Phát triển mô hình sản xuất chè an toàn, chè hữu cơ bền vững Ngày 30/8, hội thảo giá hiệu quả hoạt động của dự án "Mô hình sản xuất chè an toàn, chè hữu cơ bền vững" được tổ chức tại Thái Nguyên.Dự án "Mô hình sản xuất chè an toàn, chè hữu cơ bền vững" được tổ chức Agriterra (Hà Lan) tài trợ trực tiếp cho Hội Nông dân tỉnh Thái Nguyên và được triển khai tại 4 xã gồm: Tân Cương, Phúc Trìu, Phúc Xuân (TP Thái Nguyên) và La Bằng (huyện Đại Từ). Đây là địa bàn được tỉnh quy hoạch là vùng sản xuất chè đặc sản và đã được đăng ký chỉ giới địa lý chè Tân Cương, chè La Bằng với trên 1.600 ha chè và gần 8.000 hộ tham gia. Mục tiêu của dự án là nâng cao tính cộng đồng, chuyên môn hoá của người dân trong sản xuất, chế biến, tiêu thụ chè an toàn, tạo đầu ra ổn định để tiêu thụ sản phẩm, nâng cao thu nhập cho người trồng chè, dần hình thành và phát triển làng nghề sản xuất, tiêu thụ sản phẩm chè đặc sản an toàn theo hướng bền vững. Theo đó, Ban Quản lý dự án đã...... 08:39 | 31/08/2011
Kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản tám tháng đạt 16,4 tỷ USD Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tổng kim ngạch xuất khẩu nông, lâm và thủy sản tám tháng ước đạt 16,4 tỷ USD, tăng 34,2% so cùng kỳ năm trước. Các mặt hàng nông sản tuy chỉ tăng nhẹ nhưng do giá tăng cho nên vẫn duy trì được đà tăng trưởng, với kim ngạch xuất khẩu tám tháng đạt 9,3 tỷ USD. Đối với mặt hàng cà-phê, lượng xuất khẩu tám tháng ước khoảng 958 nghìn tấn, kim ngạch đạt 2,1 tỷ USD, tăng 12% về lượng và 72,2% về giá trị so năm trước.Với mặt hàng cao-su, dự báo sẽ vẫn duy trì được xu hướng tăng cho tới cuối năm 2011. Lượng cao-su xuất khẩu trong tám tháng ước đạt 449 nghìn tấn, kim ngạch 1,9 tỷ USD, tăng 4,1% về lượng và 64,9% giá trị so cùng kỳ năm 2010. Các mặt hàng khác như chè, hạt điều, tiêu dù khối lượng giảm nhẹ hoặc tăng ít, nhưng vẫn có sự tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu do giá cao. Đối với lâm sản và đồ gỗ, tổng kim ngạch xuất khẩu tám tháng ước đạt 2,6 tỷ USD, tăng 12,4% so cùng...... 08:17 | 30/08/2011
Kim ngạch xuất khẩu thủy sản cả nước bảy tháng đạt 3,1 tỷ USD Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), kim ngạch xuất khẩu thủy sản của cả nước trong tháng 7 đạt khoảng 500 triệu USD, đưa tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu bảy tháng qua lên 3,1 tỷ USD, tăng 24,8% so với cùng kỳ năm trước. Xuất khẩu sang các thị trường lớn tăng trưởng mạnh cả về khối lượng và giá trị, như Hoa Kỳ tăng 48,8%, Trung Quốc 60,5%, Ca-na-đa 66,2% về giá trị. Trong nhóm hàng thủy sản xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, xuất khẩu tôm có mức tăng trưởng cao nhất. Đến nay, cả nước đã xuất khẩu hơn 115 nghìn tấn tôm, trị giá hơn 1,1 tỷ USD, tăng 15% về khối lượng và 35% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, xuất khẩu tôm sú tăng 15% về khối lượng và 30% về giá trị; xuất khẩu tôm chân trắng tăng 37% về khối lượng và 72% về giá trị so với cùng kỳ....... 08:31 | 05/08/2011
Đào Mẫu Sơn, na Chi Lăng lọt vào top 50 trái cây đặc sản Theo thống kê, hiện nay tại Lạng Sơn có trên 2.500 ha na, gần 500 ha đào Mẫu Sơn.... 14:28 | 09/08/2012
