Nguy cơ phá sản gần 600 doanh nghiệp Việt Sẽ có 9 bậc xếp hạng tín nhiệm (XHTN) doanh nghiệp niêm yết. Cao nhất là AAA (loại tối ưu dành cho doanh nghiệp hoạt động hiệu quả cao, khả năng tự chủ tài chính tốt, triển vọng phát triển lâu dài, tiềm lực tài chính mạnh, khả năng trả nợ tốt), và thấp nhất là C (loại yếu kém, thua lỗ kéo dài, không tự chủ về tài chính, rủi ro cao).Được sự bảo trợ của Văn phòng Chủ tịch nước, CTCP xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp Việt Nam (CRV) sắp tới sẽ phối hợp cùng các nhà nghiên cứu kinh tế lần thứ 2 công bố “Báo cáo thường niên Chỉ số tín nhiệm Việt Nam 2011” với kết quả xếp hạng tín nhiệm 596 doanh nghiệp niêm yết trên hai sàn chứng khoán HSX và HNX. TS. Nguyễn Trọng Hoà, Phó trưởng bộ môn Phân tích Chính sách Tài chính - Học viện Tài chính, Trưởng nhóm Phân tích Xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp (CRV) đã cho biết, năm 2010, trên cơ sở các chỉ tiêu tài chính của DN niêm yết đã được kiểm toán và các chỉ tiêu phi tài chính, dựa...... 10:05 | 16/07/2011
Thêm một doanh nghiệp Việt Nam gia nhập WEF Tập đoàn Vingroup của Việt Nam vừa mới chính thức gia nhập Diễn đàn Kinh tế Thế giới (World Economic Forum -WEF) và trở thành thành viên Hiệp hội các công ty phát triển toàn cầu (Global Growth Companies - GGC).Vingroup trở thành doanh nghiệp thứ 12 của Việt Nam gia nhập WEF và GGC, tiếp theo các doanh nghiệp lớn khác như Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam, Bảo Việt, Tập đoàn Bưu chính viễn thông Việt Nam, Tổng công ty Hàng Không Việt Nam, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Agribank, Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam Vietcombank…Để gia nhập GGC, doanh nghiệp phải có mức doanh thu từ 100 triệu đến 5 tỷ USD, liên tục đạt tăng trưởng không dưới 15%/năm trong 2 năm liền, có tiềm năng phát triển các dự án một cách vững chắc, ổn định với uy tín và thương hiệu mạnh.Với những thành tựu đạt được, Vingroup đã được mời gia nhập WEF, trở thành một trong 300 tập đoàn kinh tế quốc tế hàng đầu, trực thuộc tổ chức này.Việc gia nhập WEF và trở thành thành viên của GGC sẽ...... 08:29 | 04/07/2011
Tăng cường hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp Ảnh minh hoạ (nguồn: vnn) UBND TP Hà Nội vừa có quyết định số 2706/QĐ-UBND về việc Ban hành Kế hoạch hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2011-2014.Theo đó trong giai đoạn 2011-2014, thành phố Hà Nội sẽ trích 6 tỷ đồng từ ngân sách cho việc xây dựng và khai thác cơ sở dữ liệu pháp luật phục vụ cho hoạt động doanh nghiệp. Điều này góp phần triển khai đồng bộ các hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp, tạo chuyển biến căn bản về nhận thức pháp lý, ý thức pháp luật và thói quen tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp; tạo lập các điều kiện cần thiết phục vụ hoạt động thực thi pháp luật để giúp doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả; phòng chống rủi ro pháp lý và tăng cường năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp; góp phần nâng cao công tác quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với doanh nghiệp.Ngoài ra, kinh phí cũng được dành cho việc biên soạn nội dung theo chuyên đề, phổ biến văn bản quy phạm quan luật liên quan...... 08:46 | 22/06/2011
