Dự báo về những cú sốc kinh tế châu Á Theo Tân Hoa xã ngày 6-3, một báo cáo mới nhất của trung tâm Nghiên cứu Nô-mu-ra cho rằng, các nền kinh tế châu Á sẽ chịu tác động mạnh hơn các khu vực khác nếu giá dầu mỏ thế giới tiếp tục tăng.Trong bối cảnh giá dầu thô Brent đã tăng gần 15% tuần trước, từ mức 108 USD/thùng cuối năm ngoái lên 124 USD/thùng, Nô-mu-ra dự báo, nếu mỗi thùng dầu Brent tăng một USD, tổng số tiền nhập khẩu dầu mỏ hằng tháng của châu Á sẽ tăng thêm 3,5 tỷ USD.Dự báo, nếu giá dầu mỏ Brent năm nay ở mức trung bình khoảng 110 USD/thùng, tăng trưởng GDP của châu Á, trừ Nhật Bản, sẽ đạt 6,6%. Tuy nhiên, nếu giá dầu mỏ tăng trung bình lên 125 USD/thùng, con số tăng trưởng này sẽ giảm xuống 6,4%, thậm chí có thể chỉ còn 6,1% nếu giá dầu mỏ tăng cao hơn. Các nước có nguy cơ chịu ảnh hưởng nhiều nhất là Ấn Độ, Hàn Quốc, Thái-lan, Phi-li-pin và các nước ít bị ảnh hưởng nhất là Trung Quốc, Ma-lai-xi-a, Xin-ga-po. Nô-mu-ra cũng dự báo mức thâm hụt tài chính của châu Á năm...... 09:38 | 07/03/2012
Bài toán đầu tư cho đổi mới tại châu Âu Đổi mới đóng vai trò quan trọng trong quá trình xây dựng nền kinh tế tri thức năng động, có sức cạnh tranh cao ở mọi quốc gia trên thế giới. Châu Âu đang hướng tới mục tiêu này, song vẫn tồn tại vấn đề về đầu tư cho đổi mới nếu nhìn vào tỷ lệ xin cấp chứng nhận ứng dụng sáng chế ở Hy Lạp hay Bồ Đào Nha năm 2010: Chưa đến tám đơn trên một triệu dân.Theo Cơ quan Chứng nhận sáng chế châu Âu (EPO), với quy mô dân số lớn gấp tám lần Hy Lạp và Bồ Đào Nha, tỷ lệ xin cấp bằng sáng chế ở Đức là 335 đơn trên một triệu dân. Ở CH Séc, nước có số dân tương đương Hy Lạp, con số này là 16 đơn, trong khi Ai-len, với số dân ít hơn cả, lại có tới 112 đơn. Hiện, Hy Lạp chỉ đầu tư 0,6% GDP cho các hoạt động nghiên cứu và phát triển (R&D), tương đương năm 1999. Đầu tư cho R&D của Bồ Đào Nha năm 2009 đạt 1,66% GDP, so với 0,69% mười năm trước, nhưng vẫn thấp hơn mức tăng trung...... 09:57 | 18/02/2012
Mỹ sẽ rút hơn 11 nghìn quân khỏi châu Âu Ngày 16-2, các quan chức quốc phòng Mỹ cho biết, Mỹ sẽ rút hơn 11 nghìn binh lính tại châu Âu cho tới năm 2017. Các đơn vị nằm trong kế hoạch rút quân bao gồm, hai lữ đoàn bộ binh tại Đức là Lữ đoàn Bộ binh 170 và Lữ đoàn Bộ binh 172. Hai lữ đoàn này sẽ rời khỏi lãnh thổ châu Âu trong hai năm tới.Ngoài ra, Lầu năm góc cũng công bố rút hai phi đội máy bay tại Đức và Italy.Tại một cuộc họp báo chung với Bộ trưởng Quốc phòng Đức Thomas de Maiziere, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta cho biết: “Mặc dù có những sự thay đổi nhưng hơn 40 nghìn lính Mỹ vẫn đồn trú tại Đức với những trang thiết bị hiện đại nhất”.Trong khi đó, Thư ký báo chí Lầu năm góc George Little nhấn mạnh, “việc cắt giảm binh lính tại châu Âu không có nghĩa là Mỹ giảm mối quan tâm của mình tại châu Âu”.Hiện có khoảng 80 nghìn người phục vụ trong quân đội Mỹ được triển khai trên toàn châu Âu.Việc cắt giảm lực lượng binh lính Mỹ tại châu Âu được...... 17:00 | 17/02/2012
