Tìm lối ra cho giáo dục đại học Ðại hội Ðảng lần thứ XI đã nêu ba đột phá cho chiến lược phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn hiện nay, mà đột phá quan trọng nhất là "Phát triển nhanh nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, tập trung vào việc đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục quốc dân; gắn kết chặt chẽ phát triển nguồn nhân lực với phát triển và ứng dụng khoa học, công nghệ". Giáo dục đại học (GDÐH) là công cụ quan trọng để phát triển nhanh nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, do đó những vấn đề nổi cộm của GDÐH hiện nay làm cho những người có tâm huyết với giáo dục (GD) và cả xã hội lo lắng.... 08:31 | 07/05/2013
Triển lãm Giáo dục Đại học Pháp 2012 Đại sứ quán Pháp và Campus France tổ chức Triển lãm Giáo dục Đại học Pháp 2012 tại TP Hà Nội và TP Hồ Chí Minh. Đại diện của 26 cơ sở đào tạo đại học của Pháp đến Việt Nam để tham gia sự kiện này.Triển lãm chú trọng vào các chương trình đào tạo bậc Thạc sĩ và bậc Tiến sĩ trong các lĩnh vực khoa học và công nghệ, kinh tế và quản lý nhằm đáp ứng nhu cầu về đào tạo sinh viên Việt Nam cũng như mong muốn của Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam về đào tạo 20 nghìn tiến sĩ trong đó có 10 nghìn tiến sĩ ở nước ngoài từ nay đến năm 2020.Triển lãm năm nay là dịp để các bạn gặp gỡ đại diện của 26 cơ sở đào tạo đại học của Pháp đến Việt Nam để tham gia sự kiện này, gồm : trường đại học tổng hợp, trường kỹ sư, trường thương mại và trường chuyên ngành.Các buổi hội thảo chuyên đề sẽ giúp các bạn làm quen với hệ thống giáo dục đại học Pháp : tổ chức học tập, hình thức đào...... 09:08 | 06/12/2012
Tầm nhìn xa trong quy hoạch giáo dục LSO-Vượt qua giai đoạn khó khăn trong những năm cuối của thế kỷ XX, bước vào thế kỷ XXI, được sự quan tâm chỉ đạo của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, sự phối hợp của các ban, ngành, đoàn thể và sự giúp đỡ của nhân dân, giáo dục Lạng Sơn đã có bước phát triển vượt bậc về quy mô, chất lượng cũng như thực hiện các chương trình mục tiêu QG về GD&ĐT.Sau 10 năm phấn đấu, đến cuối năm 2010, số trường học của tỉnh tăng 252 trường so với năm 2001. Tỷ lệ huy động trẻ đến trường, tỷ lệ huy động học sinh tốt nghiệp các cấp năm sau tăng hơn năm trước. Từ một tỉnh ở vị trí “ áp chót” về chất lượng, 10 năm qua, Lạng Sơn đã vươn lên đạt mức trung bình trong cả nước và là một trong những tỉnh xếp loại khá về chất lượng trong số 15 tỉnh miền núi khu vực phía Bắc. Các phong trào, các cuộc vận động được triển khai thực hiện nghiêm túc, tạo hiệu quả cao. Đội ngũ giáo viên từng bước được chuẩn hóa, không những đáp ứng được yêu...... 08:35 | 11/05/2011
Giáo dục mầm non trước cơ hội mới LSO-Triển khai Quyết định số 293/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, các quyết định của Bộ GD&ĐT; tiếp tục triển khai Đề án phát triển giáo dục mầm non (GDMN) của tỉnh, GDMN Lạng Sơn đứng trước những cơ hội phát triển để đạt được mục tiêu đề ra đến năm 2015 và 2020.Người dân xã Công Sơn phải thu xếp công việc để cùng ngồi với con mình trong lớp học mầm nonThực trạng GDMN Lạng Sơn đến năm 2010Trước đây, khi GDMN chưa được coi là một trong 4 cấp học nằm trong hệ thống giáo dục quốc dân, thì sự phát triển của nó thiếu sự đồng bộ, thống nhất. Tuy vậy, với Đề án phát triển GDMN, tỉnh ta đã từng bước quan tâm đến cấp học này và đến nay, nó đã hội tụ được các yếu tố để vững tin bước vào thời kỳ phát triển đồng bộ về mạng lưới cũng như chất lượng. Đến cuối năm 2010, toàn tỉnh có 139 trường MN (trong đó có 3 trường ngoài công lập) và 9 cơ sở GDMN tư thục. Trong 226 xã, phường, thị trấn, đã có 128 đơn vị có trường MN;...... 08:17 | 23/02/2011
