Cà Mạu: Nhiều bất cập từ mô hình thí điểm bảo hiểm nông nghiệp Qua gần 3 năm thí điểm mô hình bảo hiểm nông nghiệp (2011-2013) ở 9 xã của các huyện Cái Nước, Đầm Dơi và thành phố Cà Mau với gần 1.866 hộ tham gia với tổng giá trị bảo hiểm trên 410 tỷ đồng, số hộ tham gia năm sau đều cao hơn năm trước đã khẳng định đây là mô hình mang lại hiệu quả thiết thực, giúp nông dân có nhiều cơ hội tái sản xuất khi gặp rủi ro, góp phần tạo sự ổn định và phát triển kinh tế xã hội tỉnh Cà Mau. Tuy nhiên, thực tế cho thấy mô hình thí điểm bảo hiểm nông nghiệp vẫn còn gặp nhiều khó khăn vướng mắc do cơ chế, chính sách chưa phù hợp với điều kiện thực tế địa phương.... 13:39 | 14/05/2014
Để góp phần nâng cao giá trị gia tăng trong sản xuất nông nghiệp Việt Nam là một nước nông nghiệp, đa số lực lượng lao động nông thôn lấy sản xuất nông nghiệp làm nghề chính. Để có thể nâng cao giá trị gia tăng, thì việc đẩy mạnh đổi mới hình thức tổ chức sản xuất trong nông nghiệp là một trong những nội dung quan trọng.... 09:17 | 29/01/2014
Nguồn vốn FDI và sự phát triển nông nghiệp vùng đồng bằng Nam Bộ Một góc nhà máy khí điện đạm Phú Mỹ. Những năm gần đây, các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đã có rất nhiều nỗ lực trong việc xúc tiến thương mại và kêu gọi đầu tư, đặc biệt là đầu tư trực tiếp nước ngoài - FDI. Nhưng thực tế cho thấy, nguồn vốn FDI vào khu vực ĐBSCL cực kỳ ít, đặc biệt là ở lĩnh vực nông nghiệp.Có quá ít cơ hội cho nền nông nghiệp của đất nước nói chung và vùng ĐBSCL nói riêng tiếp cận với các nhà đầu tư nước ngoài, hơn nữa, có quá nhiều trở ngại trong việc thu hút đầu tư. Đó là tại ĐBSCL, người nuôi trồng thủy sản và trồng lúa luôn đối mặt với nhiều khó khăn về giá và đầu ra của sản phẩm. Việc định giá bán ra luôn phụ thuộc những thông tin thiếu chính xác và không có định hướng rõ ràng. Thực tế, mức thu nhập của nông dân và các thương lái, các chủ ghe tàu thu mua,... có sự chênh lệch với nhau khá lớn. Theo số liệu tính toán và thống kê của Ngân hàng Thế giới (WB)...... 08:35 | 20/09/2011
Kiểm dịch thực vật: Hợp tác quốc tế bảo vệ sản xuất nông nghiệp LSO-Năm 2011, Chi cục Kiểm dịch thực vật vùng 7 đã tiến hành giám sát và phát hiện 11 loài ruồi đục quả tại các cửa khẩu trên địa bàn tỉnh. Việc giám sát, phát hiện và ngăn chặn kịp thời dịch hại không chỉ có ý nghĩa lớn trong việc bảo vệ sản xuất nông nghiệp trong nước, mà còn đảm bảo chất lượng nông sản, thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu nông sản hàng hóa với nước bạn. Kiểm dịch thực vật vùng 7 phối hợp với đơn vị kiểm dịch nước bạn phân tích các loại sinh vật gây hạiMỗi ngày có cả ngàn tấn nông sản các loại xuất nhập khẩu qua địa bàn tỉnh Lạng Sơn. Những chuyến hàng xuất nhập khẩu ấy là yếu tố quan trọng để thúc đẩy sản xuất nông nghiệp của cả nước phát triển theo quy mô sản xuất hàng hóa lớn. Tuy nhiên, nếu không kiểm tra, giám sát kỹ, một mặt, rất có thể hàng nông sản của ta không vượt qua được hàng rào kiểm dịch phía nước bạn; mặt khác, các loại sâu bệnh ngoại lai gây hại sẽ có điều kiện phát...... 09:07 | 06/06/2012
Triển khai Luật Thuế SDĐ phi nông nghiệp: Chi Lăng tăng tốc về đích LSO-Những ngày tháng 4, chúng tôi có dịp trở lại Chi cục Thuế huyện Chi Lăng. Lúc này, toàn chi cục đang dồn sức triển khai các bước tiếp theo của Luật Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp. Cán bộ Chi cục thuế Chi Lăng hướng dẫn kê khai thuế sử dụng đất phi nông nghiệpChi cục Trưởng Trần Hồng Nghĩa hồ hởi khẳng định, ngay giai đoạn đầu chi cục đã tham mưu cho huyện thành lập Ban chỉ đạo. Đây là khâu quan trọng nhất để thực hiện các bước tiếp theo. Cho tới thời điểm hiện nay, toàn huyện đã cơ bản kê khai xong, chỉ chờ tập hợp chỉnh sửa. Có thể khẳng định Chi Lăng đã đạt, vượt yêu cầu so với tiến độ chung. Ngay sau khi Luật Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp có hiệu lực, xác định đối tượng điều chỉnh sẽ rộng và phức tạp, huyện đã rất thận trọng trong tuyên truyền, lập sổ bộ, bản kê theo dõi. Ban chỉ đạo thực hiện đã được thành lập từ huyện đến cơ sở, hướng dẫn đến tận những người có uy tín. Ban chỉ đạo thống nhất...... 10:03 | 26/04/2012
