Bắc Âu bình yên trong "cơn bão" khủng hoảng Trong lúc nhiều quốc gia láng giềng chật vật đối phó với "cơn bão" khủng hoảng kinh tế, một số nước Bắc Âu như Thụy Điển, Đan Mạch, Na Uy dường như "miễn dịch" với cuộc khủng hoảng tồi tệ này. Bắc Âu như một "ốc đảo" yên bình vốn có.Theo thống kê của Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD), mặc dù các quốc gia Bắc Âu có xu hướng làm việc ít giờ hơn so với các nước láng giềng phía nam, nhưng người dân tại đây vẫn được hỗ trợ rất tốt qua những khoản phúc lợi xã hội. Phụ nữ khi sinh con được nghỉ làm và được hưởng chính sách ưu đãi đặc biệt, như 100% lương cùng trợ cấp trong thời gian từ một đến ba năm. Đặc biệt, giáo dục và y tế tại đây là hoàn toàn miễn phí, thậm chí tại một số trường đại học, các chương trình thạc sĩ cũng không phải trả tiền. Trong khi người dân tại một số nước khu vực Nam Âu phản đối các biện pháp "thắt lưng buộc bụng" của chính phủ, thì tại nhiều nước Bắc Âu, lực lượng...... 09:35 | 13/01/2013
Tác động của khủng hoảng kinh tế toàn cầu Chủ nhân Giải Nô-ben Kinh tế, cựu chuyên gia kinh tế hàng đầu của LHQ và Ngân hàng thế giới G.Xti-glít nhận định, mặc dù kinh tế toàn cầu đang phục hồi khả quan, nhưng tác động của cuộc khủng hoảng được coi là lớn nhất kể từ sau cuộc đại suy thoái những năm 30 của thế kỷ trước sẽ kéo dài từ hai đến ba năm nữa.Đài phát thanh - truyền hình in-tơ-nét quốc tế Trung QuốcĐài phát thanh quốc tế Trung Quốc chính thức ra mắt Đài phát thanh -truyền hình in-tơ-nét quốc tế Trung Quốc (CIBN), sẽ trở thành cơ quan truyền thông quốc tế đa ngôn ngữ đầu tiên của Trung Quốc và hướng tới mục tiêu thành lập tập đoàn truyền thông quốc tế tổng hợp.Cam-pu-chia và Thái-lan cải thiện quan hệTòa Phúc thẩm Cam-pu-chia quyết định cho phép bốn công dân Thái-lan (trong số bảy công dân bị bắt giữ tại Cam-pu-chia hồi tháng trước vì tội vào lãnh thổ Cam-pu-chia trái phép) được tại ngoại sau khi nộp tiền bảo lãnh theo đề nghị của các luật sư bào chữa và Đại sứ quán Thái-lan tại Cam-pu-chia. Mỹ và Trung Quốc thúc...... 09:36 | 19/01/2011
Chính phủ Pa-ki-xtan rơi vào khủng hoảng Theo Roi-tơ ngày 27-12, Chính phủ liên hiệp Pa-ki-xtan đối mặt nguy cơ sụp đổ sau khi Phong trào Muttahida Qaumi (MQM) - đảng lớn thứ hai trong liên minh cầm quyền tại Pa-ki-xtan, tuyên bố rút hai bộ trưởng ra khỏi chính phủ liên hiệp do bất đồng giữa MQM và đảng Nhân dân Pa-ki-xtan (PPP) cầm quyền.MQM sẽ sớm quyết định tiếp tục tham gia hay rút khỏi liên minh cầm quyền ở cấp liên bang cũng như cấp tỉnh. MQM, đại diện cho cộng đồng nói tiếng Urdu chiếm đa số tại TP Ca-ra-chi, hiện giữ 25 ghế trong QH 342 ghế. MQM cáo buộc chính phủ không ngăn chặn được nạn tham nhũng và kiểm soát lạm phát. Trước đây, đảng Hồi giáo Jamiat-e-Ulema-e-Islam (JUI) cũng đã tuyên bố rút khỏi liên minh cầm quyền. Trong khi đó, xung đột tại vùng giáp với Áp-ga-ni-xtan và hoạt động khủng bố tiếp diễn ác liệt. Theo AFP và PTI, cùng ngày, có ít nhất 15 quân Ta-li-ban bị tiêu diệt trong vụ không kích của Mỹ tại làng Mia A-li thuộc bộ lạc Bắc Oa-di-ri-xtan. Cuộc đấu súng giữa lực lượng biên phòng Pa-ki-xtan và quân Ta-li-ban...... 09:26 | 29/12/2010
