Công nghệ thông tin với người nông dân LSO-Hiện nay, công nghệ thông tin (CNTT) là một ngành kinh tế mũi nhọn, góp phần rút ngắn khoảng cách về thông tin, kiến thức giữa các vùng, các miền trong cả nước. Đối với nông dân, CNTT đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình phát triển, giúp nông dân có thể học hỏi cách làm ăn, tìm nơi tiêu thụ sản phẩm từ những thông tin trên mạng để nâng cao giá trị cuộc sống. Đưa thông tin nông nghiệp nói chung và những thông tin khác giúp nông dân cải thiện cuộc sống dựa trên nhu cầu của họ, điều này cũng giúp nông dân làm giàu lên từ nông nghiệp.Giảng viên tập huấn CNTT cho cán bộ, hội viên nông dânThực tế cho thấy, qua những thông tin trên mạng Internet, nông dân có cơ hội tiếp cận với nhiều tài liệu, ấn phẩm tham khảo trên các lĩnh vực khoa học, kỹ thuật. Nhờ đó mà nhiều người nông dân đã giàu lên từ những mô hình sản xuất mà họ học từ trên mạng, có cái nhìn nhạy bén hơn và mạnh dạn hơn trong việc thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây...... 09:38 | 30/08/2011
Nông dân Triệu Phước chung tay vượt khó Xem thêm: 1 ảnhNhiều gia đình ở vùng biển huyện Triệu Phong (Quảng Trị) có thu nhập cao nhờ nuôi tôm. Bằng ý chí vượt khó thoát đói nghèo, từng bước vươn lên làm giàu, cán bộ, người dân vùng tôm xã Triệu Phước, huyện Triệu Phong (Quảng Trị) và nhiều vùng quê nghèo miền trung đang chung sức, chung lòng vượt qua thời kỳ khó khăn khi giá nhiều mặt hàng phục vụ sản xuất đều tăng cao.Lao đao vùng đầm tômTừ cuối năm 2010 đến nay, do vật giá leo thang, giá cả nông sản biến động, bên cạnh đó đợt rét đậm, rét hại kéo dài đầu năm đã tác động khá rõ nét đến đời sống và gây không ít khó khăn cho nông dân nuôi tôm vùng cù lao nói riêng và nhiều thôn, làng khác trong xã Triệu Phước, huyện Triệu Phong (Quảng Trị). Người dân bao năm qua dồn sức người, sức của mong muốn vươn lên khấm khá từ việc nuôi tôm, cung cấp cho thị trường rộng lớn các tỉnh miền trung và cả xuất khẩu. Ông Nguyễn Quang Lau, 60 tuổi, ở thôn Lưỡng Kim, là người đã nhiều năm...... 09:52 | 06/07/2011
Ngư dân Thanh Hóa đoàn kết bám biển Tàu thuyền neo đậu trong Lạch Bạng. Tôi trở lại Diêm Phố, Ngư Lộc (Hậu Lộc, Thanh Hóa) giữa một ngày hè. Phía xa là chàng Nẹ hóa thân thành hòn đảo đứng giữa biển trời để bảo vệ bình yên cho những xóm làng nơi mép nước, cửa sông. Ngư Lộc có hơn 17 nghìn dân với hoạt động kinh tế chủ đạo là khai thác, chế biển hải sản.Mùa này, hơn 300 phương tiện cùng ngư dân thường xuyên vươn khơi, bám biển dù xăng dầu tăng giá, biển nhiều cá tôm nhưng cũng lắm ẩn họa khó lường. Sáu tháng đầu năm nay, sản lượng khai thác hải sản của xã đạt 3.961 tấn, trong đó mực tươi 898 tấn, tôm 464 tấn, cá xuất khẩu 479 tấn... Nhìn chung sản lượng khai thác, chế biến đều tăng so cùng kỳ, giá trị thủy sản ước đạt 52 tỷ đồng, bằng 56% kế hoạch năm.Nhằm nâng cao hiệu quả đánh bắt hải sản, ngư dân tự nguyện liên kết, thành lập bảy tổ đội sản xuất, quy mô sáu đến bảy phương tiện/tổ, đội. Được các tàu dịch vụ cung ứng nhiên liệu, thực phẩm, thu mua...... 08:25 | 05/07/2011
