Lên cao nguyên đá Ðồng Văn Cao nguyên Đồng Văn nằm ở điểm cực bắc của Tổ quốc, độ cao trung bình từ 1.600 m đến 1.800 m so với mặt nước biển.Là cao nguyên đá duy nhất ở Việt Nam, có diện tích 3.500 km2, cho đến nay Đồng Văn hầu như còn giữ nguyên vẻ hoang sơ, với nhiều giá trị về địa tầng, địa chất, động thực vật, giàu tiềm năng khoáng sản... Đặc biệt, Đồng Văn còn là nơi đang lưu giữ nhiều giá trị văn hóa truyền thống của cộng đồng 23 dân tộc anh em sinh sống ở đây. Và tháng 10-2010 vừa qua, cao nguyên Đồng Văn đã được UNESCO công nhận là Công viên địa chất toàn cầu (GGN)... Làm đất trồng hoa màu. Trở lại Đồng Văn lần này, tình cảm và ý nghĩ của tôi không giống các lần trước. Bởi tôi không chỉ lên cao nguyên đá như tên gọi trước đây, mà đang lên nơi là thành viên nằm trong mạng lưới Công viên địa chất toàn cầu (GGN), danh hiệu mà tại Lesvos (Hy Lạp) vừa qua, UNESCO quyết định công nhận. Đây là Công viên địa chất duy nhất ở Việt Nam...... 08:22 | 04/12/2010
Vượt lên nỗi đau da cam Năm 1966, anh Nguyễn Duy Đức ở Đồng Lạc, Chí Linh (Hải Dương) nhập ngũ và được điều về công tác tại K10 bảo vệ đoàn gùi thồ Bình Sơn, thuộc huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam. Cuối năm 1968, anh được chuyển sang làm giao liên cho binh trạm 43 thuộc Đoàn 559.Trong ba năm hoạt động ở các vùng từ Thừa Thiên - Huế đến Quảng Ngãi, anh đã trực tiếp chứng kiến nhiều vụ máy bay Mỹ rải chất độc hóa học để làm rụng lá cây nhằm phát hiện các căn cứ và tuyến đường vận chuyển tiếp tế của hậu phương miền bắc chi viện cho chiến trường miền nam nói chung và địa bàn quân khu 5 nói riêng. Anh Đức cho biết: "Trong những năm chiến đấu chống đế quốc Mỹ xâm lược, các căn cứ, vị trí trú quân của ta phần lớn đều ở rừng núi, chúng tôi sống dưới các cánh rừng già héo khô, uống nước suối, ăn rau rừng. Tuy nhiên, ở thời điểm đó, với sức trẻ nhiệm vụ chiến đấu bảo vệ Tổ quốc được chúng tôi đặt lên trên hết, nên không ai nghĩ chất...... 10:52 | 22/02/2013
Cuối xuân này lên Mường Nhé Học sinh Trường Chung Chải trong ngày đón nhận bàn giao nhà nội trú dân nuôi. Bài và ảnh: HỒNG ANH Chiều cuối xuân, từ thành phố Điện Biên Phủ, Đoàn công tác của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (VietinBank) vượt qua chặng đường dài 280 km, nhiều dốc núi, đèo cao chạy quanh co, gấp khúc đến với Mường Nhé, huyện vùng sâu, vùng đặc biệt khó khăn của tỉnh Điện Biên.Dường như bao mệt mỏi tan biến khi được nhìn thấy những gương mặt tươi vui của các em học sinh xúng xính trong trang phục dân tộc ùa ra đón chào đoàn.Không vui sao được, bởi lời bày tỏ của thầy giáo Hiệu trưởng Đỗ Văn Đà: Hôm nay, Trường THCS xã Chung Chải được chính thức bàn giao khu nhà ở dân nuôi với 30 phòng học và một gian bếp khang trang, kiên cố do VietinBank tài trợ xây dựng.Được thành lập từ năm 2005, Trường Chung Chải ban đầu gộp chung hai cấp tiểu học và THCS, đến tháng 6-2007, được tách riêng thành hai trường. Ngày đầu tách trường, cơ sở vật chất còn tạm bợ, phòng học được làm chủ...... 15:03 | 18/03/2012
