Tây Ninh: Ngành công nghiệp vươn lên mạnh mẽ Từ năm 1990 đến nay, từ một tỉnh thuần nông, ngành công nghiệp của Tây Ninh đã có sự đột phá, vươn lên mạnh mẽ. Ban đầu chỉ là một số nhà máy chế biến đường, giờ đây, Tây Ninh đã có những khu công nghiệp, khu kinh tế cửa khẩu thu hút khá lớn đầu tư trong và ngoài nước.Năm 1990, nhà máy đầu tiên được đầu tư vào Tây Ninh là Nhà máy đường Nước Trong với công suất ban đầu là 500 tấn mía cây/ngày, sau đó được nâng lên 1.000 tấn mía cây/ngày. Năm 1995, Tập đoàn Bourbon của Cộng hoà Pháp đã đầu tư hơn 100 triệu USD xây dựng nhà máy chế biến mía đường công suất giai đoạn đầu là 8.000 tấn mía cây/ngày với công nghệ sản xuất đường tinh luyện. Hiện nay, nhà máy này đã nâng công suất lên 9.000 tấn mía cây/ngày. Ngoài ra, Công ty cổ phần đường Biên Hoà cũng đã đầu tư xây dựng nhà máy, hiện nay công suất là 4000 tấn mía cây/ngày. Việc hình thành 3 nhà máy đường lớn đã tạo điều kiện cho tỉnh Tây Ninh phát triển vùng nguyên liệu...... 08:45 | 14/05/2012
Ðông đảo doanh nghiệp hưởng ứng Tháng Công nhân Ngày 2-5, tại Khu công nghiệp Hòa Phú (Long Hồ, Vĩnh Long), LĐLĐ tỉnh Vĩnh Long tổ chức phát động Tháng Công nhân 2012 với sự tham gia của 1.000 công nhân lao động (CNLĐ).Với phương châm "Hướng về cơ sở, lấy cơ sở làm địa bàn hoạt động chủ yếu", trong tháng 5, các cấp công đoàn (CĐ) tổ chức nhiều hoạt động thiết thực: Hội thi "An toàn vệ sinh viên giỏi" cấp trên cơ sở, cấp tỉnh; Hội thao CNLĐ khối doanh nghiệp (DN) tỉnh lần thứ tư; xây dựng các mô hình "Ngày pháp luật", "Tuần pháp luật" trong đơn vị, DN. Tại buổi lễ, sáu DN đăng ký 10 công trình, sản phẩm trị giá hơn 216 tỷ đồng, hưởng ứng Tháng Công nhân. CĐ các cấp thăm hỏi, hỗ trợ 70 CNLĐ bị các bệnh hiểm nghèo, tai nạn lao động; phát động xây dựng hơn 100 căn "Mái ấm CĐ" tặng CNLĐ nghèo, khó khăn về nhà ở. Tại Công ty TNHH May quốc tế Đông Tài (huyện Kim Thành), LĐLĐ tỉnh Hải Dương tổ chức phát động Tháng Công nhân với sự hưởng ứng tích cực của nhiều DN trên địa bàn...... 08:32 | 03/05/2012
Khi công nhân là vốn quý của doanh nghiệp Trong khi nhiều doanh nghiệp (DN), nhất là trong ngành may mặc, da giày gặp khó khăn, thậm chí giải thể do lạm phát tăng cao, công nhân mất việc làm, bỏ việc, ảnh hưởng tới sản xuất kinh doanh, thì Công ty TNHH Sản xuất dịch vụ, thương mại sản phẩm da La-do-da vẫn vững vàng trong gian khó. Một trong những "bí quyết" tạo nên sự thành công là do chủ DN thật sự coi người lao động (NLĐ) là "vốn quý". Từ đó, có những chính sách cụ thể chăm lo nhằm động viên, khích lệ họ gắn bó, cống hiến lâu dài cho DN.Chúng tôi tới thăm Công ty La-do-da đóng trên địa bàn xã Tân Quang (Văn Lâm, Hưng Yên) vào một ngày cuối tháng tư. Bốn giờ chiều đã thấy công nhân tan xưởng. Thấy chúng tôi ngạc nhiên, chị Đinh Thanh Hà, Giám đốc điều hành, Phó chủ tịch công đoàn công ty giải thích: "Hằng tháng, CĐ công ty tổ chức sinh nhật cho công nhân. Hôm nay, công nhân được nghỉ sớm một giờ để chung vui với 22 công nhân có sinh nhật trong tháng này, với sự tham dự...... 10:35 | 01/05/2012
