Cần sự linh hoạt chính sách trong bình ổn thị trường những tháng cuối năm Theo Vụ Thống kê giá (Tổng cục Thống kê), diễn biến thị trường 6 tháng đầu năm 2012 cho thấy sức mua trên thị trường thấp, tồn kho hàng hóa nhiều nên các yếu tố như điều chỉnh giá xăng dầu, tăng lương có tác động rất ít đến chỉ số giá tiêu dùng. Tuy nhiên, theo nhận định của một số chuyên gia kinh tế, 6 tháng cuối năm sức mua có thể sẽ khởi sắc hơn cùng với những chuyển biến tích cực của nền kinh tế vĩ mô.Chợ quê Phú Thọ (Ảnh minh họa: HNV)Sức mua có thể sẽ khởi sắcThực tế cho thấy, thanh khoản của ngân hàng đã khá lên, tổng dư nợ của nền kinh tế đã tăng trở lại, tỷ giá ổn định… Những yếu tố này có thể dự báo từ nay đến cuối năm, nhất là từ tháng 9 trở đi, nhu cầu mua sắm hàng hóa của doanh nghiệp và người dân sẽ tăng lên vì có các ngày lễ lớn, dịp tết… Nếu kinh tế phát triển khá, sản xuất ổn định, thu nhập tăng lên, chắc hắn sức mua sẽ cải thiện hơn.Phân tích về biến động giá...... 09:16 | 18/07/2012
Thái Nguyên cần phát huy những tiềm năng, lợi thế thành sức mạnh kinh tế Ngày 16/7, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Văn Ninh cùng lãnh đạo một số Bộ, ngành Trung ương đã đến thăm và làm việc với lãnh đạo chủ chốt của tỉnh Thái Nguyên. Tại buổi làm việc, Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh biểu dương những nỗ lực của tỉnh Thái Nguyên trong thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm 2012, nhất là trong công tác lao động, thương binh, xã hội chăm sóc gia đình người có công. Phó Thủ tướng đã lưu ý lãnh đạo tỉnh Thái Nguyên trong thực hiện nhiệm vụ các tháng cuối năm 2012, cần quan tâm đến việc hoàn thành nhiệm vụ thu ngân sách, hỗ trợ các doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn trong sản xuất - kinh doanh, tạo điều kiện để các doanh nghiệp ổn định sản xuất, đảm bảo việc làm cho người lao động. Phó Thủ tướng cho rằng, Thái Nguyên là tỉnh có nhiều tiềm năng, lợi thế, vì vậy trong lãnh đạo phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, tỉnh cần đặc biệt chú trọng tới công tác quy hoạch, xây dựng quy hoạch...... 09:05 | 17/07/2012
Cần giải pháp tổng thể để giải quyết khó khăn cho doanh nghiệp dệt may Là ngành sử dụng nhiều lao động, sản xuất hàng xuất khẩu… do vậy dệt may là một trong những lĩnh vực được hưởng nhiều chính sách hỗ trợ nhằm giải quyết khó khăn, phát triển thị trường theo Nghị quyết 13 của Chính phủ. Tuy nhiên, thực tế việc giãn, giảm thuế này chỉ giải quyết một phần khó khăn cho các dệt may, về lâu dài, ngành này rất cần có những giải pháp tổng thể. Theo Hiệp hội dệt may Việt Nam (Vitas), việc giãn thời hạn nộp thuế giá trị gia tăng (VAT) không có ý nghĩa đối với các doanh nghiệp sản xuất hàng dệt may xuất khẩu. Doanh nghiệp sản xuất hàng dệt may xuất khẩu được hoàn thuế VAT nên nhiều khi phần được hoàn nhiều hơn phần phải nộp. Trong khi đó, doanh nghiệp sản xuất hàng may mặc tiêu thụ nội địa được hưởng lợi từ chính sách này, nhưng hiện nay, ước tính có tới 85% sản lượng hàng may mặc phục vụ xuất khẩu, chỉ có khoảng 15% sản lượng dành cho tiêu thụ nội địa. Chính vì thế, số lượng doanh nghiệp dệt may được hưởng chính sách...... 08:26 | 20/06/2012
