Sóc Trăng đầu tư phát triển kinh tế biển Là tỉnh có tiềm năng lớn về phát triển kinh tế biển, những năm gần đây, Sóc Trăng tập trung đầu tư khai thác, nuôi trồng và chế biến thủy sản, đem lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần cải thiện đời sống người dân và làm thay đổi bộ mặt nhiều làng quê vùng ven biển. Tuy nhiên, giá trị thu được từ ngành kinh tế mũi nhọn này chưa tương xứng với tiềm năng kinh tế biển của Sóc Trăng.Đầu tư khai thác, nuôi trồng và chế biến Sóc Trăng có bờ biển dài 72 km, với ba cửa sông chính đổ ra Biển Đông là Định An, Trần Đề, Mỹ Thanh. Vùng biển Sóc Trăng có nhiều ngư trường với nguồn lợi hải sản đa dạng, phong phú. Hằng năm, nước biển xâm lấn tạo thành một vùng nước mặn - lợ, chưa kể hơn 50 nghìn ha đất bãi bồi ven sông, biển là điều kiện thuận lợi để phát triển nghề đánh bắt, nuôi trồng thủy sản. Sóc Trăng hiện có 1.055 tàu đánh cá với tổng công suất 100.930 CV, trong đó có 241 tàu đánh bắt xa bờ. Nếu so với năm...... 08:03 | 24/11/2010
Phát triển kinh tế du lịch ở Ðà Nẵng Đà Nẵng, thành phố biển nằm ở vị trí trung tâm của các di sản, có hệ thống cơ sở hạ tầng khá đồng bộ với cảng biển và sân bay quốc tế, là điểm cuối ra Biển Đông của tuyến hành lang kinh tế Đông - Tây. Với tài nguyên thiên nhiên phong phú, đa dạng, Đà Nẵng có nhiều lợi thế để phát triển kinh tế du lịch.Xác định tầm quan trọng của du lịch trong cơ cấu kinh tế của thành phố, tháng 2-2002, BCH Đảng bộ thành phố Đà Nẵng đã ban hành Nghị quyết số 03-NQ/TU về 'Đẩy mạnh phát triển du lịch thành phố Đà Nẵng trong thời kỳ mới', đồng thời UBND thành phố cũng xây dựng Chương trình phát triển du lịch thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2007-2010 nhằm đẩy mạnh đầu tư, phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của thành phố. Trong đó, tập trung xây dựng bốn chương trình phát triển du lịch đến năm 2010 gồm: phát triển nguồn nhân lực du lịch, phát triển sản phẩm du lịch, chương trình về cơ chế chính sách và xúc tiến, quảng bá du lịch....... 08:02 | 12/11/2010
Phát triển công nghiệp chế biến ở Kiên Giang Với tiềm năng phong phú, đa dạng, tỉnh Kiên Giang có thế mạnh phát triển công nghiệp chế biến. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được trong thời gian qua, ngành công nghiệp này ở Kiên Giang cũng đang bộc lộ những khó khăn, vướng mắc cần kịp thời tháo gỡ.Đầu tư phát huy lợi thếVới hơn 475 nghìn ha đất sản xuất nông nghiệp, hơn 200 km bờ biển với ngư trường rộng khoảng 63 nghìn km2, những năm qua, Kiên Giang luôn nằm trong tốp các tỉnh dẫn đầu cả nước về diện tích, sản lượng lúa, sản lượng và đội tàu khai thác thủy, hải sản. Một số cây trồng khác như mía, khóm, tiêu; các loại thủy sản có giá trị kinh tế cao như tôm sú, tôm hùm, cua biển, cá mú, ốc hương... cũng được tỉnh tạo điều kiện, khuyến khích người dân nuôi trồng, doanh nghiệp đầu tư... tạo ra nguồn nguyên liệu dồi dào cho ngành công nghiệp chế biến. Giám đốc Sở Công thương Nguyễn Xuân Lộc cho biết: Những năm gần đây, công nghiệp chế biến của tỉnh đã có bước phát triển vượt bậc, tận dụng tốt...... 10:36 | 01/11/2010