EU tìm giải pháp ngăn chặn khủng hoảng nợ Theo Roi-tơ, ngày 16-12, các nhà lãnh đạo Liên hiệp châu Âu (EU) bắt đầu họp tại Thủ đô Brúc-xen của Bỉ, nhằm tìm giải pháp cho cuộc khủng hoảng nợ kéo dài một năm ở Hy Lạp, Ai-len và đang đe dọa lan rộng trong khu vực.Trong hai ngày diễn ra hội nghị, các nhà lãnh đạo EU sẽ thảo luận việc thay đổi hiệp ước EU để tạo cơ chế thường trực giải quyết khủng hoảng từ năm 2013 và xem xét việc mở rộng quỹ chống khủng hoảng.Trước thềm hội nghị vẫn còn những bất đồng giữa các nước thành viên chung quanh các biện pháp và việc mở rộng quỹ giải quyết khủng hoảng nợ.Trước đó, ngày 15-12, QH châu Âu đã thông qua ngân sách khối này năm 2011, với mức 126,5 tỷ ơ-rô (169 tỷ USD), tăng 2,91% so năm 2010. Trong đó, EU dành thêm ngân sách cho các vấn đề về thanh niên, sự đổi mới và viện trợ Pa-le-xtin và tiến trình hòa bình Trung...... 09:35 | 17/12/2010
Khủng hoảng chính trị ở I-ta-li-a Thủ tướng I-ta-li-a X.Béc-lu-xcô-ni đang đối mặt nhiều khó khăn trên mặt trận chính trị và mâu thuẫn khó hàn gắn trong liên minh trung hữu cầm quyền. Cùng với hàng loạt cuộc biểu tình, phe đối lập và thậm chí cả đồng minh của Thủ tướng Béc-lu-xcô-ni đều kêu gọi ông từ chức, rời bỏ chiếc ghế quyền lực nhất đất nước hình chiếc ủng.Chủ tịch Hạ viện I-ta-li-a G.Phi-ni, từng là đồng minh thân cận của Thủ tướng Béc-lu-xcô-ni, kêu gọi người đứng đầu Chính phủ từ chức, coi đây là biện pháp duy nhất để chấm dứt mâu thuẫn giữa các đảng phái và khôi phục sự đoàn kết trên chính trường nước này. Ông Phi-ni đã rút bốn thành viên Đảng Tương lai và Tự do cho I-ta-li-a (FLI) của ông ra khỏi Chính phủ, gồm một bộ trưởng và ba hàm thứ trưởng, nhằm gây sức ép với ông Béc-lu-xcô-ni. Bộ trưởng Bình đẳng giới M.Các-pha-nha tuyên bố sẽ từ chức sau khi diễn ra cuộc bỏ phiếu tín nhiệm Chính phủ tại Hạ viện. Đảng Liên đoàn phương bắc trong liên minh cầm quyền cho rằng, cách tốt nhất hiện nay là tiến hành...... 08:27 | 30/11/2010
Khủng hoảng chính trị ở I-ta-li-a Theo các nguồn tin nước ngoài, I-ta-li-a đang rơi vào cuộc khủng hoảng chính trị khi Chủ tịch Hạ viện G.Phi-ni, đối thủ của Thủ tướng X.Béc-lu-xcô-ni tuyên bố sẽ rút bốn thành viên thuộc đảng "Tương lai và tự do cho I-ta-li-a" (FLI) của ông ra khỏi Chính phủ vào ngày hôm nay (15-11). Các nhà quan sát cho rằng động thái này có thể đẩy Chính phủ của ông Béc-lu-xcô-ni đến bờ vực sụp đổ.Trong bối cảnh này, ngày 13-11, Thủ tướng I-ta-li-a X.Béc-lu-xcô-ni đã gửi thư lên cả hai Chủ tịch Thượng viện và Hạ viện của QH, đề nghị tổ chức một cuộc bỏ phiếu tín nhiệm đối với chính phủ. Tuy nhiên, cuộc bỏ phiếu tín nhiệm này sẽ chỉ diễn ra sau khi các nghị sĩ bỏ phiếu về kế hoạch ngân sách sửa đổi 2011. Trong trường hợp không có đủ tín nhiệm trong cuộc bỏ phiếu của QH, ông Béc-lu-xcô-ni sẽ phải từ chức và nếu không tập hợp được một chính phủ mới, I-ta-li-a sẽ phải tiến hành bầu cử trước thời...... 13:59 | 15/11/2010
Chưa có giải pháp cho khủng hoảng Xy-ri Các đại biểu tại Hội nghị Giơ-ne-vơ. ( Ảnh: Xinhua News Agency )Hội nghị quốc tế tại Giơ-ne-vơ (Thụy Sĩ) dù đã thỏa thuận việc thành lập chính phủ lâm thời liên hiệp ở Xy-ri, song vẫn cho thấy quan điểm "ông chẳng bà chuộc" giữa các nước thành viên thường trực Hội đồng Bảo an (HĐBA) LHQ, khi không đề cập "số phận" của Tổng thống B.Át-xát. Tình trạng bế tắc này tiếp tục là "bóng đen" cản trở việc tìm một giải pháp thật sự cho Xy-ri.Hội nghị quốc tế về Xy-ri đã tán thành kế hoạch của Đặc phái viên chung LHQ - Liên đoàn A-rập (AL) C.An-nan, theo đó kêu gọi thành lập một chính phủ chuyển tiếp tại Xy-ri trên cơ sở đồng thuận chung. Tuy nhiên, sự thỏa hiệp giữa một bên là Mỹ và phương Tây, bên kia là Nga và Trung Quốc tại Hội nghị lần này vẫn chưa giúp tìm ra một giải pháp rõ ràng đối với tiến trình chính trị vốn rất phức tạp ở Xy-ri. Sự "mập mờ" về "số phận" của Tổng thốngÁt-xát khiến Mỹ tuyên bố, Hội nghị mở ra "một tương lai không có Tổng...... 09:24 | 03/07/2012