"Cây giảm nghèo" của người dân Hà Quảng Cây ngô lai, cây lạc giúp người dân Hà Quảng tăng thu nhập trên đất canh tác. Với những ai đã một lần đặt chân lên Cao Bằng, khi nghe đến hai chữ Lục Khu huyện Hà Quảng, thì nghĩ đến vùng đất nghèo với những người nông dân lam lũ. Thiên nhiên khắc nghiệt, đường sá đi lại khó khăn, thiếu đất sản xuất và nước sinh hoạt hằng ngày, nhưng bà con nông dân vẫn quyết tâm bám đất, bám rừng giữ vững dải đất biên cương...Hiệu quả từ trồng lạcChúng tôi đến Lục Khu vào một ngày hè oi ả. Hai bên đường, những nương ngô xanh tươi tốt. Ở trung tâm các xã vùng Lục Khu, người dân tấp nập mua bán, trao đổi hàng hóa. Bà con hỏi thăm nhau về phương pháp sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi theo hướng hàng hóa. Chuyện trồng lạc bán cho Nhà máy chế biến và bảo quản nông sản Lục Khu. Bởi lạc là cây trồng chịu hạn tốt, cho năng suất và giá trị kinh tế, tạo niềm tin cho bà con bám trên đất đá giữ vững mảnh đất biên cương. Còn gần một tháng...... 10:02 | 12/06/2012
Khi nhà khoa học về với nông dân Thạc sĩ Thanh Hiền (Viện bảo vệ thực vật) hướng dẫn người dân cách đặt miếng xốp tẩm bả prô-tê-in diệt ruồi hại quả thanh long. Đầu tháng 7-2009, quả thanh long tỉnh Bình Thuận không đạt chất lượng về tiêu chuẩn xuất khẩu, vì vậy phải tiêu hủy hàng tấn thanh long. Trước thực tế này, UBND tỉnh Bình Thuận đã đặt hàng các nhà khoa học tham gia nghiên cứu đưa ra biện pháp phòng, trừ sâu bệnh để tăng sản lượng, chất lượng, bảo đảm ổn định thu nhập cho người dân, nâng cao thương hiệu thanh long Bình Thuận.Nhận được 'đơn đặt hàng' của UBND tỉnh Bình Thuận, Bộ Khoa học và Công nghệ giao nhiệm vụ cho Viện Bảo vệ thực vật (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), đơn vị đi đầu trong việc nghiên cứu ruồi hại quả (RHQ), thực hiện Đề tài trọng điểm cấp thiết: 'Nghiên cứu các biện pháp quản lý ruồi hại quả thanh long trên diện rộng nhằm góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm quả xuất khẩu tại Bình Thuận'. Mục tiêu cụ thể của đề tài: Xác định thành phần loài, thành phần cây...... 08:03 | 03/06/2011
Chuyện làm giàu của nông dân làng Hạ Nông dân huyện Hạ Hòa thu hoạch chè. Là một vùng quê nghèo của huyện Hạ Hòa, trong những năm gần đây Ấm Hạ ( Phú Thọ) đã có nhiều khởi sắc trong đời sống kinh tế và văn hóa. Đói nghèo, gian khó đã nhường chỗ cho cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Cùng chung tay làm nên diện mạo mới cho quê hương là sự năng động của những nông dân đang hòa mình trên con đường thoát nghèo.Là xã thuần nông, Ấm Hạ có tỷ lệ nông dân chiếm tới 90%. Những năm trước đây, số đông người dân đã rời quê hương đi làm thuê ở nơi khác hay xuất khẩu lao động. Chỉ còn lại một số ít nông dân ở lại lập nghiệp. Ngày đầu lập nghiệp, họ đứng trước nhiều khó khăn thử thách: không được học hành đầy đủ, nên kiến thức và tư duy lập nghiệp hạn chế, cộng với khó khăn về vốn, điều kiện sản xuất...Những năm qua, Đảng bộ xã đã tập trung chỉ đạo công tác thủy lợi, đẩy mạnh thâm canh, tăng vụ theo hướng sản xuất hàng hóa, tích cực chuyển dịch cơ cấu cây...... 09:46 | 12/05/2011