Nhân lên sức mạnh truyền thống LSO- Lạng Sơn – mảnh đất địa đầu phía Đông Bắc của Tổ quốc, trong quá trình hình thành và phát triển đã gắn liền với lịch sử hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc. Với vị trí là vùng đất biên cương “phên dậu” của đất nước, dưới các triều đại phong kiến trải qua nhiều tên gọi khác nhau, Lạng Sơn luôn là cửa ngõ “trấn ải” chống giặc ngoại xâm. Ải Pha Lũy, Khau Cấp, ải Chi Lăng, Đường số 4 ... đã trở thành những địa danh nổi tiếng chống giặc ngoại xâm, đưa tên đất, tên người Lạng Sơn mãi đi vào lịch sử hào hùng của dân tộc. Cách đây 180 năm, ngày 4-11-1831 vua Minh Mệnh triều Nguyễn ban sắc chỉ chia định địa hạt từ Quảng Trị trở ra phía Bắc thành 18 tỉnh trong đó có tỉnh Lạng Sơn. Lần đầu tiên trong lịch sử, tỉnh Lạng Sơn được xác định rõ ràng về địa giới, vị trí địa lý, bộ máy hành chính trong văn bản pháp lý của Nhà nước phong kiến Việt Nam.Cuối thế kỷ XIX khi thực dân Pháp xâm lược, đặt chân...... 09:22 | 03/11/2011
Ngãi Chánh giàu lên từ... bún Ông Nguyễn Xuân Thọ hướng dẫn công nhân sử dụng máy ép bún tự động. Về thôn Ngãi Chánh, xã Nhơn Hậu, thị xã An Nhơn hỏi thăm nhà ông Nguyễn Xuân Thọ thì nghe cái tên lạ lắm, nhưng hỏi nhà ông "kỹ sư bún" thì ai cũng biết.Thật ra, gia đình ông Nguyễn Xuân Thọ làm nghề bún đến nay đã ba đời rồi, hiện nay, con trai là Nguyễn Xuân Thành đang nối nghiệp ông nội trở thành "đại gia bún" ở địa phương. Còn biệt danh "kỹ sư bún" xuất hiện khi Nguyễn Xuân Thọ tự nghiên cứu và sản xuất thành công máy ép bún liên hợp (1997), trở thành sản phẩm cơ khí hỗ trợ bà con lao động thủ công làng bún truyền thống, thì thương hiệu bún và máy ép bún Ngãi Chánh bắt đầu chen được vào thị trường.Nếu nói An Nhơn là đất vua, đất nghề thì xã Nhơn Hậu, huyện An Nhơn (nay là thị xã An Nhơn) đã có đến năm nghề truyền thống: nghề đúc, nghề rèn, nghề tiện mộc mỹ nghệ, nghề làm đồ gốm và... nghề làm bún. Riêng thôn Ngãi Chánh của xã Nhơn...... 10:10 | 01/01/2000
Bạc Liêu đi lên từ biển Là một tỉnh nông nghiệp thuần túy sản phẩm hàng hóa chưa phong phú, sức cạnh tranh còn kém. Những năm qua Bạc Liêu đã khai thác mọi tiềm năng để phát triển. Theo đó hướng đi của Bạc Liêu giai đoạn 2011 - 2015 là thúc đẩy hợp tác đầu tư với các địa phương trong cả nước và các đối tác nước ngoài, để phát triển ngành công nghiệp chế biến, nâng cao năng lực cạnh tranh và giá trị xuất khẩu cũng như ưu tiên phát triển công nghiệp điện gió và năng lượng.Trong thu hút đầu tư, tập trung cải thiện và nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh, tạo môi trường thân thiện, cởi mở để các doanh nghiệp đầu tư sản xuất, kinh doanh, nhất là về cải cách thủ tục hành chính theo hướng thuận lợi cho các nhà đầu tư, rút ngắn thời gian thỏa thuận vị trí đất, giao đất, cấp giấy phép đầu tư, giảm bớt đầu mối trong việc lập thủ tục đầu tư, kịp thời ban hành chính sách ưu đãi đầu tư, tạo môi trường thuận lợi để các nhà đầu tư, doanh nghiệp, gặp gỡ,...... 10:37 | 01/05/2012
