Nỗ lực quốc tế giải quyết cuộc khủng hoảng Libya Theo Reuters và TTXVN, ngày 18-2, Liên minh châu Phi (AU) thành lập lực lượng chuyên trách vấn đề Libya nhằm hỗ trợ việc thực thi quyết định của các quốc gia khu vực đối với tình hình tại quốc gia Bắc Phi. Cảng dầu ở Tripoli bị tiến công. Ủy viên cấp cao AU về hòa... 08:50 | 20/02/2020
Nỗ lực giải quyết khủng hoảng nợ ở châu Âu Theo Roi-tơ, ngày 7-1, Phó Thủ tướng Anh N.Cléc đã tổ chức cuộc gặp tại Luân Đôn với Thủ tướng Hà Lan M.Rút, Cao ủy châu Âu phụ trách kinh tế và tiền tệ O.Rên, Bộ trưởng Kinh tế Đức bàn về giải pháp cho cuộc khủng hoảng nợ công ở Khu vực đồng ơ-rô (Eurozone) sau bất đồng giữa Anh và Liên hiệp châu Âu (EU) tháng 12-2011.Dự kiến, Thủ tướng I-ta-li-a M.Môn-ti sẽ có cuộc gặp Thủ tướng Đức A.Méc-ken ngày 11-1 và gặp Thủ tướng Anh Đ.Ca-mê-rôn ngày 18-1, nhằm thu hẹp bất đồng giữa Đức và Pháp với Anh nhằm chuẩn bị cho Hội nghị cấp cao EU dự kiến diễn ra vào cuối tháng này bàn về tương lai của đồng ơ-rô. Ủy ban châu Âu (EC) cho biết, Eurozone đang đối mặt làn sóng các chỉ số kinh tế tiêu cực, với chỉ số niềm tin của người tiêu dùng và các nhà điều hành doanh nghiệp đã giảm xuống mức thấp nhất trong hai năm...... 08:51 | 08/01/2012
Mỹ - Đức thảo luận về khủng hoảng nợ châu Âu Ngày 7/12, Tổng thống Mỹ B.Obama có cuộc điện đàm với Thủ tướng Đức Angela Merkel để thảo luận các biện pháp giải quyết cuộc khủng hoảng nợ châu Âu đang tác động tới nền kinh tế toàn cầu.Tuyên bố của Nhà Trắng cho biết, hai nhà lãnh đạo đã nhất trí về việc cần thiết tìm ra một giải pháp lâu dài và đáng tin cậy cho cuộc khủng hoảng khu vực sử dụng đồng tiền chung châu Âu Eurozone. Tổng thống Mỹ cũng hối thúc các nhà lãnh đạo châu Âu cần đưa ra các hành động cần thiết để giải quyết cuộc khủng hoảng sớm nhất có thể. Trước đó, Mỹ luôn cam kết ủng hộ các nỗ lực của khu vực Eurozone. Bộ trưởng Tài chính Mỹ Tim Geithner hiện đang có chuyến thăm châu Âu 3 ngày để hối thúc các nước thông qua các biện pháp mạnh đối phó với khủng...... 15:01 | 09/12/2011
Ai Cập tiến hành đối thoại giải quyết khủng hoảng Theo Tân Hoa xã, ngày 22-11, Hội đồng Tối cao các lực lượng vũ trang (CSFA) cầm quyền ở Ai Cập bắt đầu tiến hành đối thoại với các đảng phái chính trị tìm lối thoát cho cuộc khủng hoảng ngày càng trầm trọng.Trước đó, tối 21-11, các thành viên Chính phủ của Thủ tướng E.Sa-ráp đã đệ đơn từ chức lên CSFA, vì tình hình bạo lực diễn biến phức tạp tại nước này. Chính phủ cũng kêu gọi người dân kiềm chế, lập lại ổn định để bảo đảm an toàn cho cuộc tổng tuyển cử ngày 28-11 tới. CSFA cũng kêu gọi các lực lượng chính trị ngồi vào bàn đàm phán, tìm giải pháp ngăn chặn tình hình diễn biến phức tạp hiện nay. CSFA tuyên bố sẽ điều tra về tình trạng bạo lực, nhất là những vụ đụng độ giữa người biểu tình và lực lượng an ninh.Trong khi đó, các cuộc biểu tình tại Quảng trường Ta-hơ-ri ở Thủ đô Cai-rô đã bước sang ngày thứ năm liên tiếp, với hơn 30 nghìn người tham gia, chủ yếu là thanh niên. Đụng độ đã làm ít nhất 36 người chết, khoảng hai nghìn...... 08:54 | 23/11/2011