Cần chính sách ưu đãi thuế dài hạn cho các khu kinh tế cửa khẩu Du khách mua hàng tại khu miễn thuế, cửa khẩu quốc tế Tịnh Biên (An Giang). Đến cuối năm 2012, tất cả các chính sách ưu đãi thuế đối với khách mua hàng khi đến với các khu phi thuế quan thuộc các khu kinh tế cửa khẩu nói chung, các cặp kinh tế cửa khẩu Việt Nam - Cam-pu-chia nói riêng sẽ chấm dứt. Đây được xem là mối lo ngại rất lớn đối với tất cả các nhà đầu tư khi đã bỏ vốn đầu tư khá lớn phát triển hạ tầng kinh doanh. Với các địa phương có đường biên giới, chấm dứt chính sách ưu đãi này cũng đồng nghĩa với việc chấm dứt các lợi thế tiềm năng để thu hút đầu tư, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội các huyện biên giới.Chính sách ưu đãi phát huy hiệu quảTừ năm 2001 đến năm 2007, hầu như tất cả các cặp cửa khẩu Việt Nam - Cam-pu-chia trên địa bàn tỉnh An Giang đều không thể thu hút các nhà đầu tư. Tuy nhiên, từ năm 2009, khi các chính sách ưu đãi thuế cho khu phi thuế quan bắt đầu được...... 08:33 | 30/05/2012
Cần có các chính sách cụ thể giúp doanh nghiệp giải phóng hàng tồn kho “Cơ chế lãi suất mới đã tốt hơn, nhưng phải làm sao cho cơ chế lãi suất mới đi được vào giá thành sản phẩm, bởi hàng tồn kho hiện nay chủ yếu là hạch toán theo cơ chế lãi suất cũ”.Ông Nguyễn Ngọc Hòa, đại biểu Quốc hội (đoàn TP. Hồ Chí Minh), Phó Tổng Giám đốc Thường trực Liên hiệp Hợp tác xã thương mại Thành phố (Saigon Coop), Ủy viên Thường vụ Đảng ủy Liên hiệp, Phó Chủ tịch Hội Marketing Việt Nam đã chia sẻ với báo chí bên lề kỳ họp Quốc hội khi đề cập đến thực trạng hàng tồn kho đang tồn tại ở nhiều doanh nghiệp, gây khó khăn cho doanh nghiệp cũng như ảnh hưởng đến sức mua. Ông Nguyễn Ngọc Hòa, đại biểu Quốc hội (đoàn TP. Hồ Chí Minh). Ảnh: Đỗ ThoaPV:Ông đánh giá như thế nào về sức mua hiện nay của hàng tiêu dùng?Ông Nguyễn Ngọc Hòa: Có thể nói, trong lĩnh vực phân phối phải chia ra làm hai loại. Thứ nhất là các vật tư phục vụ cho sản xuất như sắt, thép... Thứ hai là các mặt hàng tiêu dùng. Mỗi lĩnh vực...... 15:15 | 29/05/2012
Phát triển Bà Rịa - Vũng Tàu thành trung tâm dịch vụ hậu cần sau cảng Xem thêm: 1 ảnhBốc xếp công-ten-nơ tại tân cảng Cái Mép (Bà Rịa - Vũng Tàu). Theo Quyết định 2190/QĐ-TTg ngày 24-12-2009 của Thủ tướng Chính phủ về quy hoạch phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030, cụm cảng Bà Rịa - Vũng Tàu, thuộc nhóm cảng biển số 5, là cụm cảng tổng hợp quốc gia, cửa ngõ quốc tế cho hàng tổng hợp, tàu công-ten-nơ 100 nghìn tấn, có khả năng thông qua hàng chục triệu tấn hàng hóa/năm... Đây là cơ sở để Bà Rịa - Vũng Tàu phát triển mạnh các loại hình dịch vụ hậu cần sau cảng (logistics), hình thành một trung tâm logistics của khu vực.Tiềm năng phát triển dịch vụ logisticsTrong số hơn 50 dự án cảng đã đăng ký với tổng vốn đầu tư hơn 134 nghìn tỷ đồng, đến nay trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu có 21 dự án cảng đi vào hoạt động, tổng công suất thông qua khoảng 60 triệu tấn hàng hóa/năm, tập trung chủ yếu ở khu vực sông Thị Vải - Cái Mép. Hệ thống cảng nước sâu tại khu vực này...... 08:45 | 23/05/2011
Cần làm rõ chức năng quản lý, giám sát hoạt động cho thuê tài chính Hình thành từ khoảng hơn 10 năm nay, nhưng loại hình công ty cho thuê tài chính (CTTC) mới thật sự hoạt động mạnh từ năm 2005, khi các tập đoàn kinh tế được thành lập.Trong số 14 công ty CTTC tồn tại cho đến thời điểm hiện nay thì có tám công ty là các công ty con của các ngân hàng thương mại (NHTM) trong nước như Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam, Ngân hàng TMCP Á Châu, Sài Gòn Thương Tín. Còn lại bốn công ty 100% vốn nước ngoài và một công ty của VINASHIN. Vốn điều lệ của các công ty này trong khoảng từ 100 đến 500 tỷ đồng. Các NHTM lập ra công ty CTTC để đáp ứng nhu cầu thuê mua máy móc, dây chuyền công nghệ do bản thân ngân hàng không được thực hiện nghiệp vụ này.Cho đến nay, chưa có đánh giá toàn diện về hoạt động của loại hình dịch vụ này, song việc làm ăn thua lỗ của Công ty CTTC Ngân hàng Nông nghiệp và...... 14:19 | 19/05/2011
