Công nghệ thông tin với người nông dân LSO-Hiện nay, công nghệ thông tin (CNTT) là một ngành kinh tế mũi nhọn, góp phần rút ngắn khoảng cách về thông tin, kiến thức giữa các vùng, các miền trong cả nước. Đối với nông dân, CNTT đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình phát triển, giúp nông dân có thể học hỏi cách làm ăn, tìm nơi tiêu thụ sản phẩm từ những thông tin trên mạng để nâng cao giá trị cuộc sống. Đưa thông tin nông nghiệp nói chung và những thông tin khác giúp nông dân cải thiện cuộc sống dựa trên nhu cầu của họ, điều này cũng giúp nông dân làm giàu lên từ nông nghiệp.Giảng viên tập huấn CNTT cho cán bộ, hội viên nông dânThực tế cho thấy, qua những thông tin trên mạng Internet, nông dân có cơ hội tiếp cận với nhiều tài liệu, ấn phẩm tham khảo trên các lĩnh vực khoa học, kỹ thuật. Nhờ đó mà nhiều người nông dân đã giàu lên từ những mô hình sản xuất mà họ học từ trên mạng, có cái nhìn nhạy bén hơn và mạnh dạn hơn trong việc thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây...... 09:38 | 30/08/2011
Ngân Sơn phát triển giao thông nông thôn Là một huyện vùng cao, địa bàn rộng, bị chia cắt bởi núi non hiểm trở, xác định phát triển giao thông nông thôn là động lực thúc đẩy kinh tế-xã hội, những năm gần đây huyện Ngân Sơn (Bắc Cạn) đã huy động nhiều nguồn lực để cải tạo, nâng cấp, mở mới giao thông nông thôn. Nhân dân Lũng Lịa, thị trấn Nà Phặc (Ngân Sơn) đóng góp ngày công làm đường bê-tông về bản. Với nguồn ngân sách hạn hẹp, nhận thức của một bộ phận nhân dân còn hạn chế, những năm về trước huyện Ngân Sơn gặp nhiều khó khăn trong việc huy động công sức của nhân dân tham gia làm giao thông. Đây là hai nguyên nhân chủ yếu làm cho giao thông nông thôn ở Ngân Sơn kém phát triển. Nhằm giải quyết tình trạng này, Huyện ủy Ngân Sơn đã ra nghị quyết chuyên đề để lãnh đạo, chỉ đạo, UBND huyện ban hành đề án phát triển giao thông nông thôn giai đoạn 2006 - 2010, trong đó xác định sử dụng các nguồn lực đầu tư của Nhà nước, đồng thời huy động nhân dân tham gia làm đường...... 08:16 | 25/07/2011
Nông dân Triệu Phước chung tay vượt khó Xem thêm: 1 ảnhNhiều gia đình ở vùng biển huyện Triệu Phong (Quảng Trị) có thu nhập cao nhờ nuôi tôm. Bằng ý chí vượt khó thoát đói nghèo, từng bước vươn lên làm giàu, cán bộ, người dân vùng tôm xã Triệu Phước, huyện Triệu Phong (Quảng Trị) và nhiều vùng quê nghèo miền trung đang chung sức, chung lòng vượt qua thời kỳ khó khăn khi giá nhiều mặt hàng phục vụ sản xuất đều tăng cao.Lao đao vùng đầm tômTừ cuối năm 2010 đến nay, do vật giá leo thang, giá cả nông sản biến động, bên cạnh đó đợt rét đậm, rét hại kéo dài đầu năm đã tác động khá rõ nét đến đời sống và gây không ít khó khăn cho nông dân nuôi tôm vùng cù lao nói riêng và nhiều thôn, làng khác trong xã Triệu Phước, huyện Triệu Phong (Quảng Trị). Người dân bao năm qua dồn sức người, sức của mong muốn vươn lên khấm khá từ việc nuôi tôm, cung cấp cho thị trường rộng lớn các tỉnh miền trung và cả xuất khẩu. Ông Nguyễn Quang Lau, 60 tuổi, ở thôn Lưỡng Kim, là người đã nhiều năm...... 09:52 | 06/07/2011