Phát triển các khu công nghiệp ở Quảng Ninh Những năm gần đây, công nghiệp Quảng Ninh có bước chuyển biến tích cực, nhất là khai thác than, đóng tàu, sản xuất xi-măng, nhiệt điện. Trong năm năm qua, tốc độ tăng trưởng công nghiệp của Quảng Ninh luôn duy trì ở mức cao và ổn định. Sản xuất công nghiệp phát triển đúng hướng, giảm tỷ trọng công nghiệp khai khoáng, tăng dần tỷ trọng công nghiệp chế tạo, chế biến; Giá trị sản xuất công nghiệp tăng bình quân 15,8%/năm, số lượng các cơ sở công nghiệp đều tăng mạnh.Tiềm năng lớn nhưng còn không ít vướng mắcVới 11 khu công nghiệp (KCN) được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt vào danh mục phát triển các KCN Việt Nam, trong đó có ba KCN đang triển khai xây dựng cơ sở hạ tầng và đã cho nhà đầu tư thứ cấp thuê lại đất để thực hiện dự án đầu tư sản xuất, kinh doanh, khu vực kinh tế này đã góp phần nâng tỷ trọng giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh Quảng Ninh chiếm tới 51% trong cơ cấu GDP. Tuy nhiên, khu vực kinh tế này cũng đang bộc lộ nhiều bất cập,...... 08:08 | 22/10/2010
Yên Bái trên đường hội nhập và phát triển Yên Bái, cửa ngõ vùng Tây Bắc, cầu nối trung tâm các tỉnh miền núi, trung du phía bắc nước ta. Những năm qua, vượt qua những khó khăn của một tỉnh miền núi, Yên Bái đã không ngừng vươn lên, tích cực chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH, HĐH với mục tiêu đưa Yên Bái trở thành tỉnh phát triển toàn diện.Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân gần 13%, đứng thứ tư các tỉnh trung du và miền núi phía bắc; thu nhập bình quân đầu người đạt 10,8 triệu đồng, gấp 2,5 lần so với năm 2006. Giá trị sản xuất toàn ngành nông, lâm, thủy sản bình quân tăng 5,64%/năm. Kinh tế trang trại được chú trọng và phát triển. Việc thâm canh lúa trên đất dốc ở vùng cao, chuyên canh ở vùng thấp đã được Yên Bái vận dụng tốt và có hiệu quả. Giữ vững, mở rộng và hình thành thêm một số vùng sản xuất chuyên canh có quy mô lớn về diện tích và sản phẩm gắn với chế biến và thị trường. Nổi bật là vùng lúa năng suất, chất lượng cao ở thị xã Nghĩa...... 08:06 | 21/10/2010
Không ngừng sáng tạo trong SXKD để phát triển LSO-Ngày 26/5/2006, Bộ trưởng Bộ Công nghiệp đã ký Quyết định số 1372/QĐ-BCN “Phê duyệt phương án chuyển đổi Xí nghiệp than Na Dương thành Công ty (CT) TNHH một thành viên than Na Dương”, đánh dấu bước ngoặt mới trong hoạt động sản xuất kinh doanh (SXKD) của CT. Để thực hiện mục tiêu phát triển nhanh và bền vững, chủ động hội nhập, Ban Giám đốc CT đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, khuyến khích cán bộ công nhân viên (CBCNV) phát huy tinh thần sáng tạo, đoàn kết, vượt qua khó khăn, phấn đấu thi đua, tận dụng mọi cơ hội để phát triển. Vì vậy, trong hơn 3 năm qua, CT luôn hoàn thành và hoàn thành vượt mức kế hoạch được giao, đời sống CBCNV tiếp tục được cải thiện và có những đóng góp thiết thực cho ngân sách địa phương.Với phương châm “Không ngừng sáng tạo trong SXKD để phát triển”. Trong những năm qua, tập thể CBCNV CT đã có nhiểu chuyển biến tích cực trong cả suy nghĩ lẫn cách làm. Điều đó được thể hiện rõ nét qua kết quả hoạt động SXKD, cụ thể: bóc đất đá được...... 10:03 | 18/10/2010
Phát triển kinh tế trang trại ở Gia Lai Trên địa bàn tỉnh Gia Lai hiện có khoảng 2.208 trang trại, chủ yếu là trang trại trồng trọt. Kinh tế trang trại (KTTT) phát triển tạo ra bước chuyển biến tích cực trong sản xuất nông nghiệp, đời sống người dân ở nông thôn Gia Lai, góp phần thúc đẩy nền kinh tế của tỉnh phát triển theo hướng đa dạng hóa, giải quyết việc làm cho nông dân, góp phần xóa đói, giảm nghèo.Hướng làm giàu của đồng bào dân tộc thiểu sốTrong số hơn 2.200 trang trại hiện có của tỉnh Gia Lai thì chủ trang trại là nông dân chiếm đến 81,6%, người đồng bào dân tộc thiểu số chiếm khoảng 1 đến 2%, còn lại là các thành phần khác. Điều này cho thấy, người nông dân ở Gia Lai đã là lực lượng tiên phong và nhạy bén khi tiếp cận với nền sản xuất mới. Gia Lai, tỉnh đất rộng người thưa, được thiên nhiên ưu đãi bằng chất đất ba-dan màu mỡ rất thuận lợi cho các loại cây công nghiệp dài ngày, như cà-phê, cao-su, hồ tiêu, điều và chăn nuôi đại gia súc... chính vì vậy phát triển KTTT là...... 07:46 | 05/10/2010