Một năm tăng hơn 1.500 tổ ngư dân đoàn kết sản xuất trên biển Chiều 8/8, tại thành phố Nha Trang, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) đã tổ chức sơ kết một năm phát triển tổ chức tổ/ tổ ngư dân đoàn kết sản xuất trên biển. Theo đó, trong một năm qua, số lượng tổ hợp tác, tổ ngư dân hợp tác đã phát triển thêm 1.500 tổ, tăng đến 75%. Để khai thác hải sản hiệu quả, bền vững, trong năm 2011 và 6 tháng đầu năm 2012, Bộ NN&PTNT đã đưa mô hình tổ hợp tác, tổ ngư dân đoàn kết sản xuất trên biển vào thực tế. Tính đến cuối tháng 7/2012, số lượng tổ hợp tác trong cả nước lên đến gần 3.500 tổ đội với trên 21.400 tàu thuyền, tăng 1.500 tổ so cùng thời điểm năm 2011. Những thành viên trong tổ đội hợp tác thường xuyên thông tin liên lạc với nhau, do đó việc phát hiện các ngư trường và tổ chức đánh bắt khá hiệu quả, tiết kiệm nhiên liệu. Theo báo cáo của Bộ NN&PTNT sản lượng tăng từ 1,2 đến 1,5 lần. Bên cạnh đó, việc rủi ro được hạn chế, bảo đảm an toàn hàng hải hơn,...... 10:10 | 01/01/2000
Thả cá xuống hồ thủy lợi: Phát huy tiềm năng nuôi trồng thủy sản LSO-Ngày 22/6/2012, Chủ tịch UBND tỉnh đã ra Quyết định phê duyệt dự án thả cá giống xuống hồ thủy lợi trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2012-2014. Theo đó, trong giai đoạn này sẽ có 15 hồ chứa, với tổng diện tích 481ha thuộc 13 xã của 5 huyện, thành phố trong tỉnh được sử dụng để nuôi trồng thủy sản. Đây sẽ là động lực để thúc đẩy và phát huy tiềm năng về thủy sản của Lạng Sơn. Nuôi trồng thuỷ sản ở đập Tam Hoa (Bắc Sơn) vừa tạo nguồn thu từ nguồn lợi thuỷ sản vừa phát triển dịch vụ câu cáTheo thống kê, hiện nay trên địa bàn tỉnh có hồ chứa và 692 đập dâng để phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, phân bố rải rác ở 11 huyện, thành phố. Diện tích mặt nước của các công trình này khá rộng, lượng nước đủ và thích hợp để nuôi trồng thủy sản. Trao đổi về vấn đề này, ông Phạm Bá Biền, quyền Giám đốc Trung tâm thủy sản cho biết: thực tế từ những năm 60 của thế kỷ trước, Công ty thủy sản đã thả cá giống vào...... 09:22 | 09/08/2012
PVEP hoàn thành các chỉ tiêu sản xuất - kinh doanh sáu tháng đầu năm Sáu tháng đầu năm 2012, dù gặp nhiều khó khăn, song với tinh thần vượt khó, bằng các giải pháp quyết liệt, cách làm năng động và sáng tạo, Tổng Công ty Thăm dò Khai thác Dầu khí (PVEP) đã hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu sản xuất, kinh doanh, từ đó đề ra các giải pháp phù hợp nhằm thúc đẩy, tăng cường hoạt động của PVEP trong những tháng tiếp theo, tiến tới thực hiện thắng lợi các mục tiêu kế hoạch của năm 2012.Tổng Giám đốc PVEP Đỗ Văn Khạnh cho biết: PVEP bước vào thực hiện kế hoạch sản xuất, kinh doanh năm 2012 trong bối cảnh nền kinh tế thế giới chưa có dấu hiệu phục hồi. Trong sáu tháng đầu năm, các dự báo, các chỉ tiêu kinh tế của các nền kinh tế lớn trên thế giới đều diễn biến theo xu hướng giảm, cùng với việc giá dầu thế giới đi xuống đã làm ảnh hưởng tới doanh thu của PVEP.Bên cạnh đó, hoạt động tìm kiếm, thăm dò gặp nhiều khó khăn do tình trạng khan hiếm giàn khoan và công tác phát triển dự án mới không thuận lợi...... 08:36 | 06/08/2012