Hàng nông, thủy sản, … "rủ nhau" rớt giá Trong 6 tháng đầu năm, ngành Nông nghiệp có nhiều cố gắng, tuy nhiên ngành không kìm được hiện tượng rớt giá không phanh của hàng loạt mặt hàng nông, thủy sản, như: lúa, cá, dừa, heo, … ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống của hàng triệu nông dân.Lúa, dừa, khoai lang, … “rủ nhau” rớt giáTừ nhiều năm nay, điệp khúc “được mùa mất giá” lại xảy ra với cây lúa Việt Nam mặc cho Chính phủ đã có nhiều giải pháp như thu mua lúa gạo tạm trữ để đảm bảo cho nông dân có lời 30%. Giá lúa nhích lên một vài tuần, sau đó thì đâu lại vào đấy.Như vụ Đông Xuân vừa rồi, bà con vùng ĐBSCL trúng mùa, mỗi ha thu hoạch từ 6 – 7 tấn lúa, nhưng giá thì giảm xuống còn 4.300 – 4.600 đồng/kg, trong khi đó giá thành sản xuất đã ở mức 3.500 – 4.000 đồng/kg. Giá giảm nhưng nông dân vẫn khó bán, thương lái đến mua lúa như “lá mùa thu” bởi các doanh nghiệp xuất khẩu cũng đang “bí” đầu ra.Trong vụ hè thu năm nay, với năng suất bình quân 6,5 tấn/ha được...... 10:10 | 01/01/2000
Nhiều nông hộ Kiên Giang sản xuất giỏi Trong 5 năm (2007-2011), tỉnh Kiên Giang có 187.184 lượt hộ đạt tiêu chuẩn nông dân sản xuất, kinh doanh (SXKD) giỏi các cấp, bằng 58,7% tổng số hộ nông nghiệp. Thông tin được đưa ra tại Hội nghị tổng kết 5 năm phong trào nông dân thi đua SXKD tỉnh Kiên Giang, ngày 19-7.Trong số này có 253 lượt hộ đạt tiêu chuẩn nông dân SXKD giỏi cấp Trung ương và trên 12.000 lượt hộ nông dân SXKD giỏi cấp tỉnh. So với năm năm trước số hộ có mức thu nhập trên 300 triệu đồng tăng 1,6 lần.Điển hình trong phong trào này là những tập thể như: Chi hội chăn nuôi heo (khu phố 3, phường Tô Châu, thị xã Hà Tiên), với 25 hội viên, quy mô sản xuất 113 con heo giống, trên 2.000 heo con, lợi nhuận từ 70-80 triệu đồng/hộ/năm.Tổ hợp tác trồng tiêu (ấp 3, xã Vĩnh Hòa Hưng Bắc, huyện Gò Quao) gồm 108 hộ, với tổng diện tích 54ha, lợi nhuận hàng năm trên 167 triệu đồng/ha. Hay hợp tác xã nuôi trồng thủy sản Thắng Lợi (phường Vĩnh Lợi, TP. Rạch Giá; Tổ hợp tác nuôi sò huyết (ấp...... 10:56 | 20/07/2012
Những bất cập trong sản xuất nông nghiệp Xem thêm: 1 ảnhSử dụng máy gặt đập liên hợp thu hoạch lúa ở Tiền Giang. Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) - vùng châu thổ phì nhiêu, màu mỡ, là vựa lúa, trái cây, vùng nuôi trồng thủy sản... lớn nhất nước, đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp nguyên liệu cho thị trường trong nước và xuất khẩu. Thế nhưng, bức tranh phát triển nông nghiệp của các địa phương ĐBSCL hiện nay vẫn còn nhiều bất cập, sản xuất bấp bênh, phần lớn người nông dân vẫn phải bươn chải, trên mảnh đất để kiếm sống...Loay hoay "trồng cây này, chặt cây nọ"Ở ĐBSCL có một "điệp khúc" rất cũ nhưng cho đến nay vẫn còn nguyên tính thời sự, đó là chuyện nhà nông loay hoay "trồng cây này, chặt cây nọ". Điều này thể hiện rõ nhất trên khu vực trồng cây ăn trái. Với diện tích hơn 360 nghìn ha, sản lượng gần bốn triệu tấn quả/năm, trong đó có nhiều loại quả ngon nổi tiếng khắp trong nước, ngoài nước như xoài cát Hòa Lộc, bưởi da xanh, bưởi Năm Roi, quýt hồng, vú sữa Lò Rèn, cam sành..., nhưng nhà...... 09:04 | 19/06/2012
Xây gần 100 cầu giao thông nông thôn UBND huyện Phước Long (Bạc Liêu) kết hợp các ngành chức năng tỉnh vừa tổ chức lễ khởi công 99 cầu giao thông nông thôn tại các xã, thị trấn trong huyện. Trong số này, có 69 cầu tổng trị giá 6,9 tỷ đồng do Ngân hàng Thương mại CP Công thương Việt Nam tài trợ. Ngoài ra, 30 cây cầu khác tổng trị giá 15 tỷ đồng được xây dựng tại xã Vĩnh Thanh theo chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới. Bình quân mỗi cây cầu có chiều dài 20 m, mặt cầu rộng 1,5 m, tải trọng 3,5 tấn, dự kiến thời gian hoàn thành cuối năm...... 14:34 | 08/06/2012