Công nghiệp Ðà Nẵng vượt khó để phát triển Công ty cơ khí ô-tô và Thiết bị điện Đà Nẵng mỗi năm đóng mới xuất xưởng 40 xe ca và 50 xe tải các loại, giải quyết việc làm cho gần 300 lao động, lương bình quân 3,3 triệu đồng một tháng.Ảnh : Thanh Lộc Việc thực hiện Nghị quyết 11/NQ-CP của Chính phủ đã thu được một số kết quả bước đầu, nhưng công nghiệp Đà Nẵng vẫn đang vấp phải hàng loạt khó khăn, đặc biệt là về vốn và lao động có trình độ.Sản xuất, kinh doanh cầm chừngTheo báo cáo, sản xuất công nghiệp và hoạt động thương mại gần sáu tháng đầu năm của Đà Nẵng cũng khá ổn. Giá trị sản xuất công nghiệp lũy kế năm tháng đầu năm 2011 đã vượt 5.450 tỷ đồng, tăng 14,6% so năm trước. Trong đó, công nghiệp trung ương tăng đến 19,3%; công nghiệp địa phương tăng 12%; công nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tăng 10,2% so cùng kỳ. Vài ngành tăng khá, như hóa chất tăng 32%, điện tăng 39%, may mặc tăng 27%... Nhưng trên thực tế chỉ mới đạt 37,5% kế hoạch năm 2011. Công nghiệp trung ương trên địa...... 08:08 | 17/06/2011
Tháo gỡ khó khăn về vốn cho doanh nghiệp Ngày 20-7, tại Hà Nội, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) chi nhánh TP Hà Nội tổ chức Hội nghị đối thoại ngân hàng và doanh nghiệp thúc đẩy hoạt động sản xuất, kinh doanh sáu tháng cuối năm, với sự tham dự của hơn 100 doanh nghiệp, lãnh đạo các hiệp hội ngành hàng và các ngân hàng trên địa bàn thành phố.Tại hội nghị, đại diện lãnh đạo một số DN cho biết, đến nay, họ đã tiếp cận được lãi suất cho vay cao nhất 15%/năm. Tuy nhiên, không phải DN nào cũng vay được với lãi suất này bởi các ngân hàng chỉ ưu tiên giảm lãi suất cho các DN khỏe, chứ không giảm đồng loạt cho mọi đối tượng, có DN phản ánh một số ngân hàng chưa thực hiện nghiêm túc chỉ đạo, vẫn cố trì hoãn việc giảm lãi suất các khoản vay cũ xuống 15%/năm.Giải đáp những thắc mắc của DN, Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Bình thừa nhận, đa số các ngân hàng đã có văn bản chỉ đạo hệ thống của mình thực hiện đưa lãi suất về 15%/năm, vẫn còn một số ngân hàng chậm trễ trong quá trình...... 09:31 | 21/07/2012
Ðổi mới doanh nghiệp nhà nước theo chiều sâu Cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước (DNNN) không phải là sự sắp xếp, tổ chức lại, đổi mới DNNN như vẫn thường làm.Đây là việc đổi mới DNNN có chiều sâu hơn, thực chất hơn, đi vào những vấn đề cốt lõi để phát hiện các yếu tố, nguyên nhân làm gia tăng hoặc giảm giá trị, khai thác các tiềm năng, khắc phục các tồn tại, bất cập của DNNN.Thông qua đó, cơ cấu lại DNNN cùng với tái cơ cấu đầu tư và tái cơ cấu thị trường tài chính sẽ thúc đẩy tái cơ cấu nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng.Những nội dung quan trọng, cấp thiết của cơ cấu lại DNNN cần tập trung giải quyết như sau: Một là, tái cơ cấu ngành, lĩnh vực hoạt động của DNNN. Hai là, tái cơ cấu sở hữu nhà nước trong nền kinh tế; trong các ngành, lĩnh vực; tại các DNNN và doanh nghiệp (DN) có một phần vốn nhà nước. Ba là, tái cơ cấu các DNNN, trong đó có tập đoàn kinh tế (TĐKT) và tổng công ty (TCT). Bốn là, tái cơ cấu tài chính DNNN. Năm...... 09:08 | 18/07/2012
Vĩnh Phúc: Hơn 2100 doanh nghiệp ngừng hoạt động Ông Doãn Tuấn An, Phó Cục trưởng Cục Thuế Vĩnh Phúc cho biết, đã có 2115 doanh nghiệp (DN) trên địa bàn tỉnh ngừng hoạt động, giải thể, dừng kinh doanh do suy giảm kinh tế.Số DN nói trên chiếm tới 41,7% số lượng DN trên địa bàn tỉnh. Trong khi đó, số doanh nghiệp mới thành lập tính đến hết quý II năm nay chỉ là 273 doanh nghiệp, giảm 30,4% so với cùng kỳ, với số vốn đăng ký 975 tỷ đồng, giảm 48,8%. Tác động tiêu cực từ tình hình suy giảm kinh tế đã ảnh hưởng mạnh tới số thu ngân sách trên địa bàn. Tổng thu ngân sách sáu tháng đầu năm đạt khoảng 6.519 tỷ đồng, giảm 20,7% so với cùng kỳ; tốc độ tăng trưởng đạt mức 4,61% so với cùng kỳ. So với các tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, Vĩnh Phúc có tốc độ tăng trưởng thấp nhất và là lần thấp thứ hai từ khi tái lập tỉnh cho đến nay. Trước những khó khăn do suy giảm kinh tế như vậy, Vĩnh Phúc đã đề xuất nhiều nhóm giải pháp như, đẩy mạnh công...... 17:12 | 10/07/2012
