Quảng bá hình ảnh vịnh Hạ Long Đêm 29-10, Hạ Long thần tiên - cầu truyền hình do Đài Truyền hình Việt Nam phối hợp với Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch, UBND tỉnh Quảng Ninh tổ chức, đã diễn ra tại 4 điểm cầu Hạ Long, Hà Nội, Huế và TPHCM.Tiếp tục quảng bá và bầu chọn vịnh Hạ Long vào danh sách 7 kỳ quan thế giới, hoa hậu Thùy Dung, hoa hậu Ngọc Hân, các ca sĩ Mỹ Tâm, Nguyễn Ngọc Anh… đã có mặt trong chương trình đặc biệt này. Ban tổ chức bày tỏ mong muốn mỗi người dân Việt Nam hãy thể hiện lòng tự hào, tình yêu quê hương đất nước bằng cách bầu chọn cho vịnh Hạ Long trở thành kỳ quan thiên nhiên mới của thế giới....... 10:41 | 30/10/2011
Hết lòng vì việc Đảng, việc dân Sau 5 năm đi bộ đội, tham gia chiến đấu bảo vệ biên giới phía bắc, năm 1983, đồng chí Lê Văn Vinh trở về quê hương, thôn Núi Móng, xã Hoàn Sơn, huyện Tiên Du (Bắc Ninh) và được tín nhiệm bầu làm Trưởng ban Công tác mặt trận thôn, Trưởng thôn từ năm 1983, đến năm 2012 được bầu làm Bí thư chi bộ thôn Núi Móng.... 09:57 | 10/10/2015
Ðồn Biên phòng Pha Long Anh hùng Bộ đội Biên phòng Pha Long lên đường tuần tra. Với phương châm "Đồn là nhà, biên giới là quê hương, đồng bào các dân tộc là anh em ruột thịt", cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Pha Long (Mường Khương, Lào Cai) trở thành điểm tựa vững chắc của cấp ủy, chính quyền và nhân dân vùng biên giới thượng nguồn sông Chảy.Chúng tôi lên Đồn Biên phòng 235 Pha Long vào lúc cán bộ, chiến sĩ nơi đây đang chuẩn bị đón nhận danh hiệu Anh hùng LLVTND lần thứ hai do Đảng và Nhà nước trao tặng, nhân dịp Ngày truyền thống Bộ đội Biên phòng 3-3. Trong câu chuyện với Đại úy, Phó Đồn trưởng nghiệp vụ Mai Đức Thịnh, được biết anh đã nối tiếp người cha thân yêu, nhập ngũ vào Bộ đội Biên phòng để bảo vệ biên giới, chủ quyền lãnh thổ quốc gia. Cha anh nguyên là Đồn trưởng Đồn Biên phòng Pha Long, nay đã về nghỉ hưu. "Tôi sinh ra ở đồn biên phòng, lớn lên và trưởng thành từ mảnh đất biên giới Pha Long, nên tự nguyện thi vào Học viện Biên phòng, nối tiếp công...... 07:56 | 23/03/2012
Ý Ðảng và lòng dân Thoại Sơn Người dân làm đường giao thông ở huyện Thoại Sơn (An Giang). Từ chủ trương dựa vào sức dân là chính, những công trình dân sinh, hệ thống giao thông nông thôn, các công trình thủy lợi nội đồng... lần lượt ra đời. Diện mạo mới của huyện Thoại Sơn (An Giang) đã thật sự hình thành. Thoại Sơn trở thành điển hình cả nước trong phong trào xây dựng nông thôn mới.Mở hướng đi đúng Thoại Sơn là huyện nằm sâu trong vùng trũng Tứ giác Long Xuyên, có diện tích canh tác lớn nhất tỉnh An Giang; trong đó, có hơn 37 nghìn ha diện tích đất sản xuất nông nghiệp với cây lúa chiếm vị trí chủ lực. 80% số dân sống bằng nghề nông. Thoại Sơn trở thành vựa lúa ở An Giang.Sau năm 1986, Thoại Sơn bắt đầu có những chuyển biến trong việc định hướng phát triển nền sản xuất nông nghiệp hàng hóa đa dạng bằng việc khai thông thủy lợi, mở mang diện tích đất hoang hóa. Nhà nước hỗ trợ chính sách, một phần kinh phí, người dân bỏ công sức, nông cụ khai hoang, mở đất, đồng thời phát triển...... 07:51 | 02/02/2012