Giá rét ở châu Âu làm hơn 600 người chết Dòng sông Xa-ô-nê ở TP Li-ông, miền nam nước Pháp bị đóng băng. Ảnh ROI-TƠ Đợt giá rét bất thường kéo dài hơn nửa tháng qua tại châu Âu vẫn chưa có dấu hiệu chấm dứt. Tính đến nay, số người chết do giá rét ở châu Âu đã lên tới hơn 600 người và con số này có thể còn tăng, do giá rét được dự báo sẽ còn kéo dài đến đầu tháng 3 tới.Các nhà khí tượng học cho rằng hiện tượng giá rét bất thường này là do sự phân bổ luồng gió theo truyền thống bị rối loạn và do tương quan giữa các vùng áp suất cao và thấp tại nửa bắc bán cầu. Trong những ngày gần đây, tình hình giá rét càng trở nên nghiêm trọng ở nhiều nước Đông Âu thuộc khu vực Ban-căng và A-pen-nin, những nơi lại có tuyết rơi dày. Giá lạnh bất thường cũng bao trùm khu vực châu Âu của Nga. Hôm qua (13-2), nhiệt độ ở Thủ đô Mát-xcơ-va của Nga giảm xuống mức âm 30oC, gần bằng mức lạnh kỷ lục cách đây 82 năm là âm...... 09:16 | 14/02/2012
Châu Á không ủng hộ Mỹ cấm vận I-ran Tuyến đường ống dẫn khí đốt Ấn Độ - Pa-ki-xtan - I-ran. Trong khi châu Âu và các đồng minh phương Tây của Mỹ hưởng ứng, nhiều nước châu Á lại từ chối lời kêu gọi của Oa-sinh-tơn ban hành lệnh cấm vận đối với ngành dầu mỏ của I-ran, nhằm gây sức ép buộc Tê-hê-ran ngừng chương trình hạt nhân. Trung Quốc, Ấn Độ thẳng thừng bác bỏ. Các đồng minh Hàn Quốc, Nhật Bản do dự khi đứng về phía Mỹ.Theo chân Mỹ, 27 nước thành viên Liên hiệp châu Âu (EU) đã nhất trí gói biện pháp trừng phạt mới đối với Tê-hê-ran. Theo đó, từ ngày 1-7 tới, châu Âu sẽ chấm dứt mua dầu thô từ I-ran, với khối lượng nhập khẩu 600.000 thùng dầu/ngày hiện nay. Từ nay tới thời điểm lệnh cấm vận của EU có hiệu lực, các hợp đồng mua bán dầu giữa EU với I-ran vẫn được bảo đảm thực hiện, nhưng các nước thành viên không được ký thêm hợp đồng với các tập đoàn của I-ran.Các phái viên của Mỹ đã thực hiện các chuyến thăm đến nhiều nước khác nhau nhằm thuyết phục các quốc gia theo...... 09:50 | 07/02/2012
Châu Âu tìm lối thoát khỏi "cơn lũ" nợ công Hội nghị cấp cao đầu tiên năm 2012 của Liên hiệp châu Âu (EU) đã diễn ra vỏn vẹn hơn bảy giờ tại Thủ đô Brúc-xen, trong "vòng vây" của một cuộc tổng đình công quy mô lớn nhất ở Bỉ kể từ năm 1993. Dù có chủ đề về tăng trưởng và tạo việc làm, nhưng trọng tâm của hội nghị vẫn là tìm lối thoát cho EU khỏi cơn lũ nợ công và vực dậy nền kinh tế châu Âu đang khủng hoảng nghiêm trọng.Hội nghị đã ra Tuyên bố chung, trong đó cam kết thực hiện ba lĩnh vực ưu tiên trong thời gian tới là: khuyến khích tạo thêm việc làm, nhất là cho giới trẻ; thành lập thị trường chung duy nhất ở châu Âu; thúc đẩy đầu tư tài chính vào các nền kinh tế, nhất là cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) H.Ba-rô-xô đánh giá cao kết quả của hội nghị, nhất là cam kết của các nhà lãnh đạo EU và các nước thành viên về vấn đề tăng trưởng và tạo việc làm; coi đây là một bước đi quan trọng đối với...... 10:26 | 01/02/2012
Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ bắt đầu thăm châu Âu Theo Tân Hoa xã, ngày 3-12, Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ H.Clin-tơn đã tới CH Séc, nước đầu tiên trong chuyến thăm bốn nước châu Âu kéo dài năm ngày. Đây là chuyến thăm châu Âu lần thứ 38 và có thể là lần cuối của bà Clin-tơn trên cương vị Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ.Theo kế hoạch, bà Clin-tơn thăm Bỉ trong hai ngày 4 và 5-12, dự Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao NATO và đồng chủ trì cuộc họp Hội đồng Năng lượng Mỹ - Liên hiệp châu Âu (EU) lần thứ tư. Tại Brúc-xen, bà Clin-tơn sẽ có cuộc hội đàm với người đồng cấp Pa-ki-xtan H.Kha đang thăm Bỉ. Tại Hội nghị NATO, bà Clin-tơn và Bộ trưởng Ngoại giao các nước thành viên liên minh thảo luận các thách thức an ninh ở khu vực Tây Ban-căng và sứ mệnh của NATO tại Áp-ga-ni-xtan sau năm 2014. Ngày 6-12, bà Clin-tơn sẽ thăm CH Ai-len và dự Hội nghị Bộ trưởng Tổ chức an ninh và hợp tác châu Âu (OSCE) bàn các biện pháp thúc đẩy hợp tác an ninh Á - Âu. Điểm đến cuối cùng trong chuyến thăm châu Âu của...... 14:19 | 04/12/2012
Châu Á thảo luận giảm nhẹ rủi ro thiên tai Hơn 1.200 đại biểu, trong đó có khoảng 50 bộ trưởng các nước châu Á và đặc phái viên Tổng Thư ký LHQ tham dự Hội nghị Bộ trưởng châu Á lần thứ 5 về giảm nhẹ thiên tai, tại In-đô-nê-xi-a. Hội nghị thảo luận hướng tới một thỏa thuận khu vực về giảm nhẹ rủi ro thiên tai.Đầu tư vào Mỹ la-tinh tăng mạnh Theo Ủy ban Kinh tế Mỹ la-tinh và Ca-ri-bê (CEPAL) thuộc LHQ, sáu tháng đầu năm nay, khu vực này thu hút 94 tỷ USD vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), tăng 8% so cùng kỳ năm trước, chủ yếu nhờ tính ổn định, năng động của đa số các nền kinh tế khu vực và giá nguyên liệu tăng.Nổ nhà máy vũ khí ở Xu-đăng Tại nhà máy sản xuất vũ khí En Y-ác-múc ở Thủ đô Khắc-tum của Xu-đăng đã xảy ra vụ nổ lớn, gây cháy và khiến nhiều người phải nhập viện vì hít phải khói độc. Quân đội phong tỏa các tuyến đường tới nhà máy.Hàng nghìn thợ mỏ Nam Phi bị sa thảiCông ty khai khoáng Gold Fields của Nam Phi sa thải khoảng 8.500 thợ đào...... 14:37 | 25/10/2012
Nỗ lực đối phó khủng hoảng nợ ở châu Âu Theo Tân Hoa xã, Tổng thống Mỹ B.Ô-ba-ma có cuộc điện thoại với Thủ tướng I-ta-li-a M.Môn-ti thảo luận tình hình khủng hoảng nợ công ở châu Âu.Ông Ô-ba-ma một lần nữa khẳng định, Mỹ ủng hộ Liên hiệp châu Âu (EU) tiến hành các biện pháp quyết liệt để đối phó khủng hoảng nợ. Cuộc điện thoại của Tổng thống Ô-ba-ma tiếp sau chuyến thăm Đức của Bộ trưởng Tài chính Mỹ T.Ghết-nơ thể hiện mối quan tâm của Oa-sinh-tơn đối với vấn đề nợ công châu Âu, vốn đang ảnh hưởng xấu nền kinh tế toàn cầu.Trong chuyến thăm Pháp và hội đàm với Tổng thống nước chủ nhà P.Ô-lăng-đơ, Thủ tướng Môn-ti cam kết tiếp tục các chính sách "thắt lưng, buộc bụng" nhằm giảm mức nợ công cao của I-ta-li-a. Hai nhà lãnh đạo đã nhất trí tiến hành nhiều biện pháp đối phó vấn đề nợ công ở Eurozone và bảo vệ đồng ơ-rô. Thủ tướng Môn-ti cũng thăm Phần Lan và Tây Ban Nha nhằm trấn an các thị trường về tình hình khó khăn của nền kinh tế I-ta-li-a. Bất chấp các nỗ lực trên, tỷ lệ thất nghiệp ở Eurozone tiếp tục...... 09:57 | 02/08/2012
“Bảo hộ” vaccine tại châu Âu – lợi bất cập hại? Gần đây, những diễn biến xung quanh việc phân phối vaccine ngừa COVID-19 tại châu Âu đã “làm nóng” dư luận, đồng thời dấy lên lo ngại về tình hình vaccine cũng như việc phân phối công bằng và hợp lý giữa các nước. Tại một châu lục vốn luôn luôn tự hào về nền văn minh và... 10:12 | 05/04/2021