Cà Mau tháo gỡ khó khăn trong chế biến và xuất khẩu thủy sản Nông dân tỉnh Cà Mau thu hoạch tôm. Năm tháng đầu năm 2012, ngành thủy sản Cà Mau ước đạt kim ngạch xuất khẩu hơn 330 triệu USD. Song các nhà máy chế biến và xuất khẩu thủy sản đang đối mặt khó khăn, thách thức từ nhiều phía. Đáng chú ý, nhiều doanh nghiệp đang tiềm ẩn nguy cơ phá sản.Trước thực tế, tỉnh Cà Mau tập trung triển khai các giải pháp để giữ vững ngành sản xuất chủ lực này; phấn đấu đạt mục tiêu xuất khẩu thủy sản đạt một tỷ USD năm 2012.Tự làm khó mìnhTheo Thư ký Hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản CASEP Cà Mau Lý Văn Thuận: Những khó khăn kéo dài kể từ năm 2011 đến nay chưa thể giải quyết triệt để đã đẩy nhiều công ty, xí nghiệp chế biến và xuất khẩu thủy sản đứng bên bờ vực phá sản. Trong số 37 nhà máy, xí nghiệp chế biến và xuất khẩu thủy sản trên địa bàn tỉnh hiện chỉ có khoảng 40% số nhà máy hoạt động có hiệu quả, mang lại lợi nhuận. Số còn lại có đến 30% số nhà máy đang hoạt...... 08:05 | 18/06/2012
Mô hình sản xuất tôm - lúa trước thách thức của biến đổi khí hậu Những năm gần đây, nhiều tỉnh ở miền Tây Nam bộ như: Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang phát triển mạnh mô hình sản xuất luân canh vụ tôm, vụ lúa (tôm - lúa) bởi tính hiệu quả của nó về kinh tế, xã hội và môi trường, trong đó yếu tố môi trường là vấn đề rất quan trọng. Tuy nhiên, một thực tế đáng lo ngại đang đặt ra là mô hình sản xuất này có thật sự ổn định, bền vững trước thách thức của biến đổi khí hậu đang ngày càng diễn biến phức tạp? Theo tiến sĩ Nguyễn Công Thành, Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam, trồng lúa trên đất nuôi tôm là biện pháp canh tác giúp cải tạo môi trường rất tốt, cây lúa và con tôm trong quá trình nuôi trồng kết hợp có tác động tương hỗ cho nhau. Cây lúa trồng sau vụ tôm, nhất là các giống lúa kháng phèn, mặn, không những bồi bổ độ phì nhiêu đồng đất, tạo nguồn thức ăn tự nhiên phong phú cho tôm, mà còn cho sản phẩm lúa hàng hóa chất lượng, an toàn, do không...... 09:04 | 15/06/2012
Kiểm dịch thực vật: Hợp tác quốc tế bảo vệ sản xuất nông nghiệp LSO-Năm 2011, Chi cục Kiểm dịch thực vật vùng 7 đã tiến hành giám sát và phát hiện 11 loài ruồi đục quả tại các cửa khẩu trên địa bàn tỉnh. Việc giám sát, phát hiện và ngăn chặn kịp thời dịch hại không chỉ có ý nghĩa lớn trong việc bảo vệ sản xuất nông nghiệp trong nước, mà còn đảm bảo chất lượng nông sản, thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu nông sản hàng hóa với nước bạn. Kiểm dịch thực vật vùng 7 phối hợp với đơn vị kiểm dịch nước bạn phân tích các loại sinh vật gây hạiMỗi ngày có cả ngàn tấn nông sản các loại xuất nhập khẩu qua địa bàn tỉnh Lạng Sơn. Những chuyến hàng xuất nhập khẩu ấy là yếu tố quan trọng để thúc đẩy sản xuất nông nghiệp của cả nước phát triển theo quy mô sản xuất hàng hóa lớn. Tuy nhiên, nếu không kiểm tra, giám sát kỹ, một mặt, rất có thể hàng nông sản của ta không vượt qua được hàng rào kiểm dịch phía nước bạn; mặt khác, các loại sâu bệnh ngoại lai gây hại sẽ có điều kiện phát...... 09:07 | 06/06/2012