Lối thoát cho cuộc khủng hoảng nợ ở Hy Lạp Châu Âu, nhất là Khu vực đồng ơ-rô (EUROZONE) thở phào nhẹ nhõm sau khi QH Hy Lạp thông qua kế hoạch "thắt lưng buộc bụng" do Chính phủ của Thủ tướng G.Pa-pan-đrê-u đề xuất. Dù vấp phải làn sóng phản đối sâu rộng của người dân Hy Lạp, nhưng quyết định này giúp Hy Lạp tạm thời thoát cảnh vỡ nợ, đồng thời giúp ngăn cản vấn đề nợ công lan rộng trong EUROZONE.Việc QH Hy Lạp thông qua kế hoạch kinh tế khắc khổ giai đoạn 2012-2015, với số phiếu sít sao (155 phiếu ủng hộ trong tổng số 300 nghị sĩ của QH) được ví như 'chiếc phao cứu sinh' cho con tàu nợ công sắp chìm của Hy Lạp. Bởi, kế hoạch này là điều kiện tiên quyết để A-ten nhận được khoản cứu trợ tài chính thứ năm trị giá 12 tỷ ơ-rô (17 tỷ USD) thuộc gói cứu trợ 110 tỷ ơ-rô của Liên hiệp châu Âu (EU) và Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), trong bối cảnh các khoản nợ trên vai Hy Lạp sắp đến ngày đáo hạn. Hy Lạp sẽ là nước thành viên đầu tiên của EUROZONE vỡ nợ nếu...... 08:23 | 01/07/2011
Đám cưới hoàng gia Anh đạt kỷ lục trên YouTube Hôm 6/5, trang chia sẻ video lớn nhất thế giới YouTube cho biết, đám cưới hoàng gia Anh đã thu hút được lượng theo dõi trực tiếp kỷ lục qua hệ thống của họ, với 72 triệu vị trí "thu sóng" YouTube ở 188 quốc gia. Bên cạnh đó, sự kiện này còn nhận được hơn 100 triệu lượt xem (không trực tiếp) vào ngày diễn ra. YouTube thông báo: "Đám cưới hoàng gia Anh diễn ra khi một nửa thế giới bước vào thời gian ban đêm, song điều đó không ngăn được tất cả mọi người trên toàn cầu háo hức theo dõi."Trang video trực thuộc Google này thống kê rằng, 5 quốc gia dẫn đầu về lượng theo dõi đám cưới của hoàng tử William và Kate Middleton qua YouTube là Anh, Mỹ, Italy, Đức và Pháp.YouTube cho biết thêm rằng trang web chính thức của sự kiện đám cưới hoàng gia Anh đã thu hút được 13,7 triệu khách ghé thăm, với tổng cộng 37,7 triệu lượt...... 10:42 | 07/05/2011
Khủng hoảng chính trị Thái Lan chưa có hồi kết Hơn hai năm tạm yên sau khi nữ Thủ tướng Yingluck Shinawatra lên cầm quyền, chính trường Thái Lan những tháng cuối năm 2013 lại rung chuyển bởi làn sóng xuống đường chống chính phủ với sự tham gia của hàng trăm nghìn người do phe đối lập phát động, đẩy Xứ Chùa vàng vào một cuộc khủng hoảng chính trị sâu sắc.... 15:44 | 31/12/2013
Khủng hoảng chính trị nhấn chìm kinh tế Ai Cập Biểu tình và bạo lực gây ảnh hưởng nặng nề cho nền kinh tế Ai Cập. Ảnh Roi-tơ Ai Cập từng có một "thời vàng son" khi các hoạt động đầu tư, du lịch đưa nước này trở thành một trong những nền kinh tế mạnh ở khu vực. Tuy nhiên, cuộc khủng hoảng chính trị kéo dài đã gây ảnh hưởng các hoạt động kinh doanh, đẩy đất nước Kim tự tháp vào khó khăn tài chính và khủng hoảng kinh tế nghiêm trọng.Sau bảy tháng biểu tình và bạo lực triền miên bởi những tranh cãi trong quá trình soạn thảo hiến pháp, các hoạt động kinh tế Ai Cập bị đình trệ. Thời gian qua, Ai Cập đã chứng kiến số cuộc đình công lớn kéo dài nhất trong lịch sử. Kinh tế Ai Cập đối mặt nhiều thách thức khi nước này trải qua một giai đoạn tăng trưởng chậm kéo dài, thâm thủng ngân sách lớn, giảm dự trữ ngoại tệ và khoảng cách ngày càng rộng ra trong cán cân thanh toán. Đồng bảng Ai Cập chịu sức ép nặng nề, mất giá gần 6% so với đồng USD. Bất ổn hồi tháng 11-2012...... 14:21 | 02/02/2013
