Ngắm hàng nghìn xế khủng tụ hội mà choáng Hàng nghìn chiếc Ducati đến từ 52 quốc gia cùng hơn 65.000 người tham dự vừa tạo nên ngày hội lớn nhất thế giới dành cho các tín đồ mê tốc độ.Sau hàng loạt hoạt động trong 4 ngày liên tục, tuần lễ dành cho các fan của Ducati vừa kết thúc tại Misano, Italia. Ngày hội Ducati lần thứ 7 quy tụ hàng nghìn chiếc Ducati các loại đến từ 52 nước trên thế giới.Theo ban tổ chức, sự kiện năm nay thu hút tới 65.000 người tham dự, đông nhất từ trước tới nay trong đó ngoài các Ducatisti bản địa, có khoảng 30% các thành viên đến từ các nước khác như Mỹ, các nước Châu Âu khác, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc…Nhiều Ducatisti không ngại đường xa đã tự lái mô tô tới Misano trong đó có anh Sundeep Gajjar, 32 tuổi đến từ Ấn Độ. Anh này đã đi qua 10 nước với hành trình dài 32.000 km bằng chiếc Multistrada 1200 S Touring của mình để tới tham dự ngày hội này. Không chỉ nơi tụ họp giao lưu giữa các Ducatisti, tuần lễ Ducati còn có những màn trình diễn xe ấn...... 14:53 | 25/06/2012
Dàn moto siêu "khủng" diễu hành mừng Đại lễ Khởi hành từ Thanh Hóa, lễ rước gồm đoàn xe ô tô rước trống, 20 xe mô tô nghi lễ cùng cờ thần, cờ tổ quốc; đoàn xe múa rồng, lân, sư tử, cồng, chiêng... Trước khi xuất phát, lễ rước đã tổ chức nghi lễ trang nghiêm tại Đền Đồng cổ, Thanh Hóa. Đến Hà Nội, đoàn rước vòng quanh Hồ Gươm và thắp hương tại Tượng đài Vua Lý Thái Tổ, sau đó đoàn xe tiến về Văn Miếu Quốc Tử Giám và tiến hành tổ chức lễ cầu an, cầu phúc. PV VTC News đã ghi lại một số hình ảnh về dàn xe "siêu khủng" diễu hành mừng đại lễ...... 14:07 | 17/09/2010
Ngành Du lịch chủ động xử lý khủng hoảng Sau kỳ nghỉ lễ 30-4 và 1-5, nhiều tour du lịch tiếp tục bị hủy trong tháng 5 do tâm lý lo ngại của người dân trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19. Các đơn vị du lịch đã bình tĩnh, chủ động xử lý khủng hoảng bằng cách hỗ trợ du khách trong việc bảo lưu tour,... 10:49 | 07/05/2021
Nepal chính thức rơi vào khủng hoảng chính trị Việc Thủ tướng Nepal Jhalanath Khanal từ chức ngày 14/8 vừa qua đã đẩy đất nước Nam Á này vào một cuộc khủng hoảng chính trị mới.Việc Thủ tướng Jhalanath Khanal từ chức đã đẩy Nepal vào một cuộc khủng hoảng chính trị mới (ảnh:tibetsun.com)Thủ tướng Khanal, Chủ tịch đảng Cộng sản Marxist Leninist thống nhất (CPN-UML), đã đệ đơn từ chức lên Tổng thống Ram Baran Yadav sau khi vào phút chót, chính phủ vẫn không thể tìm kiếm được sự đồng thuận với các đảng khác về tiến trình hòa bình và vấn đề soạn thảo Hiến pháp mới. Ngày 15/8, phát biểu trước Quốc hội Nepal, ông Khanal giải thích: “Trong giai đoạn khủng hoảng của đất nước, vào ngày 3/2/2011, tôi đã được Quốc hội bầu làm Thủ tướng để thực thi tiến trình hòa bình và mở đường cho việc soạn thảo hiến pháp. Bất chấp những nỗ lực đến phút cuối, do không đạt được thành quả cụ thể nào, đặc biệt trong tiến trình hòa bình, tôi đã đệ đơn từ chức lên Tổng thống”.Ông Khanal đồng thời cảnh báo với báo chí khi rời khỏi tòa nhà Quốc hội, rằng chỉ...... 14:19 | 17/08/2011
