nuôi bà con trong thôn ăn trong vòng năm tháng làm đường giao thông nông thôn.Là một thôn vùng cao xa xôi, hẻo lánh, từ thôn Khuổi Bốc ra trung tâm xã Thượng Quan dài 15 km, trong đó có 6 km phải đi bộ, luồn rừng, men theo các sườn núi. Không có đường nên việc đi lại của đồng bào Dao ở Khuổi Bốc những năm qua gặp rất nhiều khó khăn, sản xuất ra nhiều ngô, nuôi được nhiều lợn, gà nhưng không có ai vào mua. Bốn- năm giờ sáng, bà con đã phải đốt đuốc gánh sản phẩm mình sản xuất được ra chợ xã để bán, tối muộn mới về đến nhà. Trước tình hình đó, anh Chu Tiến Ngân, dân tộc Dao ở trong thôn đã chi gần như toàn bộ số thóc và tiền bạc của mình ra nuôi bà con ăn trong vòng năm...... 08:31 | 27/12/2010
Người vợ liệt sĩ làm việc nghĩa Thực hiện Cuộc vận động "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh", tại tỉnh Tiền Giang đã xuất hiện nhiều tấm gương sáng. Bằng những hành động và việc làm cụ thể vì cộng đồng, vì xã hội, họ đã góp phần tạo diện mạo nông thôn mới trên con đường phát triển. Bà Mai Thị Bờ, 70 tuổi, ở ấp Long Bình, xã Long Chánh (thị xã Gò Công) là một tấm gương tiêu biểu.Trước đây, gia đình bà từng có nhiều đóng góp trong công cuộc giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước. Chồng bà là liệt sĩ hy sinh trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước trên quê hương Gò Công. Bản thân bà là cán bộ giao liên, bị địch bắt. tra tấn, giam cầm. Hòa bình lập lại, trở về cuộc sống đời thường, không chỉ làm kinh tế giỏi, cần cù, chịu thương, chịu khó tăng gia sản xuất, trồng trọt và chăn nuôi để ổn định cuộc sống, bà Mai Thị Bờ còn hết sức quan tâm, tích cực hưởng ứng phong trào 'Nhà nước và nhân dân cùng làm' để phát triển giao thông nông thôn.Bà...... 07:41 | 30/11/2010
Làm người có ích cho xã hội Từ xưa đến nay, lịch sử của một dân tộc nói riêng, lịch sử của nhân loại nói chung, thường lưu giữ tên tuổi của những con người mà tài năng, đức độ của họ có ảnh hưởng tích cực đối với sự phát triển xã hội. Họ trở thành người nổi tiếng vì được cộng đồng ghi nhận.Trong quá khứ, sự ra đời của người nổi tiếng là kết quả của một quá trình sàng lọc khắt khe, phải đáp ứng được các tiêu chí về năng lực, phẩm chất. Ý nghĩa xã hội từ việc làm của họ được khẳng định, trở thành tấm gương để mọi người noi theo. Tuy nhiên, cũng có một số người 'nổi tiếng' từ các tiêu chí đối lập với sự lành mạnh và tính tích cực xã hội, tên tuổi được lưu truyền như bài học, lời răn dạy đối với hậu thế về cái xấu, cái phản văn hóa... Những năm gần đây, khi xã hội đã tạo ra nhiều điều kiện để con người lao động, sáng tạo, cống hiến, vừa phát triển và nâng cao chất lượng cuộc sống của chính mình, vừa đóng góp vào sự phát...... 09:06 | 12/06/2011
Xin nguyện cùng Người vươn tới mãi ! Với niềm tự hào và lòng biết ơn vô hạn, hôm nay, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta long trọng tổ chức kỷ niệm 100 năm Ngày Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước (5-6-1911- 5-6- 2011). Tròn một thế kỷ đã trôi qua, có biết bao đổi thay, nhưng hình ảnh người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành rời bến cảng Sài Gòn năm xưa mãi mãi in đậm trong tâm khảm mỗi người dân Việt Nam.Cháy bỏng khát vọng giành độc lập cho dân tộc, tự do cho đồng bào, Nguyễn Tất Thành - Nguyễn Ái Quốc đã bôn ba khắp năm châu, bốn biển, tắm mình trong cuộc sống gian nan, vất vả và trong các cuộc đấu tranh giải phóng của giai cấp vô sản, của nhân dân lao động, Người đã thấu hiểu nỗi thống khổ của nhân dân các dân tộc thuộc địa và bản chất bóc lột của chủ nghĩa tư bản. Với sáng suốt và nhạy cảm của một thiên tài và sự phân tích thực tiễn, lý luận sâu sắc, đặc biệt là khi bắt gặp tư tưởng Lê-nin qua bản Luận cương về các vấn đề dân...... 10:10 | 01/01/2000
Thêm nhiều đảng viên là người Khmer Tỉnh ủy Sóc Trăng thường xuyên quan tâm công tác tạo nguồn phát triển Đảng, trong đó chú trọng các đối tượng là đoàn viên ưu tú, đoàn viên là người dân tộc Khmer... Trong ảnh: Đoàn viên thanh niên Sóc Trăng nhiệt tình hưởng ứng lễ phát động góp đá xây Trường Sa. Tỉnh Sóc Trăng có gần 31% số dân là đồng bào Khmer. Những năm qua, bên cạnh việc chăm lo, nâng cao đời sống của đồng bào, công tác kết nạp đảng viên là người dân tộc Khmer luôn được các tổ chức đảng quan tâm, do đó số đảng viên là người Khmer ngày càng tăng. Cũng chính vì thế nhiều phong trào thi đua trong các thôn, xóm đông đồng bào Khmer phát triển sâu rộng nhờ có đảng viên làm nòng cốt.Sóc Trăng có 47 trong số 109 xã, phường, thị trấn có đông đồng bào dân tộc Khmer. Trước đây, nhiều xóm, ấp vùng đồng bào dân tộc Khmer chưa có đảng viên. Năm 2002, Tỉnh ủy ban hành Nghị quyết số 05 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác vùng đồng bào dân tộc Khmer. Theo...... 08:15 | 05/07/2012