Còn ít doanh nghiệp "chạy" hoá đơn điện tử Lợi ích từ việc triển khai thực hiện Nghị định 51/2010/NĐ-CP về tự in hoá đơn đã được kiểm nghiệm dần qua thực tế ở cả góc độ quản lý tài chính - thuế, kiểm tra giám sát và chống hoá đơn giả. Doanh nghiệp có thể lựa chọn hoá đơn tự in hoặc sử dụng phần mềm hoá đơn điện tử nhằm phục vụ một cách phù hợp nhất lợi ích kinh doanh. Tuy nhiên, so với việc tự in hoá đơn, tỷ lệ doanh nghiệp lựa chọn “chạy” hoá đơn điện tử còn thấp.Hoá đơn điện tử - lợi nhiều nhưng …Giáo sư Nguyễn Mại - Chủ tịch Hiệp hội các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) cho rằng, việc chuyển sang hóa đơn tự in dùng phần mềm trong kế toán là bước tiến lớn song chi phí cao hơn nhiều so với việc doanh nghiệp tự in hóa đơn, hơn nữa lại cần có sự phát triển bền vững. Thực chất, việc các doanh nghiệp sử dụng phần mềm hoá đơn điện tử là rất cần thiết vì sẽ giúp họ giảm bớt chi phí, thời gian, đó là điều quan trọng nhất.Với...... 07:47 | 31/05/2011
Doanh nghiệp xuất khẩu nên đề phòng rủi ro Theo luật sư Võ Nhật Thăng, phần lớn các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay vẫn chưa nhận thức được đầy đủ tầm quan trọng của việc mua bảo hiểm tín dụng cho hàng xuất nhập khẩu. Đây là một trong những hạn chế khiến kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam tăng một cách ì ạch. Trao đổi bên lề hội thảo “ Nhận diện rủi ro và giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển bên vững xuất nhập khẩu Việt Nam” do Công ty Bảo hiểm Chartis Việt Nam (thành viên của tập đoàn bảo hiểm quốc tế Mỹ AIG) phối hợp với Phòng Công nghiêp và Thương mại Việt Nam tổ chức mới đây, luật sư Võ Nhật Thăng, trọng tài viên Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam, người có thâm niên đi đòi bảo hiểm cho các doanh nghiệp Việt Nam khi có rủi ro, cho biết, có tới 2/3 các doanh nghiệp Việt Nam hiện vẫn chưa nhận thức được đầy đủ tầm quan trọng của việc mua bảo hiểm cho hàng xuất khẩu. Khi xuất khẩu cần tính đến một số yếu tố như vận tải, bảo hiểm…Các...... 15:21 | 23/05/2011
Doanh nghiệp khối dân doanh: Nỗ lực vượt khó LSO-Tính đến hết năm 2010, Lạng Sơn có tổng số 1233 doanh nghiệp thì trong đó 1.190 doanh nghiệp thuộc khối dân doanh với phần đa là các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Số lượng đông đảo, doanh thu lớn, số thuế nộp ngân sách đạt khá cao nhưng chính khối doanh nghiệp dân doanh lại là đối tượng dễ bị tổn thương nhất và gặp nhiều khó khăn trong những biến động của nền kinh tế mấy năm gần đây.Chưa bao giờ và chưa có giai đoạn nào những “cơn khó” lại đến dồn dập với các doanh nghiệp như mấy năm qua: Khủng hoảng kinh tế thế giới, lạm phát trong nước, rồi giảm phát, rồi lại lạm phát năm 2011. Còn nhớ vào đợt lạm phát năm 2009, khi trao đổi với chúng tôi, ông Nguyễn Huy Bản, nguyên Chủ tịch Hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa khẳng định: Đây là thời điểm tốt để các doanh nghiệp cải tổ lại bằng việc tổ chức, xây dựng phương án sản xuất kinh doanh hợp lý, tái cơ cấu, đổi mới quản trị doanh nghiệp để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, chủ động thực hành...... 09:33 | 01/04/2011
Nhiều doanh nghiệp FDI ở Lâm Ðồng trốn thuế Thủ thuật chuyển giá được các chuyên gia nhận định là một trong những nguyên nhân của việc báo cáo lỗ thường xuyên của các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Theo các quy định hiện hành, với tình trạng kinh doanh thua lỗ, doanh nghiệp đó tránh được việc nộp thuế.Tuy nhiên, nghịch lý ở chỗ, dù báo lỗ triền miên, nhưng các doanh nghiệp vẫn liên tục mở rộng sản xuất, kinh doanh. Theo thống kê của tỉnh Lâm Đồng, có đến 104/111 doanh nghiệp FDI trong tỉnh báo cáo lỗ trong năm 2009 và nhiều năm trước. Trước thực trạng đó, gần đây, Cục Thuế tỉnh Lâm Đồng đã vào cuộc và bước đầu chấn chỉnh tình trạng này...TRONG những năm qua, nhằm khai thác, phát huy tiềm năng địa phương, tỉnh Lâm Đồng đã thu hút khá nhiều các dự án FDI, nhiều nhất là trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh nông nghiệp. Với phương châm 'trải thảm đỏ', tỉnh đã dành cho các doanh nghiệp này nhiều ưu đãi, tạo cơ chế thông thoáng, giảm các thủ tục hành chính rườm rà, tạo điều kiện thuận lợi về đất...... 08:25 | 31/03/2011