Khi nhà khoa học về với nông dân Thạc sĩ Thanh Hiền (Viện bảo vệ thực vật) hướng dẫn người dân cách đặt miếng xốp tẩm bả prô-tê-in diệt ruồi hại quả thanh long. Đầu tháng 7-2009, quả thanh long tỉnh Bình Thuận không đạt chất lượng về tiêu chuẩn xuất khẩu, vì vậy phải tiêu hủy hàng tấn thanh long. Trước thực tế này, UBND tỉnh Bình Thuận đã đặt hàng các nhà khoa học tham gia nghiên cứu đưa ra biện pháp phòng, trừ sâu bệnh để tăng sản lượng, chất lượng, bảo đảm ổn định thu nhập cho người dân, nâng cao thương hiệu thanh long Bình Thuận.Nhận được 'đơn đặt hàng' của UBND tỉnh Bình Thuận, Bộ Khoa học và Công nghệ giao nhiệm vụ cho Viện Bảo vệ thực vật (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), đơn vị đi đầu trong việc nghiên cứu ruồi hại quả (RHQ), thực hiện Đề tài trọng điểm cấp thiết: 'Nghiên cứu các biện pháp quản lý ruồi hại quả thanh long trên diện rộng nhằm góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm quả xuất khẩu tại Bình Thuận'. Mục tiêu cụ thể của đề tài: Xác định thành phần loài, thành phần cây...... 08:03 | 03/06/2011
Giá một số hàng nông sản tăng mạnh Người dân trồng cao-su ở Bình Phước vừa đón nhận một tin vui, giá mủ cao-su đạt mức kỷ lục ngay từ đầu mùa khi hầu hết các vườn đều bước vào giai đoạn xả miệng, chuẩn bị cho đợt khai thác mới. Tại thời điểm đầu mùa, giá mủ cao-su được các tiểu thương mua trực tiếp tại các phần cây của người dân đã lên tới 850 đồng/độ, như vậy nhà vườn có thể thu về từ 20 đến 30 triệu đồng/tháng. Đây là mức giá kỷ lục so thời điểm đầu mùa của mọi năm.Hiện nay, giá cà-phê nhân xô tại các tỉnh Tây Nguyên đã tăng thêm 200 đồng/kg so tuần trước, lên mức 51 nghìn đồng/kg. Đây là mức giá cao nhất trên thị trường cà-phê ở nước ta từ trước đến nay. Trong đó, giá cà-phê được các doanh nghiệp, đại lý thu mua nông sản tại Đác Lắc, Gia Lai là 51 nghìn đồng/kg. Riêng tại Đác Nông, giá cà-phê được các doanh nghiệp, đại lý thu mua có thời điểm lên tới 51.900 đồng/kg.Người dân nuôi cá tra ở các tỉnh Đồng Tháp, An Giang, Vĩnh Long và TP Cần Thơ cho...... 09:47 | 12/05/2011
Chuyện làm giàu của nông dân làng Hạ Nông dân huyện Hạ Hòa thu hoạch chè. Là một vùng quê nghèo của huyện Hạ Hòa, trong những năm gần đây Ấm Hạ ( Phú Thọ) đã có nhiều khởi sắc trong đời sống kinh tế và văn hóa. Đói nghèo, gian khó đã nhường chỗ cho cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Cùng chung tay làm nên diện mạo mới cho quê hương là sự năng động của những nông dân đang hòa mình trên con đường thoát nghèo.Là xã thuần nông, Ấm Hạ có tỷ lệ nông dân chiếm tới 90%. Những năm trước đây, số đông người dân đã rời quê hương đi làm thuê ở nơi khác hay xuất khẩu lao động. Chỉ còn lại một số ít nông dân ở lại lập nghiệp. Ngày đầu lập nghiệp, họ đứng trước nhiều khó khăn thử thách: không được học hành đầy đủ, nên kiến thức và tư duy lập nghiệp hạn chế, cộng với khó khăn về vốn, điều kiện sản xuất...Những năm qua, Đảng bộ xã đã tập trung chỉ đạo công tác thủy lợi, đẩy mạnh thâm canh, tăng vụ theo hướng sản xuất hàng hóa, tích cực chuyển dịch cơ cấu cây...... 09:46 | 12/05/2011