Thương lượng chẩm dứt cuộc khủng hoảng ở Libya Khách sạn Wenzrik bị phá hủy trong các cuộc không kích của NATO xuống thủ đô Tripoli. (Nguồn: AFP/TTXVN)Ngày 18/6, Tổng Thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon cho biết mặc dù một thỏa thuận hòa bình để chấm dứt cuộc khủng hoảng Libya vẫn còn xa nhưng tiến trình thương lượng đã bắt đầu dưới sự bảo trợ của Liên hợp quốc. Ông Ban Ki-moon nhấn mạnh tìm một giải pháp chính trị cho cuộc khủng hoảng vẫn là ưu tiên cao nhất của Liên hợp quốc, vì vậy, các nỗ lực phối hợp và một thông điệp nhất quán từ cộng đồng quốc tế đến các bên trong cuộc xung đột Libya hiện nay có vai trò rất quan trọng và cần chuẩn bị "kế hoạch hậu xung đột đối với Libya."Tổng Thư ký Liên hợp quốc bày tỏ lo ngại về tình hình nhân đạo ở Libya. Trong khi đó, Chủ tịch Công ước Liên hợp quốc về chống mìn sát thương đã cảnh báo về việc sử dụng các loại mìn sát thương mới ở Libya đi ngược lại những tiêu chuẩn quốc tế thông thường. Hiện tại, 1,5 triệu người Libya đang sống trong hoàn...... 10:14 | 19/06/2011
Châu Âu trong cơn khủng hoảng người nhập cư Việc Pháp đóng cửa đường biên giới Ven-ti-mi-gli-a - Măng-tông, để ngăn các chuyến tàu từ I-ta-li-a chở người nhập cư vào nước này được ví như "lửa đổ dầu" vào mâu thuẫn âm ỉ từ lâu giữa Pháp và I-ta-li-a về vấn đề người nhập cư từ châu Phi. Rô-ma cáo buộc Pa-ri vi phạm các quy định của Liên hiệp châu Âu (EU), trong khi Pháp khuyến cáo I-ta-li-a không chuyển tiếp người nhập cư trái phép sang các nước EU, mà trục xuất họ về nước.I-ta-li-a được ví như cửa ngõ tiếp nhận người nhập cư trái phép châu Phi, chủ yếu là các nước Bắc Phi. Mỗi năm, có hàng nghìn người Bắc Phi vượt biển đến Lam-pen-đu-da, hòn đảo nhỏ nằm giữa châu Phi và đảo Xi-xin, rồi tìm cách vào I-ta-li-a và các nước EU. Theo thống kê, năm 2008, có 36 nghìn người Bắc Phi nhập cư trái phép vào I-ta-li-a. Đặc biệt, tình hình bất ổn tại khu vực Trung Đông và Bắc Phi hiện nay, đặc biệt sau khi NATO can thiệp quân sự vào Li-bi, đã khiến hoạt động nhập cư bất hợp pháp vào I-ta-li-a 'nhộn nhịp' hơn. Từ...... 08:45 | 26/04/2011
Bắc Âu bình yên trong "cơn bão" khủng hoảng Người dân mua sắm ở Bu-đơ (Na Uy). Trong lúc nhiều quốc gia láng giềng chật vật đối phó với "cơn bão" khủng hoảng kinh tế, một số nước Bắc Âu như Thụy Điển, Đan Mạch, Na Uy dường như "miễn dịch" với cuộc khủng hoảng tồi tệ này. Bắc Âu như một "ốc đảo" yên bình vốn có.Theo thống kê của Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD), mặc dù các quốc gia Bắc Âu có xu hướng làm việc ít giờ hơn so với các nước láng giềng phía nam, nhưng người dân tại đây vẫn được hỗ trợ rất tốt qua những khoản phúc lợi xã hội. Phụ nữ khi sinh con được nghỉ làm và được hưởng chính sách ưu đãi đặc biệt, như 100% lương cùng trợ cấp trong thời gian từ một đến ba năm. Đặc biệt, giáo dục và y tế tại đây là hoàn toàn miễn phí, thậm chí tại một số trường đại học, các chương trình thạc sĩ cũng không phải trả tiền. Trong khi người dân tại một số nước khu vực Nam Âu phản đối các biện pháp "thắt lưng buộc bụng" của chính phủ,...... 15:04 | 14/01/2013
