Mở hướng cho nông dân làm giàu Nhờ trồng các loại hoa theo công nghệ mới, gia đình ông Nguyễn Bá Tăng, thôn 5, xã Phù Vân, thành phố Phủ Lý (Hà Nam) thu lãi mỗi năm 200 triệu đồng, góp phần ổn định đời sống và từng bước làm giàu. Hà Nam là một tỉnh nông nghiệp, hơn 80% số dân sống ở nông thôn, thu nhập chủ yếu từ nông nghiệp. Những năm gần đây, sản xuất nông nghiệp ở Hà Nam đang chuyển dịch theo hướng sản xuất hàng hóa. Mô hình sản xuất, kinh doanh giỏi, làm giàu từ nghề nông ngày càng đông. Nhiều hộ có thu nhập từ 100 triệu đồng đến vài trăm triệu đồng/năm.Sản xuất đa canhNằm ở trung tâm đồng bằng sông Hồng, địa hình đất nông nghiệp ở Hà Nam có cao trình cao thấp nằm xen kẽ nhau tạo thành những vùng đất trũng rộng hơn 3.000 ha. Hằng năm, tỉnh phải chi hàng trăm tỷ đồng để xây dựng và cải tạo hệ thống thủy lợi. Nhưng trên thực tế, người nông dân vẫn phải đối mặt với thời tiết 'chưa nắng đã hạn, chưa mưa đã lụt', rất khó khăn trong việc tưới tiêu....... 07:52 | 04/08/2011
Anh nông dân và giống lúa AC5 Anh Phan Văn Hòa và sản phẩm "Gạo xứ Nghệ". Gặp anh ít ai nghĩ rằng anh là một "ông giám đốc" bởi tất cả từ anh toát ra chân dung của một nông dân chính hiệu: nét mặt khắc khổ, đôi bàn tay chai sần, chân đi dép cao-su và nhất là cách nói chuyện chất phác, hồn hậu. Ấy vậy mà, anh là tác giả của các giống lúa AC5, AH1 và anh được coi là "Người làm nên thương hiệu gạo xứ Nghệ".'Có sức người sỏi đá cũng thành cơm'Sinh năm 1957 tại Vĩnh Thành, Yên Thành (Nghệ An), năm 17 tuổi, Phan Văn Hòa lên đường nhập ngũ. Năm 1984, hoàn thành nghĩa vụ quân sự, anh trở về địa phương gây dựng gia đình và tham gia sản xuất với quân hàm thượng úy, bệnh binh 2/3. Mảnh đất quê anh được coi là 'vựa' lúa của xứ Nghệ, nhưng anh không hiểu vì sao người dân quê sớm hôm tần tảo, lam lũ với ruộng đồng vẫn không thể khá giả. Những đêm dài trăn trở... Cuối cùng anh cũng vỡ ra một điều: 'Một khi nông dân không tự chủ được giống, không...... 09:17 | 28/06/2011
Đồng hành cùng nông dân làm giàu Lightbox linkGiám đốc Đinh Thanh Khiết kiểm tra chất lượng tôm sú giống. - Với việc sản xuất khoảng ba tỷ con giống các loại (tôm sú, cua bể, ngao, cá bống bớp), Công ty TNHH nuôi trồng và chế biến thủy sản Liên Phong đã góp phần quan trọng cho nghề nuôi trồng thủy sản ở xã Giao Phong, huyện Giao Thủy (Nam Định) phát triển, giúp các hộ dân trong xã vượt qua đói nghèo vươn lên làm giàu chính đáng.Dẫn chúng tôi đi thăm khu sản xuất rộng hơn 4ha bao gồm ba trại sản xuất giống, một khu chế biến nước mắm trị giá hàng trăm tỷ đồng, anh Đinh Thanh Khiết, Giám đốc Công ty Liên Phong tâm sự: Tuổi trẻ ai cũng có hoài bão, lý tưởng. Nhưng mỗi người lại có cách làm riêng để biến những hoài bão, lý tưởng đó thành hiện thực. Vì vậy sau khi tốt nghiệp THPT, tôi quyết định đi học trung cấp thủy sản và trở về lập nghiệp trên quê hương mình bằng nghề “nuôi trồng thủy sản”.Trên tuyến bờ biển dài 32km của huyện Giao Thủy có hai cửa sông chính Ba Lạt (sông...... 08:28 | 16/05/2012
Nông dân cơ cực vì "bão giá" Vật giá đều leo thang, mới đây nhất, giá xăng lại tiếp tục tăng thêm từ 2.000 đến 2.800 đồng/lít, lần điều chỉnh này khiến người nông dân vốn đang “méo mặt”, giờ càng điêu đứng hơn vì “bão giá”.Còm cõi tiền chợNhững ngày này, đi đến đâu cũng nghe thấy bà con nông dân than thở vì giá các loại vật tư nông nghiệp như: phân bón, thức ăn chăn nuôi… đều tăng, gần đây nhất, giá xăng lại tiếp tục tăng thêm, tăng thêm gánh nặng đè lên đôi vai của những người nông dân, vốn chỉ biết bám đồng ruộng để sống với mô hình tự cung tự cấp.Theo ông Phạm Văn Tái, nông dân ở huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương, đồng tiên bây giờ mất giá, trước đây, 2.000 đồng là mua được 1 bơ gạo, nhưng hiện tại 10.000 đồng cũng chỉ mua được 1 bơ gạo. Người nông dân bán gạo ra được giá, nhưng đổi lại, giá cả những mặt hàng khác lại lên không kém gì, cuối cùng, dù bán được giá, nhưng cuộc sống của người nông dân vẫn thế, thậm chí còn vất vả hơn vì bão giá. Trước...... 14:40 | 13/04/2011