Khủng hoảng nợ công tiến vào trung tâm châu Âu Roi-tơ ngày 22-11, dẫn nhận định của giới chuyên gia cảnh báo, khủng hoảng nợ công tại Khu vực đồng ơ-rô (Eurozone) đang tiến gần hơn tới các nền kinh tế ở trung tâm của châu Âu.Thị trường tài chính Tây Ban Nha chưa khởi sắc dù chính phủ mới của đảng Nhân dân bảo thủ do ông M.Ra-hoi đứng đầu cam kết thực hiện các biện pháp thắt lưng buộc bụng mạnh mẽ để vực dậy kinh tế. Tại Hy Lạp, chính phủ lâm thời của Thủ tướng L.Pa-pa-đê-mốt đang nỗ lực thuyết phục các thành viên Eurozone về cam kết của A-ten thực hiện các điều khoản cứu trợ. Cơ quan xếp hạng tín dụng Moody’s ngày 21-11 cảnh báo không bảo đảm duy trì mức xếp hạng AAA đối với Pháp, trong bối cảnh tình trạng nợ công tăng và tăng trưởng kinh tế yếu của nền kinh tế này. Trong khi đó, Anh - quốc gia không tham gia Eurozone cũng thừa nhận những khó khăn nghiêm trọng về nợ công... Ủy viên châu Âu phụ trách kinh tế của EU, ông O.Rên cho rằng, triển vọng kinh tế châu Âu là không sáng và khẳng...... 08:52 | 23/11/2011
Rô-ma nỗ lực đối phó khủng hoảng nợ công Rạng sáng 13-11, Thủ tướng X.Béc-lu-xcô-ni đã đệ đơn từ chức lên Tổng thống G.Na-pô-li-ta-nô, mở đường cho việc thành lập một chính phủ mới ở I-ta-li-a. Sự kiện này mở ra hy vọng cho đất nước I-ta-li-a trong nỗ lực đối phó cuộc khủng hoảng nợ công.Tổng thống Na-pô-li-ta-nô đã chấp nhận đơn từ chức của Thủ tướng Béc-lu-xcô-ni và nhiều khả năng sẽ chỉ định cựu Ủy viên châu Âu M.Môn-ti thay thế ông Béc-lu-xcô-ni làm Thủ tướng tạm thời của I-ta-li-a cho đến cuộc tổng tuyển cử đầu năm 2012. Như vậy, ông Béc-lu-xcô-ni đã giữ đúng lời hứa từ chức, được đưa ra ngày 8-11, nếu QH lưỡng viện I-ta-li-a thông qua Dự luật ổn định tài chính, theo đề xuất của chính phủ.Trước đó, với tỷ lệ 380 phiếu thuận, 26 phiếu chống và hai phiếu trắng, Hạ viện I-ta-li-a (gồm 630 ghế) đã thông qua Dự luật ổn định tài chính. Thượng viện I-ta-li-a cũng đã thông qua dự luật này với tỷ lệ 156 phiếu thuận và 12 phiếu chống. Kế hoạch cải cách của cựu Thủ tướng Béc-lu-xcô-ni cam kết với Liên hiệp châu Âu (EU), nhằm cắt giảm một phần khoản...... 09:23 | 14/11/2011
Cảnh báo thảm họa về khủng hoảng nợ của EU Theo các nguồn tin nước ngoài, chuẩn bị cho cuộc họp chung hằng năm của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) và Ngân hàng Thế giới (WB) và cuộc họp của G-20, các bộ trưởng tài chính và đại diện ngân hàng trung ương các nước Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) đã họp ở Rô-clo, Ba Lan, trong hai ngày 16 và 17-9, bàn thảo biện pháp giúp một số nước thành viên giải quyết tình trạng nợ công.Bộ trưởng Tài chính Mỹ T. Ghết-nơ tham dự hội nghị, với tư cách là khách mời. Bộ trưởng Tài chính