Bắc Âu bình yên trong "cơn bão" khủng hoảng Trong lúc nhiều quốc gia láng giềng chật vật đối phó với "cơn bão" khủng hoảng kinh tế, một số nước Bắc Âu như Thụy Điển, Đan Mạch, Na Uy dường như "miễn dịch" với cuộc khủng hoảng tồi tệ này. Bắc Âu như một "ốc đảo" yên bình vốn có.Theo thống kê của Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD), mặc dù các quốc gia Bắc Âu có xu hướng làm việc ít giờ hơn so với các nước láng giềng phía nam, nhưng người dân tại đây vẫn được hỗ trợ rất tốt qua những khoản phúc lợi xã hội. Phụ nữ khi sinh con được nghỉ làm và được hưởng chính sách ưu đãi đặc biệt, như 100% lương cùng trợ cấp trong thời gian từ một đến ba năm. Đặc biệt, giáo dục và y tế tại đây là hoàn toàn miễn phí, thậm chí tại một số trường đại học, các chương trình thạc sĩ cũng không phải trả tiền. Trong khi người dân tại một số nước khu vực Nam Âu phản đối các biện pháp "thắt lưng buộc bụng" của chính phủ, thì tại nhiều nước Bắc Âu, lực lượng...... 09:35 | 13/01/2013
Tác động của khủng hoảng kinh tế toàn cầu Chủ nhân Giải Nô-ben Kinh tế, cựu chuyên gia kinh tế hàng đầu của LHQ và Ngân hàng thế giới G.Xti-glít nhận định, mặc dù kinh tế toàn cầu đang phục hồi khả quan, nhưng tác động của cuộc khủng hoảng được coi là lớn nhất kể từ sau cuộc đại suy thoái những năm 30 của thế kỷ trước sẽ kéo dài từ hai đến ba năm nữa.Đài phát thanh - truyền hình in-tơ-nét quốc tế Trung QuốcĐài phát thanh quốc tế Trung Quốc chính thức ra mắt Đài phát thanh -truyền hình in-tơ-nét quốc tế Trung Quốc (CIBN), sẽ trở thành cơ quan truyền thông quốc tế đa ngôn ngữ đầu tiên của Trung Quốc và hướng tới mục tiêu thành lập tập đoàn truyền thông quốc tế tổng hợp.Cam-pu-chia và Thái-lan cải thiện quan hệTòa Phúc thẩm Cam-pu-chia quyết định cho phép bốn công dân Thái-lan (trong số bảy công dân bị bắt giữ tại Cam-pu-chia hồi tháng trước vì tội vào lãnh thổ Cam-pu-chia trái phép) được tại ngoại sau khi nộp tiền bảo lãnh theo đề nghị của các luật sư bào chữa và Đại sứ quán Thái-lan tại Cam-pu-chia. Mỹ và Trung Quốc thúc...... 09:36 | 19/01/2011
Chính phủ Pa-ki-xtan rơi vào khủng hoảng Theo Roi-tơ ngày 27-12, Chính phủ liên hiệp Pa-ki-xtan đối mặt nguy cơ sụp đổ sau khi Phong trào Muttahida Qaumi (MQM) - đảng lớn thứ hai trong liên minh cầm quyền tại Pa-ki-xtan, tuyên bố rút hai bộ trưởng ra khỏi chính phủ liên hiệp do bất đồng giữa MQM và đảng Nhân dân Pa-ki-xtan (PPP) cầm quyền.MQM sẽ sớm quyết định tiếp tục tham gia hay rút khỏi liên minh cầm quyền ở cấp liên bang cũng như cấp tỉnh. MQM, đại diện cho cộng đồng nói tiếng Urdu chiếm đa số tại TP Ca-ra-chi, hiện giữ 25 ghế trong QH 342 ghế. MQM cáo buộc chính phủ không ngăn chặn được nạn tham nhũng và kiểm soát lạm phát. Trước đây, đảng Hồi giáo Jamiat-e-Ulema-e-Islam (JUI) cũng đã tuyên bố rút khỏi liên minh cầm quyền. Trong khi đó, xung đột tại vùng giáp với Áp-ga-ni-xtan và hoạt động khủng bố tiếp diễn ác liệt. Theo AFP và PTI, cùng ngày, có ít nhất 15 quân Ta-li-ban bị tiêu diệt trong vụ không kích của Mỹ tại làng Mia A-li thuộc bộ lạc Bắc Oa-di-ri-xtan. Cuộc đấu súng giữa lực lượng biên phòng Pa-ki-xtan và quân Ta-li-ban...... 09:26 | 29/12/2010