Lời khen - phương pháp giáo dục hiệu quả Tâm lý làm cha mẹ ai cũng muốn nghiêm khắc, đòi hỏi con trên khả năng vốn có, nếu khen ngợi nhiều thì họ e ngại sẽ làm con ảo tưởng dẫn đến hư hỏng. Vì thế, hầu hết các bậc phụ huynh đều khá dè dặt, tiết kiệm những “lời hay ý đẹp” dành cho con mình.Song, nếu biết đặt mình vào vị trí của con, nhận thấy được sự vui mừng, hạnh phúc của con khi được người lớn khen ngợi, thì các bậc cha mẹ sẽ biết đưa ra lời khen vừa đủ, để trẻ tự hào, vững tin vào bản thân, từng bước tiếp tục khẳng định mình và trở nên mạnh mẽ, sẵn sàng chủ động hoà nhập vào cuộc sống. Nhưng khen sao cho phải, cho chừng mực và kích thích được tính tích cực của con thì không phải bậc phụ huynh nào cũng có thể thực hiện hiệu quả.Đừng hà tiện lời khen“Sao con dại thế, được chỉ 8 điểm mà vui vẻ nhỉ, có đáng một roi không? Có giỏi thì con hãy đập phá hết đồ chơi đi!” - đó là những lời mà chị Hải, mẹ cháu Tuấn ở...... 10:01 | 23/01/2011
Giáo dục thường xuyên- 15 năm nhìn lại LSO-Năm 1996, các trung tâm giáo dục thường xuyên (GDTX) của tỉnh Lạng Sơn được thành lập không chỉ đáp ứng việc nâng cao trình độ cho mọi đối tượng có nhu cầu, mà còn tạo điều kiện cho những học sinh yếu kém không vào được các trường THPT hệ chính quy, có cơ hội được phổ cập về văn hóa. Nhưng chất lượng của loại hình này vẫn là sự trăn trở bấy lâu nay của ngành GD.Chất lượng thấp, tại…nhiều bênCó một câu chuyện khôi hài “cười ra nước mắt”: Một cán bộ xã phát biểu với thầy và trò trường THCS nhân khai giảng năm học mới “các em phải chăm ngoan, học giỏi…tương lai của xã nhà trông chờ vào các em”. Học sinh ngồi dưới ghé tai nhau “Ông ấy học tại Trung tâm GDTX huyện, song hai năm thi tốt nghiệp vẫn trượt…”Những năm trước đây, khi ngành GD còn cho phép các trường THPT xét tuyển “hệ B”, thì học viên vào các trung tâm GDTX được gọi là “B3” (sau hệ B và trường THPT Dân lập Ngô Thì Sỹ). Theo một số liệu, điểm xét tuyển sinh trung bình của...... 08:58 | 08/12/2010
Tăng cường đổi mới quản lý giáo dục Dự án hỗ trợ đổi mới quản lý giáo dục (SREM) vừa tổ chức tổng kết bốn năm hoạt động (2006-2010). Dự án SREM do Ủy ban châu Âu hỗ trợ nhằm thúc đẩy hoàn thành các mục tiêu đề ra trong Chiến lược phát triển giáo dục của Việt Nam giai đoạn 2001-2010.Trong đó, dự án giúp Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD và ĐT) tăng cường năng lực thể chế và quản lý ở tất cả các cấp quản lý giáo dục; tăng cường năng lực lập kế hoạch và năng lực tổ chức thực hiện ở các địa phương; hỗ trợ Bộ GD và ĐT tin học hóa công tác quản lý thông qua hệ thống phần mềm quản lý giáo dục (Hệ thống VEMIS)... Sau bốn năm triển khai dự án đã thực hiện nhiều hình thức hoạt động hỗ trợ Bộ GD và ĐT đẩy nhanh tiến độ đổi mới quản lý giáo dục, tiếp cận tốt hơn với Hệ thống văn bản pháp quy về giáo dục như: hỗ trợ tăng cường năng lực soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật và thực hiện cải cách hành chính. Ngoài ra, hoạt động...... 08:50 | 29/11/2010