Kịch bản nào cho cuộc khủng hoảng ở Li-bi? Cùng chịu chung số phận trong cơn bão chính trị ở Bắc Phi và Trung Đông diễn ra gần được hai tháng, Li-bi thuộc khu vực “mắt bão” chính trị – dầu mỏ, nên tình hình diễn ra khá quyết liệt. Đây không chỉ phản ánh mâu thuẫn nội bộ của quốc gia này, mà còn phản ánh lợi ích của các thế lực bên ngoài, với các toan tính chiến lược khác nhau.Vì thế, cộng đồng quốc tế đang lo ngại sâu sắc về hậu quả cộng hưởng của hai cơn bão: tài chính - kinh tế toàn cầu và chính trị - dầu mỏ khu vực.Tình hình vẫn rất căng thẳngTheo Reuters và các hãng tin nước ngoài, tình hình tại miền đông Li-bi, khu vực giàu dầu mỏ hiện do lực lượng đối lập kiểm soát, tiếp tục căng thẳng. Ngày 4-3, ngày thứ ba liên tiếp máy bay quân sự của chính phủ tiếp tục ném bom xuống các khu vực tại thị trấn Bre-ga, gần TP Ben-ga-di, nơi được coi là căn cứ chủ lực của lực lượng đối lập.Trong khi đó, phe đối lập tiếp tục kêu gọi quốc tế can thiệp nhằm ngăn...... 09:41 | 08/03/2011
Cảnh báo nguy cơ khủng hoảng lương thực toàn cầu Cuộc khủng hoảng chính trị đang lây lan ở khu vực Bắc Phi và Trung Đông đã góp phần làm cho giá dầu thô, nguyên liệu, lương thực và thực phẩm trên thế giới tăng cao. Một số sự kiện khác cũng làm gia tăng lo ngại về khả năng giá lương thực thế giới sẽ tiếp tục tăng trong thời gian tới.Đó là việc Nga, nước xuất khẩu ngũ cốc lớn trên thế giới bị hạn hán và cháy rừng, sản lượng ngũ cốc giảm mạnh và có khả năng Chính phủ nước này sẽ tiếp tục kéo dài lệnh cấm xuất khẩu ngũ cốc khi lệnh này hết hạn vào tháng 7 tới. Ô-xtrây-li-a, Pa-ki-xtan là những nước sản xuất lương thực lớn, vừa phải trải qua những trận lũ lụt và bão lịch sử, tàn phá nhiều vùng trồng cây lương thực. Hạn hán kéo dài hoành hành hàng loạt tỉnh nông nghiệp của Trung Quốc, khiến hàng triệu người dân thiếu cả nước sinh hoạt. Nhiều nước gia tăng dự trữ lương thực.Mới đây, Ngân hàng Thế giới (WB) cảnh báo, giá lương thực trên thế giới đã tăng lên mức báo động có thể gây...... 08:55 | 24/02/2011
Về tàu MV Hoang Son Sun bị hải tặc cướp Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Nguyễn Phương Nga đã trả lời câu hỏi của phóng viên về tàu MV Hoang Son Sun bị hải tặc cướp như sau:Ngày 18-1-2011, Bộ Ngoại giao đã nhận được thông tin của Trung tâm An ninh Hàng hải, Cục Hàng hải Việt Nam cho biết Trung tâm được Công ty Hoàng Sơn thông báo tàu Hoang Son Sun bị cướp tại vị trí có tọa độ 18o36N 064o22E. Ngay sau khi nhận được tin này, ngày 21-1-2011, Bộ Ngoại giao đã chỉ đạo các Cơ quan đại diện ngoại giao Việt Nam tại Tan-da-ni-a kiêm nhiệm Xô-ma-li-a và một số nước khác trong khu vực liên hệ với các cơ quan chức năng sở tại và Lực lượng chống cướp biển của Liên hiệp châu Âu (EU NAVFOR) khẩn trương xác minh thông tin và phối hợp tìm kiếm, giải cứu thuyền viên Việt Nam.Các cơ quan hữu quan của Việt Nam đang phối hợp các công ty phái cử thuyền viên để xác minh danh tính của các thuyền viên trên...... 09:17 | 23/01/2011