Cựu chiến binh nặng lòng với rừng Ông Lâm phát quang rừng. Một ngày cuối năm, trời rét buốt, mưa dầm dề khiến cho con đường từ TP Huế lên Dương Hòa khoảng 35 km thêm xa hơn. Người chúng tôi tìm đến là một cựu chiến binh, thương binh Võ Văn Lâm, quê ở Thủy Phương (Hương Thủy, Thừa Thiên - Huế) lên lập trang trại và gắn bó với vùng đất chiến khu xưa mấy chục năm nay. Ông muốn gắn bó với rừng, bởi những người lính "Bộ đội cụ Hồ" như ông đã đổ quá nhiều mồ hôi, nước mắt để có cánh rừng xanh tươi và yên bình như hôm nay.18 năm sống với rừngNgười cựu chiến binh đã bước qua tuổi "thất thập cổ lai hy" nhưng vẫn còn tráng kiện bồi bồi nhớ lại: "Hồi ấy, mẹ tôi đau ốm triền miên, con cái nhỏ nên gia đình quá khó khăn. Tôi không cam chịu cuộc sống ấy vì nghĩ mình là một người lính Cụ Hồ, ở trong quân ngũ bao nhiêu năm dễ gì khuất phục trước cái đói, cái nghèo. Lúc đó tôi quyết tâm lắm nhưng không nghĩ được cách gì để làm kinh tế". Năm...... 08:42 | 02/01/2012
Tấm lòng người thủ lĩnh thanh niên Thanh Tú (ở giữa) cùng các em thiếu nhi. Tự tin và thân thiện là những ấn tượng đầu tiên dễ thấy của anh Bạch Thanh Tú, Bí thư Đoàn phường 14, quận 6, TP Hồ Chí Minh. Người dân phường 14 không chỉ biết đến Thanh Tú như người cán bộ Đoàn năng nổ, nhiệt tình mà anh còn là "ông bầu" của đội múa lân sư rồng Long Nghĩa Đường, một mô hình hoạt động đang tạo điều kiện cho các bạn trẻ có một nghề để mưu sinh và cũng để thỏa thích niềm đam mê.Xuất thân từ gia đình lao động nghèo, Thanh Tú thấu hiểu nỗi khó nhọc của ba mẹ cũng như bạn bè đồng cảnh. Con đường đưa Tú đến với mầu áo thanh niên cũng là con đường giúp Tú hòa nhịp vào phong trào tuổi trẻ, nuôi dưỡng khát vọng tìm kiếm một mô hình giúp các bạn thanh niên trong khu phố có thể thoát nghèo. Và ý tưởng thành lập đội lân sư rồng Long Nghĩa Đường ra đời từ đó.Khi mới thành lập vào tháng 11-2009, Tú đã trải qua nhiều gian nan, thử thách. Tú tâm sự:...... 08:08 | 19/12/2011
Nhân lên những tấm lòng nhân ái Hiện cả nước có hơn ba triệu thanh niên, thiếu niên Chữ thập đỏ (TNTNCTĐ), 32.874 Đội thanh niên CTĐ xung kích trong trường học, địa bàn dân cư. Đội ngũ này đã trở thành nòng cốt trong các hoạt động cứu trợ, tuyên truyền, chăm sóc sức khỏe cho học sinh, xây dựng "Góc sức khỏe", "Tủ thuốc CTĐ", cùng hàng nghìn vườn cây thuốc nam...Đã gần cuối giờ chiều, nhưng sân cơ quan T.Ư Hội Chữ thập đỏ (CTĐ) Việt Nam vẫn tấp nập xe vào ra, chở đầy những bao hàng tình nghĩa để chung tay, góp sức giúp đỡ đồng bào miền trung bị ảnh hưởng của bão, lụt. Lần đầu được tham gia hoạt động mang tính nhân đạo này, Lê Thị Hồng Thắm, lớp Anh K36A, Trường cao đẳng Sư phạm Hà Nội không khỏi bỡ ngỡ, vì những năm trước đây, khi chưa tham gia đội TNTNCTĐ, mỗi lần bão, lụt xảy ra ở các tỉnh, thành phố trong cả nước, Thắm chỉ biết gửi tiền tiết kiệm qua các tổ chức, đoàn thể vận động để ủng hộ và mong người dân nơi vùng lũ, lụt sớm vượt qua hoạn nạn. Thắm...... 09:06 | 21/11/2010