Bác Hồ - tấm gương vì nông dân LSO-Trong cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, Bác Hồ dành nhiều thời gian, trí tuệ, công sức cho đấu tranh giải phóng nông dân, cho công tác vận động nông dân, xây dựng Hội nông dân vững mạnh.Trong giai đoạn hoạt động ở nước ngoài, Bác Hồ đấu tranh không mệt mỏi cho quyền lợi nông dân. Năm 1923, Bác dự Đại hội Quốc tế Nông dân tổ chức tại Mát-xcơ-va và Bác được bầu vào Ban Chấp hành Quốc tế Nông dân. Ngay sau Đại hội đó, đấu tranh cho quyền lợi nông dân, Bác tố cáo chủ nghĩa tư bản dìm nông dân “trong ngu dốt”, áp bức nông dân, đem rượu và thuốc phiện “làm tiêu mòn nòi giống” nông dân, làm nông dân “mất hết quyền tự do cá nhân, mất hết quyền lợi chính trị và xã hội”, do đó đã hạ nông dân “xuống ngang hàng với súc vật chở đồ”. Bác còn tố cáo chủ nghĩa tư bản đẩy nông dân “vào cảnh phá sản khốn cùng”, lại còn bắt nông dân “lìa bỏ gia đình, đồng ruộng”, đem nông dân “làm mồi cho súng đạn”, ném nông dân “vào những...... 09:31 | 14/10/2010
Hội Làm vườn huyện Văn Lãng: “Cầu nối” đưa khoa học kỹ thuật đến với nông dân Xác định ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật có vai trò quan trọng, góp phần giảm chi phí sản xuất, tăng năng suất, chất lượng sản phẩm, những năm qua, Hội Làm vườn huyện Văn Lãng đã phát huy vai trò là “cầu nối” giúp nông dân tiếp cận khoa học kỹ thuật để áp dụng vào thực tiễn sản xuất. Nhờ đó, trên địa bàn huyện đã xuất hiện nhiều mô hình kinh tế đem lại hiệu quả cao. 10:00 | 10/04/2024
Bắc Sơn: Phát huy vai trò của hội nông dân trong xây dựng đời sống văn hóa Đội bóng Hội Nông dân huyện Bắc Sơn tham gia thi đấu giải bóng chuyền hơi chào mừng thành công Đại hội đại biểu Hội Nông dân tỉnh lần thứ X - “Qua theo dõi cho thấy, những năm qua, các cấp hội nông dân (HND) trên địa bàn huyện Bắc Sơn đã thực hiện tốt Phong trào “Toàn... 08:41 | 26/12/2023
Các cấp hội nông dân huyện Văn Lãng: Thực hiện hiệu quả các phong trào thi đua (LSO) - Trong 5 năm qua, các cấp hội nông dân huyện Văn Lãng đã đẩy mạnh triển khai thực hiện các phong trào đi đua do cấp trên phát động. Các hoạt động đã được thực hiện hiệu quả góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn. Ông Hoàng Trọng Nghĩa, Chủ... 10:05 | 08/07/2020
Hướng tới Đại hội Thi đua CNVC-LĐ toàn quốc lần thứ VIII: "Ông chánh" nông dân Anh Hoàng Văn Bát - người dân tộc Tày, Chánh Thanh tra Chi cục Bảo vệ thực vật Lạng Sơn có nhiều sáng kiến mang tính thực tiễn cao, phù hợp với khả năng tài chính của nhà nông.Chúng tôi đến Lạng Sơn vào những ngày đỉnh điểm của đợt nóng gay gắt nhất từ đầu mùa. Giữa không khí ngột ngạt như thiêu như đốt, anh Hoàng Văn Bát - người dân tộc Tày, Chánh Thanh tra Chi cục Bảo vệ thực vật Lạng Sơn - vẫn miệt mài làm việc trong gian phòng nhỏ với chiếc quạt trần cũ. Chúng tôi đến gặp anh không phải vì công việc thanh tra bảo vệ thực vật, mà vì những sáng kiến mang tính thực tiễn cao, phù hợp với khả năng tài chính của nhà nông. Anh Bát là người được LĐLĐ Lạng Sơn chọn đi dự hội nghị điển hình tiên tiến cấp Tổng LĐLĐVN.Sáng kiến từ sự “lười biếng”... Khi giới thiệu về kỹ sư nông nghiệp Hoàng Văn Bát, ông Lô Tiến Sơn - Phó Chủ tịch thường trực LĐLĐ Lạng Sơn - không giấu sự tự hào, vì theo ông đã nhiều năm rồi Lạng...... 11:24 | 25/05/2010