Nguy cơ khủng hoảng kinh tế toàn cầu trở lại Theo các nguồn tin nước ngoài, ngày 12-1, Ngân hàng Thế giới (WB) công bố Báo cáo triển vọng kinh tế toàn cầu năm 2011, cảnh báo trong năm nay, kinh tế toàn cầu có thể tái diễn cuộc khủng hoảng năm 2008, với tốc độ tăng trưởng chậm và giá cả hàng hóa tăng. Sau cuộc suy thoái năm 2009 và sự phục hồi nhẹ trong năm 2010, năm 2011 được dự báo sẽ là năm tăng trưởng kinh tế giảm tốc độ, chỉ đạt 3,3% so với 3,9% của năm 2010, và năm 2012 có thể đạt 3,6%. Tăng trưởng kinh tế toàn cầu nhìn chung vẫn chưa đủ mạnh để phục hồi vững chắc, hoặc giúp giảm tỷ lệ thất nghiệp và tình trạng uể oải trong các khu vực kinh tế gặp nhiều khó khăn nhất.* Cùng ngày, Liên hiệp châu Âu (EU) bắt đầu thời kỳ quản lý kinh tế mới bằng việc lần đầu công bố kết quả khảo sát tăng trưởng hằng năm, đề ra các ưu tiên về ngân sách và tăng trưởng kinh tế chung cho tất cả 27 nước thành viên của khối này, nhấn mạnh nhiệm vụ cấp bách...... 09:08 | 14/01/2011
Cốt Ði-voa lún sâu trong khủng hoảng chính trị Theo các nguồn tin nước ngoài, ngày 26-12, Liên minh các đảng và phong trào vì dân chủ và hòa bình ở Cốt Đi-voa (RHDP) ủng hộ Tổng thống đắc cử A.Oa-ta-ra đã ra tuyên bố kêu gọi tổng đình công từ ngày 27-12 cho đến khi ông L.Gba-gbô từ chức. Trong khi đó, nhằm gia tăng sức ép đối với Tổng thống mãn nhiệm L.Gba-gbô, Tổng thống các nước: Bê-nanh, Xi-ê-ra Lê-ôn và Cáp Ve với tư cách đại diện khối Cộng đồng Kinh tế các quốc gia Tây Phi (ECOWAS) tới Cốt Đi-voa hôm nay, 28-12 để ra tối hậu thư yêu cầu ông Gba-gbô nhanh chóng từ chức. Trong một nỗ lực nhằm cô lập ông Gba-gbô, Pháp đã không cho phép một chiếc máy bay thuộc lực lượng ủng hộ ông Gba-gbô hạ cánh xuống lãnh thổ Pháp.Trước đó, ông Gba-gbô đã tuyên bố bác bỏ sự can thiệp của ECOWAS và dọa sẽ kích động một cuộc nội chiến tại Cốt Đi-voa. Ông Gba-gbô đã yêu cầu LHQ và quân đội Pháp phải rời khỏi đất nước, nếu như không muốn bị coi là 'quân phản loạn'.Theo LHQ, khoảng 14 nghìn người đã chạy khỏi...... 09:19 | 28/12/2010
I-ta-li-a đối mặt khủng hoảng chính trị Theo Tân Hoa xã ngày 15-11, bốn thành viên trong chính phủ của Thủ tướng I-ta-li-a X.Béc-lu-xcô-ni, trong đó có Bộ trưởng chính sách châu Âu A.Rôn-chi đã từ chức, đẩy nước này vào một cuộc khủng hoảng chính trị.Bốn người này đều là thành viên đảng Tự do và Tương lai mới thành lập của Chủ tịch Hạ viện C.Phi-ni, người từng là đồng minh của ông Béc-lu-xcô-ni. Đảng này đang xem xét liên minh với các đảng trung dung để thành lập chính phủ nhằm tiến hành cải cách đất nước. Chính phủ của Thủ tướng Béc-lu-xcô-ni hiện phải giải quyết hai vấn đề, gồm thay đổi nhân sự và tìm kiếm đa số ủng hộ ổn định. Trong khi đó, Tổng thống nước này G.Na-pô-li-ta-nô đã triệu cả Chủ tịch Hạ viện và Thượng viện đến để thảo luận tình hình QH nước này và xem xét khả năng tổ chức cuộc bầu cử sớm hay...... 09:32 | 17/11/2010