Ngư dân Nghệ An liên kết ra khơi Để đối phó với việc nhiều mặt hàng xăng dầu, vật tư nghề biển tăng giá, ngư dân Nghệ An đã chọn giải pháp xây dựng "tổ tàu, thuyền liên kết khai thác hải sản". Mỗi tổ gồm từ ba đến năm tàu, thuyền. Khi xuất phát chỉ cần một thuyền nổ máy sẽ kéo theo các thuyền khác, ra đến ngư trường, các thuyền mới bắt đầu tỏa đi.Nghệ An có 82 km bờ biển, nguồn lợi hải sản phong phú và ngư trường khai thác rộng lớn. Theo thống kê mới nhất, trên địa bàn các huyện ven biển Nghệ An có gần 4.500 tàu, thuyền đánh bắt hải sản trên biển nhưng chủ yếu tàu công suất nhỏ. Số tàu đánh bắt xa bờ của tỉnh còn ít, chỉ chiếm khoảng 6% tổng số tàu thuyền tham gia khai thác hải sản, chiếm hơn 2% số tàu đánh bắt xa bờ toàn dải ven biển miền trung.Huyện có số lượng tàu, thuyền lớn nhất của tỉnh là Quỳnh Lưu, với khoảng 2.200 tàu. Trọng điểm của huyện trong đánh bắt, khai thác nguồn thủy, hải sản trên biển là xã Tiến Thủy. Hiện, xã có 385 tàu...... 08:30 | 03/05/2011
Niềm vui mới của nông dân Cai Lậy Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Lai Cậy vừa nghiên cứu, ứng dụng thành công và chuyển giao cho nông dân canh tác giống lúa mới có tên gọi là lúa Cẩm Cai Lậy. Toàn bộ diện tích gieo cấy giống lúa mới này được doanh nghiệp bao tiêu toàn bộ sản phẩm với mức giá cao hơn 1,6 lần so với giá thị trường tại thời điểm thu mua.Năm 2002, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN và PTNT) Cai Lậy (Tiền Giang) nhận của Trường đại học Cần Thơ nhiều bộ giống lúa mới có nguồn gốc từ Viện Nghiên cứu lúa gạo quốc tế (IRRI) để khảo nghiệm. Qua các thí nghiệm so sánh giống, phòng đã tuyển chọn được một số giống lúa có chất lượng cao, trong đó có giống lúa HB1 có những đặc điểm khác hẳn: thời gian sinh trưởng ngắn 75 - 80 ngày; gạo lức có mầu đen (nên được gọi là lúa than), vị và mùi thơm rất đặc trưng. Qua kết quả phân tích tại Trường đại học Cần Thơ, giống lúa HB1 có hàm lượng prô-tê-in khá cao so với các giống lúa...... 08:27 | 31/03/2011
Ngư dân Quảng Bình bám biển làm giàu Cá về cảng cá sông Gianh (Quảng Bình). Quảng Bình có chiều dài bờ biển hơn 116 km, với năm cửa sông thuận lợi cho việc khai thác hải sản. Trong những năm qua, cùng với các chính sách hỗ trợ của Trung ương và địa phương, ngư dân Quảng Bình đã nỗ lực vượt khó, bám biển làm giàu cho gia đình và góp phần giữ vững chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc.Ra biển trên những con tàu lớnTrung tuần tháng 10, chúng tôi có dịp về xã Đức Trạch, huyện Bố Trạch là một trong ba xã nghề biển nổi tiếng của tỉnh Quảng Bình. Chủ tịch UBND xã Hồ Đăng Chiến đón chúng tôi bằng cái bắt tay thật chặt rồi vào việc luôn. Đồng chí cho biết toàn xã có gần 500 tàu, thuyền, trong đó 267 chiếc tàu xa bờ, có những chiếc hơn 400 CV có thể đến được những vùng biển xa. Đức Trạch xa cửa sông, cửa lạch nên sau những chuyến biển, ngư dân vào neo tàu ở các tỉnh bạn. Để có những chuyến ra khơi, ngư dân không trực tiếp xuống tàu mà phải lên ô-tô...... 08:54 | 05/11/2012
Đưa thủ tục hành chính về gần dân LSO-Hơn 10 năm qua, công an các huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh đã tổ chức hàng trăm cuộc tới cơ sở, bao gồm các xã, trường học, đơn vị quân sự nhằm đưa thủ tục hành chính (TTHC) cấp chứng minh nhân dân (CMND) về gần hơn với dân, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho công dân thực hiện.... 13:12 | 28/03/2018