Vạn Linh vượt khó vươn lên LSO-Có dịp trở lại xã vùng núi đá Vạn Linh, huyện Chi Lăng, một điều dễ nhận thấy là diện mạo của xã đã có nhiều đổi mới, đời sống vật chất, tinh thần của người dân được nâng lên rõ rệt. Đạt được kết quả nêu trên là do có sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền, sự nỗ lực của nhân dân các dân tộc trên địa bàn trong việc khắc phục những khó khăn, phát huy tiềm năng thế mạnh của địa phương để phát triển KT-XH.Chị Dung chăm sóc đàn lợn của gia đìnhÔng Lý Văn Phong, Bí thư Đảng ủy xã cho biết: Từ năm 2000 trở về trước, đời sống của nhân dân xã Vạn Linh gặp rất nhiều khó khăn. Nguyên nhân là do đất đai khô cằn, đường sá đi lại không thuận tiện, trình độ dân trí không đồng đều...Lúc đó, đất nông nghiệp thường xuyên bị bỏ hoang, người dân chỉ trồng được duy nhất 1 vụ mùa trong năm, năng suất thấp do bà con chưa biết áp dụng tiến bộ KHKT vào sản xuất, lại hoàn toàn phụ thuộc vào tự nhiên nên mặc dù...... 11:01 | 09/05/2011
Lạng Sơn hàng Việt lên ngôi LSO-Bấy lâu, xứ Lạng được coi là thiên đường mua sắm hàng Trung Quốc, từ khi Bộ Công thương có chương trình hỗ trợ tiền vận chuyển cho các doanh nghiệp đưa hàng hóa chính hãng, đảm bảo chất lượng về bán cho bà con, với giá gốc, đã chuyển thói quen dùng hàng Việt của người dân bản địa.Hàng Việt Nam được người tiêu dùng quan tâm mua sắm - Ảnh: Trúc LamTrọng điểm nơi biên ảiBộ Công thương chọn Lạng Sơn là địa phương đầu tiên triển khai chiến dịch đưa hàng Việt về nông thôn của năm 2011, chương trình mở hàng tại Lạng Sơn đã đạt kết quả tốt, mở đầu thuận lợi cho các phiên chợ sau, đẩy lùi hàng lậu, không rõ xuất xứ khỏi thị trường Việt. Bên cạnh đó, tỉnh Lạng Sơn đã dành trên 15 tỷ đồng hỗ trợ cho ba doanh nghiệp tại địa phương được vay vốn ưu đãi nhằm bình ổn giá, đồng thời tạo mọi điều kiện để các nhà đầu tư xây dựng các trung tâm mua sắm dành cho người Việt. Bắc Sơn Plaza ở giữa trung tâm thành phố Lạng Sơn, với tổng diện...... 09:08 | 14/04/2011
Nỗi lo đến hẹn lại lên LSO-Vào dịp Tết Trung thu, cứ đến hẹn, thị trường đồ chơi cho trẻ em lại trở nên sôi động. Và năm nào cũng vậy, các tiểu thương luôn đi tắt đón đầu bằng nhập các loại đồ chơi ngoại trước đó cả tháng. Dạo quanh thị trường đồ chơi ngoại nhập, nhiều người không khỏi lo vì nó đầy tính kinh dị bạo lực, không phù hợp với thuần phong mỹ tục của người Việt.... 10:44 | 29/08/2014
Mở đường lên núi Vũ Trụ Điều khiển máy đào chông chênh nơi sườn núi dốc đứng; treo mình trên vách núi cheo leo khoan đá nổ mìn; bắc giàn giáo trên ngọn cây cổ thụ nối hai sườn núi..., đó là công việc, cuộc sống thường ngày của những người lính công binh Tiểu đoàn 2 (Đoàn Công binh Hải Vân, Quân khu 4) trong quá trình mở đường lên đỉnh núi Vũ Trụ nằm trên dãy Trường Sơn, thuộc dự án đường tuần tra biên giới đoạn qua Nghệ An.Khó có thể nói hết mức độ khó khăn, gian khổ, hiểm nguy trong quá trình mở đường lên đỉnh núi Vũ Trụ. Chỉ biết rằng, cứ mỗi lúc trước khi bộ đội bước vào làm việc là một cuộc họp chớp nhoáng được tổ chức. Cuộc họp này vừa có ý nghĩa động viên, giữ vững quyết tâm cho bộ đội, vừa có ý nghĩa đặc biệt quan trọng là tìm ra người xung phong thực hiện nhiệm vụ ở những nơi có độ hiểm nguy cao nhất. Phó đoàn trưởng Đoàn Công binh Hải Vân Thượng tá Nguyễn Anh Tuấn, người trực tiếp chỉ huy mở đường lên núi Vũ Trụ cho biết:...... 10:24 | 09/05/2011