Ha-i-ti rơi vào khủng hoảng chính trị Ngày 24-2 (theo giờ địa phương), Thủ tướng Ha-i-ti Ga-ri Cô-nin đã bất ngờ thông báo rằng ông đã nộp đơn cho Tổng thống nước này xin từ chức sau bốn tháng tại nhiệm, nhưng không nêu rõ lý do. Cùng ngày, Tổng thống Ha-i-ti Mi-sen Mác-te-li cho biết, ông đã chấp thuận đơn xin từ chức của Thủ tướng Cô-nin và lấy làm tiếc về quyết định này. Tổng thống Mác-te-li cam kết sớm bổ nhiệm thủ tướng mới.Việc ông Cô-nin từ chức Thủ tướng diễn ra ngay sau khi Phái đoàn gìn giữ hòa bình của LHQ tại Ha-i-ti công bố báo cáo cho rằng, an ninh chính trị tại quốc đảo nghèo nhất châu Mỹ này đang "rệu rã". Các nhà phân tích nhân xét, sự kiện này bộc lộ mâu thuẫn giữa chính phủ và QH do phe đối lập kiểm soát.Tổng Thư ký LHQ Ban Ki Mun ngay lập tức bày tỏ quan ngại về sự kiện này, đồng thời yêu cầu nhà cầm quyền sớm tìm người làm Thủ tướng mới. Mỹ và Ca-na-đa đã kêu gọi chính phủ và QH Ha-i-ti đoàn kết để lựa chọn được người đứng đầu chính...... 15:22 | 26/02/2012
Khắc phục khủng hoảng nhân đạo tại Xy-ri Theo Roi-tơ, ngày 4-9, Chủ tịch Ủy ban Chữ thập đỏ quốc tế (ICRC) P.Mau-rơ đã tới Thủ đô Đa-mát của Xy-ri để thảo luận với các quan chức nước này về tình hình nhân đạo ngày càng xấu đi ở Xy-ri và những khó khăn khi ICRC tiếp cận những người bị ảnh hưởng bởi xung đột vũ trang.Cùng ngày, Đại hội đồng LHQ mở phiên họp để thảo luận bản báo cáo của Tổng Thư ký LHQ Ban Ki Mun về tình hình Xy-ri, trong đó nhấn mạnh thực tế chiến sự đang tiếp diễn hết sức ác liệt giữa quân chính phủ và lực lượng chống đối ở Xy-ri đã gây ra khủng hoảng nhân đạo nghiêm trọng. Ông kêu gọi các nước thành viên Hội đồng Bảo an và Đại hội đồng LHQ cố gắng tìm tiếng nói chung để giúp nhân dân Xy-ri chấm dứt bạo lực, thiết lập nền hòa bình và dân chủ.* Trong một diễn biến khác, Bộ trưởng Thông tin Xy-ri Ô.Doa-bi tuyên bố không đối thoại với lực lượng đối lập trước khi quân đội Xy-ri lập lại an ninh và ổn định tại tất cả các khu vực của...... 10:46 | 05/09/2012
Thái Lan chuẩn bị ứng phó khủng hoảng Eurozone Ảnh minh họa. (Nguồn: Internet)Chính phủ Thái Lan đang chuẩn bị các biện pháp nhằm đối phó với cuộc khủng hoảng nợ của khu vực đồng tiền chung châu Âu để nước này có thể giảm thiểu những tác động từ vấn đề trên.Các biện pháp này đã được Thủ tướng Yingluck Shinawatra thảo luận với các bộ trưởng liên quan tới các vấn đề kinh tế trong tuần qua. Một trong những biện pháp kể trên là việc duy trì sự ổn định của đồng baht nhằm góp phần trợ giúp các nhà xuất khẩu và đảm bảo vấn đề lạm phát cũng như giá cả hàng hóa sẽ không quá cao. Theo Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Tài chính Kittiratt Na-Ranong, hiện tại tỷ giá ngoại tệ tương đối ổ định và sẽ không phải là nhân tố dẫn tới sức ép lạm phát. Thị trường vốn của Thái Lan cũng đang được giữ ổn định. Mặc dù giá dầu thô trên thị trường thế giới tăng, nhưng Chính phủ đủ khả năng duy trì giá bán lẻ ổn định. Trong trường hợp cần thiết, có thể sử dụng nguồn tiền từ Quỹ dầu mỏ để duy...... 15:40 | 31/07/2012