Doanh nghiệp Lạng Sơn vững vàng sau chuyển đổi LSO-Trong những năm gần đây, các doanh nghiệp nhà nước (DNNN) của tỉnh sau khi sắp xếp, chuyển đổi, cổ phần hoá đã đóng góp tích cực cho sự nghiệp phát triển KT-XH, góp phần thực hiện việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế của địa phương, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội địa bàn. Một số DN sau khi sắp xếp, chuyển đổi đã bước đầu khơi dậy và phát huy được năng lực sẵn có, kết hợp hài hoà giữa trách nhiệm và quyền lợi, gắn lợi ích của người lao động với kết quả sản xuất kinh doanh (SXKD), thực hiện nhiều biện pháp nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng cường công tác tiếp thị, tập trung vào tìm kiếm thị trường, vì thế đã đưa DN dần đi vào ổn định và từng bước phát triển, bảo toàn được vốn, có tích luỹ, hoàn thành nghĩa vụ thuế, tạo được công ăn việc làm và thu nhập ổn định cho người lao động. Thăm gian trưng bày sản phẩm của Công ty TNHH Bảo LongTheo báo cáo của 28/35 DN, sau khi sắp xếp, chuyển đổi, cổ phần hoá,...... 09:00 | 20/06/2012
Doanh nghiệp dừng hoạt động: Nỗi lo ngành thuế LSO- Trước sức ép suy giảm kinh tế trong nước, Chính phủ đã có nhiều chính sách miễn, giãn, giảm thuế cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, những chính sách tích cực ấy không ngăn được hàng loạt doanh nghiệp “bỏ trốn” mất tích, giải thể phá sản. Số lượng doanh nghiệp giải thể càng nhiều thì nỗi lo khó hoàn thành dự toán lại đè nặng lên vai ngành thuế. Công nhân doanh nghiệp Bảo Long sản xuất linh kiện máy bơm nướcNăm 2012, toàn ngành thuế Lạng Sơn phải thu đạt trên 820 tỷ đồng. Riêng thu từ các doanh nghiệp trên 200 tỷ đồng. Đây là một thách thức lớn với ngành thuế bởi thu từ doanh nghiệp Trung ương, địa phương và thu từ doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài dựa hoàn toàn vào khả năng kinh doanh của doanh nghiệp. Trong khi đó hệ thống doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh còn manh mún, các doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả chưa nhiều. Theo con số thống kê của Sở Kế hoạch và Đầu tư, hiện toàn tỉnh có trên 1.300 doanh nghiệp. Tuy nhiên trong số này, các doanh nghiệp có vốn...... 08:41 | 01/06/2012
Doanh nghiệp xã hội đợi Chính sách phát triển Lightbox linkLightbox linkLightbox linkCác khách mời tham gia hội thảo - Cần nhanh chóng có một chính sách toàn diện đối với mô hình Doanh nghiệp xã hội (DNXH) ở nước ta là nội dung chính của buổi hội thảo “Doanh nghiệp Xã hội tại Việt Nam: Khái niệm, bối cảnh và chính sách” diễn ra tại Hà Nội vừa qua.DNXH- Lợi ích đa biên Hiểu một cách nôm na, DNXH là một mô hình như một doanh nghiệp bình thường nhưng lấy lợi ích xã hội làm mục tiêu chủ đạo. DNXH cũng tổ chức các hoạt động sản xuất tạo ra sản phẩm và cung cấp dịch vụ, song lợi nhuận thu được nhằm giải quyết một hoặc nhiều vấn đề xã hội hay môi trường cụ thể thông qua mô hình kinh doanh bền vững, chứ không nhằm tối đa hoá lợi nhuận cho chủ sở hữu hoặc nhà đầu tư.Xét từ mục tiêu của các DNXH là phục vụ vì cộng đồng. Đối tượng của các DNXH là nhóm đáy của xã hội bao gồm những người yếu thế, người bị lề hoá trong xã hội. Các DNXH tạo việc làm cho những người khuyết tật,...... 14:39 | 19/05/2012