Phát triển ngành lô-gi-stíc ở Việt Nam Trong những năm gần đây, dịch vụ lô-gi-stíc phát triển mạnh mẽ và được chuyên môn hóa với mức độ khá cao, trở thành một trong những ngành dịch vụ xương sống của hoạt động thương mại quốc tế.Khối ASEAN đang coi trọng tăng cường hội nhập ngành lô-gi-stíc trong khu vực, coi đây là mắt xích quan trọng để liên kết các công đoạn sản xuất và vận chuyển giữa các nước trong khu vực. Việt Nam đã tham gia lộ trình hội nhập ngành lô-gi-stíc trong ASEAN đạt kết quả bước đầu, tuy nhiên, vẫn còn nhiều việc phải làm để thúc đẩy ngành này phát triển.Thị trường tiềm năng nhưng còn sơ khaiTheo báo cáo của Bộ Công thương, dịch vụ lô-gi-stíc ở Việt Nam chiếm từ 15 đến 20% GDP, tương đương khoảng 12 tỷ USD. Nếu chỉ tính khâu quan trọng nhất trong lô-gi-stíc là vận tải, chiếm từ 40 đến 60% chi phí thì đây là một thị trường lớn. Việt Nam có hơn 800 doanh nghiệp lô-gi-stíc đang hoạt động với quy mô khác nhau, trong đó 70-80% là doanh nghiệp vừa và nhỏ. Thứ trưởng Công thương Nguyễn Cẩm Tú cho biết,...... 07:46 | 20/09/2010
Phát triển cây ăn quả ở huyện Cao Lộc LSO-Trên địa bàn tỉnh ta, địa phương hình thành các vùng cây, quả tập trung và rõ rệt nhất có lẽ là huyện Cao Lộc: Vùng cây ăn quả, vùng cây công nghiệp ngắn ngày, vùng cây thực phẩm… Riêng cây ăn quả gồm cây đặc sản quýt, hồng không hạt tập trung ở các xã Bảo Lâm, Thanh Lòa, Lộc Yên, Thụy Hùng, Yên Trạch; cây đào ở xã Công Sơn; mơ, mận Hòa Cư, Hải Yến; mác mật Hồng Phong… Những vùng cây ăn quả đó được huyện thường xuyên quan tâm, quy hoạch, nhân dân duy trì và phát triển. Trong những năm qua, có thể nói, cây ăn quả đã góp phần không nhỏ vào thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo hiệu quả trên địa bàn toàn huyện. Tham quan mô hình hồng không hạt xã Lộc Yên (Cao Lộc)Vào mùa mận, trên các nẻo đường từ Hải Yến, Hòa Cư ra chợ, ngày nào nhân dân cũng kĩu kịt đầy gánh mận đi bán. Mặc dù đây chỉ là cây trồng tận dụng đất, nhưng được nhân dân quan tâm trồng và chăm sóc, nó đã đem lại thu...... 09:01 | 13/09/2010
Quốc Việt nỗ lực trong phát triển kinh tế LSO-Trong những năm qua, xã Quốc Việt, huyện Tràng Định đã phát huy lợi thế, tiềm năng của một xã có điều kiện về đất đai, nguồn lao động, địa thế thuận lợi cho giao lưu, buôn bán… Người dân trong xã đã mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi đưa nền kinh tế của xã phát triển ngày một khởi sắc.Nông dân xã Bằng Khánh huyện Lộc Bình chăm sóc lúa mùa Ảnh: Thế BảoQuốc Việt là một xã xa trung tâm của huyện Tràng Định, với 740 hộ dân. Trong những năm qua, xã Quốc Việt xác định sản xuất nông nghiệp vẫn là chủ yếu trong phát triển kinh tế, vì vậy chính quyền xã đã vận động nhân dân kết hợp với phát triển kinh tế đồi rừng, khoanh nuôi bảo vệ rừng... Hiện nay, toàn xã có tổng diện tích rừng trên 1300 ha. trong đó đã trồng mới được khoảng 100 ha rừng thông, bạch đàn, keo các loại. Đồng thời, chính quyền xã vận động bà con nông dân ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, đưa cây, con giống mới có năng suất, chất lượng cao vào...... 08:27 | 06/09/2010