Bác Hồ trong lòng bạn bè Pháp Thị trưởng thành phố Choisy le Roi Daniel Davisse phát biểu tại Lễ kỷ niệm 100 năm Bác Hồ đến Pháp trên hành trình tìm đường cứu nước. Chủ tịch Hồ Chí Minh, vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc Việt Nam, người bạn của giai cấp vô sản và những người cộng sản toàn thế giới đã đi xa, nhưng hình ảnh của Người vẫn khắc ghi trong tâm khảm của bạn bè quốc tế. Lễ kỷ niệm 100 năm Ngày Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước tại Pháp năm nay là dịp để tưởng nhớ một Chủ tịch Hồ Chí Minh, Anh hùng giải phóng dân tộc, Nhà văn hóa kiệt xuất của Việt Nam.Buổi lễ trang trọng nơi thành phố lịch sửThành phố Choisy le Roi, ngoại ô phía nam thủ đô Paris những ngày này bừng lên trong không khí của ngày hội. Năm nay, Lễ kỷ niệm 121 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19-5-1890 – 19-5-2011) và 100 năm Ngày Bác Hồ đến nước Pháp trên hành trình tìm đường cứu nước (1911-2011) được Đại sứ quán Việt Nam tại Pháp và lãnh đạo Choisy le Roi quyết định...... 09:20 | 06/06/2011
Cây chuối xóa nghèo ở Tân Long Đi dọc quốc lộ 9 qua khu vực Làng Vây, xã Tân Long, huyện Hướng Hóa (Quảng Trị), ấn tượng đầu tiên đập vào mắt mọi người là mầu xanh bạt ngàn của những vườn chuối trải dài trên các triền đồi. Ít ai biết được rằng, cây chuối vốn quen thuộc ở vườn nhà lại là cây hàng hóa chủ lực của xã Tân Long xuất khẩu ra nước ngoài, góp phần xóa đói, giảm nghèo và làm giàu cho hàng nghìn hộ gia đình ở vùng cao biên giới.Đi lên từ cây chuốiXã Tân Long có diện tích tự nhiên 1.950 ha, dân số 836 hộ gia đình, với 3.972 nhân khẩu, trong đó có hai bản (73 hộ) đồng bào dân tộc thiểu số. Từ năm 1990 về trước, sản xuất nông nghiệp trên địa bàn xã chủ yếu là trồng lúa nương rẫy, sắn, ngô, với sản lượng không đáng kể, nguồn thu nhập thấp, nên đời sống của đại bộ phận nhân dân hết sức khó khăn. Trước tình hình đó, năm 1993, chi bộ xã Tân Long đã ra Nghị quyết chuyên đề chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, nâng cao hiệu...... 07:48 | 23/12/2010
Thiện Long: Khi "huyết mạch" đã liền LSO-Tôi chẳng biết dựa vào tiêu chí nào mà người ta gọi Hin Cằn là đèo, riêng tôi, tôi gọi đó là núi. Muốn đi tới Nà Lù, thôn cuối cùng của xã Thiện Long, huyện Bình Gia, tiếp giáp với Bắc Cạn, phải qua “núi” Hin Cằn. Các cụ cao tuổi trong xã bảo chưa bao giờ thấy ai dám vượt Hin Cằn bằng xe máy, xe đạp. Núi cao, vực sâu, khiến người ta chỉ dám cuốc bộ. Bây giờ ai gọi Hin Cằn là đèo, tôi vẫn phản đối, bởi giờ đây nó chỉ còn là một con dốc dài với đường nhựa êm ru.Qua Hin Cằn là rẽ trái là đường tới thôn người Dao Bản Thàng. Vài năm trước đây đường tới Bản Thàng chỉ là vệt đường mòn bé tẹo uốn quanh những eo đồi, để ra tới trung tâm xã, người Bản Thàng phải bặm môi, gò lưng, bấm sâu mười đầu ngón chân xuống đất mới qua nổi những triền dốc trơn trượt. Ấy thế mà giờ đây xe tôi đã bon bon đến tận trung tâm thôn, vài chiếc xe tải nhỏ chạy song hành, hình như thương lái đến mua...... 08:52 | 16/11/2010