Ba Lan, nước giữ chức Chủ tịch EU, kêu gọi tăng cường hoạt động của Cơ chế ổn định tài chính châu Âu (ESSF) để hỗ trợ các nước đang gặp rắc rối. Hội nghị quyết định sẽ tiến hành cuộc họp vào tháng 10 để bàn gói cứu trợ tài chính tiếp theo cho Hy Lạp. Bộ trưởng Tài chính Mỹ yêu cầu châu Âu phải "hành động nhanh hơn, phải nỗ lực chung với Mỹ", đồng thời cảnh báo về "những nguy cơ mang tính thảm họa" đối với thị trường tài chính quốc tế. Ông...... 09:23 | 18/09/2011
Lối thoát cho cuộc khủng hoảng nợ ở Hy Lạp Châu Âu, nhất là Khu vực đồng ơ-rô (EUROZONE) thở phào nhẹ nhõm sau khi QH Hy Lạp thông qua kế hoạch "thắt lưng buộc bụng" do Chính phủ của Thủ tướng G.Pa-pan-đrê-u đề xuất. Dù vấp phải làn sóng phản đối sâu rộng của người dân Hy Lạp, nhưng quyết định này giúp Hy Lạp tạm thời thoát cảnh vỡ nợ, đồng thời giúp ngăn cản vấn đề nợ công lan rộng trong EUROZONE.Việc QH Hy Lạp thông qua kế hoạch kinh tế khắc khổ giai đoạn 2012-2015, với số phiếu sít sao (155 phiếu ủng hộ trong tổng số 300 nghị sĩ của QH) được ví như 'chiếc phao cứu sinh' cho con tàu nợ công sắp chìm của Hy Lạp. Bởi, kế hoạch này là điều kiện tiên quyết để A-ten nhận được khoản cứu trợ tài chính thứ năm trị giá 12 tỷ ơ-rô (17 tỷ USD) thuộc gói cứu trợ 110 tỷ ơ-rô của Liên hiệp châu Âu (EU) và Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), trong bối cảnh các khoản nợ trên vai Hy Lạp sắp đến ngày đáo hạn. Hy Lạp sẽ là nước thành viên đầu tiên của EUROZONE vỡ nợ nếu...... 08:23 | 01/07/2011
Khủng hoảng chính trị Thái Lan chưa có hồi kết Hơn hai năm tạm yên sau khi nữ Thủ tướng Yingluck Shinawatra lên cầm quyền, chính trường Thái Lan những tháng cuối năm 2013 lại rung chuyển bởi làn sóng xuống đường chống chính phủ với sự tham gia của hàng trăm nghìn người do phe đối lập phát động, đẩy Xứ Chùa vàng vào một cuộc khủng hoảng chính trị sâu sắc.... 15:44 | 31/12/2013
Khủng hoảng chính trị nhấn chìm kinh tế Ai Cập Biểu tình và bạo lực gây ảnh hưởng nặng nề cho nền kinh tế Ai Cập. Ảnh Roi-tơ Ai Cập từng có một "thời vàng son" khi các hoạt động đầu tư, du lịch đưa nước này trở thành một trong những nền kinh tế mạnh ở khu vực. Tuy nhiên, cuộc khủng hoảng chính trị kéo dài đã gây ảnh hưởng các hoạt động kinh doanh, đẩy đất nước Kim tự tháp vào khó khăn tài chính và khủng hoảng kinh tế nghiêm trọng.Sau bảy tháng biểu tình và bạo lực triền miên bởi những tranh cãi trong quá trình soạn thảo hiến pháp, các hoạt động kinh tế Ai Cập bị đình trệ. Thời gian qua, Ai Cập đã chứng kiến số cuộc đình công lớn kéo dài nhất trong lịch sử. Kinh tế Ai Cập đối mặt nhiều thách thức khi nước này trải qua một giai đoạn tăng trưởng chậm kéo dài, thâm thủng ngân sách lớn, giảm dự trữ ngoại tệ và khoảng cách ngày càng rộng ra trong cán cân thanh toán. Đồng bảng Ai Cập chịu sức ép nặng nề, mất giá gần 6% so với đồng USD. Bất ổn hồi tháng 11-2012...... 14:21 | 02/02/2013