Một số vấn đề cần quan tâm trong thực hiện Nghị quyết 11/NQ-CP Việc Chính phủ ban hành Nghị quyết 11/NQ-CP về những giải pháp chủ yếu tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội là kịp thời, đáp ứng nhu cầu thực tế của nền kinh tế nước ta. Nghị quyết 11/NQ-CP đã thể hiện rõ sự chuyển biến trong tư duy điều hành kinh tế, đặc biệt tư tưởng chủ đạo là vận dụng cơ chế thị trường, tránh can thiệp bằng những biện pháp hành chính làm méo mó thị trường.Trên cơ sở những kinh nghiệm kiềm chế lạm phát năm 2008 và ngăn chặn suy giảm kinh tế năm 2009, sáu nhóm giải pháp được đưa ra trong Nghị quyết 11/NQ-CP là tương đối toàn diện, phù hợp, nếu chúng ta đồng tâm phối hợp chặt chẽ và quyết tâm thực hiện có hiệu quả thì chắc chắn sẽ tạo nên sự chuyển biến lớn, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XI ngay từ những ngày đầu triển khai.Tuy nhiên, để việc triển khai thực hiện Nghị quyết 11/NQ-CP của Chính phủ đạt được hiệu quả thì cần tính toán kỹ trong...... 08:25 | 18/04/2011
Xác định trị giá tính thuế nhập khẩu: Cần nâng cao hiệu quả tham vấn LSO - Lợi dụng sự thông thoáng trong quá trình thực hiện Hiệp định trị giá hải quan GATT/WTO cho phép doanh nghiệp tự khai báo, tự xác định trị giá tính thuế. Không ít doanh nghiệp đã khai báo giá thực tế phải trả thấp hơn so với giá trị thực tế phải thanh toán để gian lận, trốn thuế. Tham vấn để xác định giá trị thực của mặt hàng nhập khẩu là biện pháp hữu hiệu mà ngành hải quan áp dụng nhằm tránh thất thu ngân sách Nhà nước. Tuy nhiên, tiến hành tham vấn tràn lan dễ dẫn tới việc gây phiền hà cho doanh nghiệp, cản trở quá trình cải cách thủ tục hành chính đang được ngành hải quan triển khai mạnh mẽ. “Một trốn, bốn lời” Các hình thức gian lận qua giá mà hải quản thường gặp là khai giá thấp so với giá thanh toán thực tế, khai chệch tên hàng, khai sai kích thước của mặt hàng thực nhập, khai hàng giảm giá, hàng không phải thanh toán (khuyến mại)…Ví dụ: một lô hàng khai thấp trị giá hàng nhập khẩu, trước tiên trốn được thuế nhập khẩu...... 10:27 | 11/04/2011
Tháo gỡ khó khăn trong hoạt động của các hợp tác xã ở Bắc Cạn Để hoạt động sản xuất, kinh doanh của các HTX ở Bắc Cạn đạt hiệu quả cao, rất cần có cơ chế, chính sách phù hợp để tháo gỡ những khó khăn. Trong ảnh: Sản xuất miến dong tại HTX miến dong Côn Minh. Bắc Cạn là một trong những tỉnh miền núi nghèo nhất nước với hơn 86% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số. Sau 10 năm thực hiện Nghị quyết T.Ư 5 khóa IX và Luật Hợp tác xã, thực hiện đổi mới, phát triển, nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể, số lượng hợp tác xã (HTX) của tỉnh đang phát triển.Tuy nhiên, chất lượng hoạt động và quản lý của các HTX chưa cao, tốc độ phát triển còn chậm so với các thành phần kinh tế khác.Khó khăn mang tính đặc thùTìm hiểu hoạt động cụ thể của các mô hình HTX của tỉnh Bắc Cạn mới thấy những khó khăn mà tỉnh đang gặp phải. Chi cục trưởng Chi cục Phát triển nông thôn tỉnh Quách Đăng Quý chia sẻ, do đặc thù là tỉnh miền núi, kinh tế hộ gia đình là chủ yếu, dân trí thấp, sản xuất...... 15:13 | 21/12/2012