Hội nghị gặp mặt doanh nghiệp XNK tiêu biểu LSO-Chiều ngày 29/3/2011, Sở Công thương phối hợp với Cục Hải quan đã tổ chức hội nghị gặp mặt các doanh nghiệp XNK tiêu biểu qua địa bàn tỉnh năm 2010. Dự hội nghị có đồng chí Trương Hùng Anh, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh; Nguyễn Văn Bình, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh; lãnh đạo Vụ Thương mại Miền núi, Bộ Công thương; lãnh đạo các sở, ngành liên quan; cùng 120 doanh nghiệp tiểu biểu đại diện cho trên 2.300 doanh nghiệp trong cả nước tham gia các hoạt động XNK qua địa bàn.Toàn cảnh hội nghịNăm 2010 với sự tích cực tham gia các hoạt động XNK qua địa bàn tỉnh, tổng kim ngạch XNK trên địa bàn tiếp tục đạt được kết quả tốt và có sự tăng trưởng đáng khích lệ. Tổng kim ngạch XNK đạt trên 2 triệu USD, đạt 142,9% kế hoạch, tăng 36% so với năm 2009. Các nhóm hàng xuất khẩu chủ yếu là hoa quả tươi, hoa quả khô, tinh bột sắn, nông sản chưa qua chế biến, một số sản phẩm công nghiệp phục vụ sản xuất và tiêu dùng như: hạt điều, chè, cà phê, hải sản,...... 11:23 | 30/03/2011
Chú trọng phát triển các khu, cụm công nghiệp LSO-Giai đoạn 2006- 2010, khủng hoảng kinh tế đã khiến sức mua trên thị trường giảm mạnh, ảnh hưởng khá lớn đối với nền công nghiệp cả nước nói chung và tại Lạng Sơn nói riêng. Mặc dù còn gặp nhiều khó khăn, nhưng theo đánh giá của các ngành hữu quan, phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trong toàn tỉnh giai đoạn 2001- 2010 và giai đoạn 2006- 2010 vẫn có bước tăng trưởng khá cao. Giá trị sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn thời kỳ 2001- 2010 đạt bình quân gần 20%; tỷ trọng công nghiệp trong GDP tăng dần từ 6% năm 2001 lên gần 14% năm 2010. Trong đó, giai đoạn 2006- 2010 đạt 6.580 tỉ đồng, tăng bình quân 21,1%/năm và thực hiện trong năm 2010 tăng 1,5 lần so với năm 2006. Đặc biệt, một số khu, cụm công nghiệp là nơi tập trung, là đòn bẩy phát triển công nghiệp trong toàn tỉnh đã bắt đầu hình thành, một số dự án đầu tư được xây dựng xong đã phát huy hiệu quả. Đến nay, toàn tỉnh đã hoàn thành quy hoạch chi...... 14:44 | 19/03/2011
Doanh nghiệp lo lắng sức mua thị trường Tết Khách hàng lựa chọn hàng hóa trong hệ thống cửa hàng của Tổng Công ty Thương mại Hà Nội (Hapro). Ảnh: TRẦN HẢI HÀ HOA Dịp Tết Dương lịch và Tết Nguyên đán được coi là cơ hội làm ăn lớn nhất trong năm của không ít doanh nghiệp (DN) thương mại. Tuy nhiên, năm nay tình hình kinh tế khó khăn, sức mua trên thị trường sụt giảm, nhiều DN tỏ ra khá dè dặt, thận trọng trong việc chuẩn bị hàng Tết.Khó khăn trên buộc các DN phải xoay xở, tính toán, điều chỉnh cơ cấu sản phẩm, tổ chức lại hệ thống phân phối, hình thức bán hàng... nhằm tăng sức mua, đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa.Dè dặt chuẩn bị hàng Tết"Cả năm trông chờ mỗi dịp Tết nhưng chắc năm nay sẽ không được như vậy. Cứ nhìn vào dịp lễ Nô-en vừa rồi thì thấy doanh số bán hàng của chúng tôi hầu như không tăng, khác hẳn so với những năm trước", Phó Tổng Giám đốc thường trực Tổng công ty Thương mại Hà Nội (Hapro) Nguyễn Tiến Vượng nói với chúng tôi. Nhu cầu mua sắm dịp Tết mọi năm thường tăng...... 08:29 | 28/12/2012