Nhiều "mảng tối" trong giáo dục đại học Quy mô đào tạo vượt xa năng lực đào tạo; Quy trình, thủ tục và điều kiện thành lập trường chưa được thực hiện đầy đủ, nghiêm túc; Chất lượng đào tạo, giáo viên, giáo trình đều "có vấn đề"... Nhiều "mảng tối" của giáo dục đại học đã được các đại biểu QH nêu ra trong ngày thảo luận hôm 7/6.Hôm qua, Quốc hội đã dành một ngày thảo luận về báo cáo kết quả giám sát về việc thực hiện chính sách, pháp luật về thành lập trường, đầu tư và đảm bảo chất lượng đào tạo đối với giáo dục đại học.Theo Báo cáo giám sát của Uỷ ban thường vụ Quốc hội, tính đến ngày 30/9/2009, cả nước có 440 cơ sở giáo dục đại học, trong đó có 180 trường đại học, 232 trường cao đẳng và 28 cơ sở đào tạo thuộc khối quốc phòng - an ninh, từ 1998 đến 2009, đã có 304 trường đại học, cao đẳng được thành lập. Trong thời gian vừa qua tuy việc thành lập các trường ĐH được thực hiện theo quy trình nhưng quy trình thành lập này lại gây khó khăn cho việc xem...... 14:36 | 09/06/2010
Ðổi mới quản lý giáo dục đại học Thủ tướng Chính phủ vừa ký ban hành Chỉ thị số 296/CT-TTg về đổi mới quản lý giáo dục đại học giai đoạn 2010-2012. Thủ tướng chỉ thị cần quán triệt nhận thức: Phát triển quy mô giáo dục đại học phải đi đôi với bảo đảm và nâng cao chất lượng đào tạo, kiên quyết chấm dứt tình trạng không kiểm soát được chất lượng đào tạo.Với Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT), Thủ tướng Chính phủ giao thực hiện 12 yêu cầu. Trong đó có việc tổ chức thảo luận trong tất cả các cơ sở giáo dục đại học: Vì sao phải nâng cao chất lượngđào tạo, làm gì để bảo đảm và nâng cao chất lượng đào tạo trong giai đoạn hiện nay; đổi mới công tác quy hoạch, rà soát các chỉ tiêu phát triển hệ thống giáo dục đại học đến năm 2020; tăng cường công tác dự báo để các mục tiêu và chỉ số phát triển giáo dục đại học có tính khả thi, làm cơ sở xây dựng chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2011-2020. Thủ tướng yêu cầu Bộ GD - ĐT hướng dẫn và kiểm tra...... 10:03 | 01/03/2010
Bộ Giáo dục khủng hoảng nhân lực trẻ Đang trong giai đoạn "bù đầu" với những cải tổ, đổi mới giáo dục cũng là lúc Bộ GD-ĐT lâm "cảnh" thiếu nhân lực. Từ đầu năm 2009, nhiều công chức trẻ, có năng lực ở các vụ đã quyết định "nhảy việc". Có chỉ tiêu nhưng không có hồ sơLàm giảng viên có cơ hội nghiên cứu nhiều hơn?Thống kê của Vụ Tổ chức cán bộ (Bộ GD-ĐT) cho thấy, liên tục trong 2 tháng (tháng 10 và tháng 11/2009) Vụ đã phối hợp với 11 đơn vị gồm các Vụ, Cục và Văn phòng thuộc cơ quan Bộ thông báo tuyển dụng 33 công chức và 3 cán bộ dự bị.Sau khi hết hạn nộp hồ sơ, có tổng số 71 hồ sơ đăng ký dự tuyển (trong đó có 57 hồ sơ dự tuyển công chức, 14 hồ sơ đăng ký dự tuyển công chức dự bị).Vụ Giáo dục Mầm non tuyển 3 công chức nhưng có đến 11 hồ sơ dự tuyển. Vụ Giáo dục dân tộc tuyển 2 công chức nhưng có 8 hồ sơ. Cục Cơ sở vật chất và thiết bị trường học, đồ chơi trẻ em chỉ thông báo tuyển 1 công...... 09:17 | 11/01/2010