Tìm giải pháp giảm 50% lượng phát thải khí nhà kính trong nông nghiệp Ngày 19-12, tại Hà Nội, Ban quản lý Dự án Tăng cường năng lực ứng phó với biến đổi khí hậu ở Việt Nam, nhằm giảm nhẹ tác động và kiểm soát phát thải khí nhà kính (KNK), thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức Hội thảo "Chia sẻ kết quả nghiên cứu và đề xuất giải pháp giảm phát thải KNK trong nông nghiệp".Kết quả tính toán cho thấy, tổng phát thải KNK đến năm 2030 lên tới 96,7 triệu tấn. Như vậy, nếu không có các giải pháp giảm phát thải KNK thì ngành nông nghiệp vẫn tiếp tục là ngành phát thải KNK chiếm tỷ trọng cao.Dựa trên các kịch bản về biến đổi khí hậu, có 17 giải pháp giảm phát thải KNK có tiềm năng được các chuyên gia lựa chọn. Nếu được áp dụng trong nền nông nghiệp Việt Nam sẽ giảm thiểu được hơn 42 triệu tấn CO2e, tương đương gần 51% tổng lượng phát thải, vượt xa so với mục tiêu giảm phát thải 20% của Đề án giảm phát thải trong ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn đến năm...... 09:26 | 20/12/2012
Ngành nông nghiệp phấn đấu đạt tăng trưởng xuất khẩu khoảng 8-10%/năm Theo kế hoạch hành động của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong Chiến lược xuất, nhập khẩu hàng hóa thời kỳ 2011-2020, định hướng đến năm 2030, toàn ngành phấn đấu đạt tăng trưởng xuất khẩu khoảng 8-10%/năm.Ngành nông nghiệp hướng tới mục tiêu phát triển thương mại nông-lâm-thủy sản nhằm góp phần thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, tham gia sâu vào chuỗi giá trị gia tăng toàn cầu. Xây dựng Nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai Ngày 26-11, Thủ tướng Chính phủ đã có Văn bản số 2002/TTg-KTN cho phép Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN và MT) xây dựng riêng Nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai, trình Chính phủ trong tháng 9 năm 2013. Đồng thời, Thủ tướng cũng chỉ đạo Bộ TN và MT tổ chức thực hiện việc xây dựng, trình Chính phủ các Nghị định còn lại thuộc danh mục Nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính ban hành kèm...... 08:23 | 29/11/2012
Cơ giới hóa: Nền tảng thúc đẩy sản xuất nông nghiệp ở Bắc Sơn LSO-Những năm gần đây, kinh tế phát triển, đời sống của nhân dân các dân tộc huyện Bắc Sơn ngày càng được nâng lên. Một trong những nguyên nhân quan trọng là đưa cơ giới hoá vào sản xuất nông nghiệp. Việc cơ giới hóa trong thời gian qua đã tạo điều kiện để nền sản xuất nông nghiệp ở Bắc Sơn phát triển. Cơ giới hoá sản xuất nông nghiệp ở huyện Bắc SơnTheo thống kê của phòng nông nghiệp huyện, hiện toàn huyện có 8.086 chiếc máy cày tay, trung bình mỗi năm số lượng máy cày tay tăng từ 2 – 3%. Ông Dương Thời Thịnh, trưởng phòng NN&PTNT huyện Bắc Sơn cho biết: toàn huyện hiện có khoảng 15 nghìn hộ nông dân, trong số này, tính trung bình cứ 2 hộ thì có một máy cày “2 trong 1” (gồm cả chức năng cày và bừa). Ngoài ra, phần lớn các hộ sản xuất nông nghiệp trên địa bàn đều có guồng tuốt lúa, máy xay xát, máy sấy… Việc cơ giới hoá trên đồng đất Bắc Sơn bắt đầu được Đảng bộ, chính quyền toàn huyện quan tâm từ trước những năm 2000, nhưng...... 10:08 | 20/11/2012
Hợp tác xã nông lâm nghiệp Lạng Sơn: Nhọc nhằn con đường phát triển LSO-Theo số liệu của Liên minh hợp tác xã (HTX) tỉnh, hiện Lạng Sơn còn 69 HTX nông lâm nghiệp. Trong những năm qua, mặc dù các HTX này đã nỗ lực tìm cách vượt qua giai đoạn khó khăn về kinh tế cũng như sự chuyển đổi, thế nhưng gần 50% số HTX hiện vẫn đang ngừng hoạt động. Điều đó cho thấy việc phát triển kinh tế HTX nông lâm nghiệp ở tỉnh ta đang đặt ra những khó khăn, thách thức. Ghép giống cây mận tại HTX Thanh Tân, Văn LãngLà một trong số ít HTX nông lâm nghiệp còn lại của huyện Văn Lãng, HTX giống cây trồng vật nuôi (CTVN) Tân Mỹ đang phải gồng mình để duy trì hoạt động. Ông Ngô Quý Pảo, Chủ nhiệm HTX cho biết: phát huy thế mạnh của địa phương trong việc phát triển 2 loại cây chủ lực, đó là hồng và mận cùng với việc cung ứng vật tư nông nghiệp, HTX giống CTVN Tân Mỹ được thành lập và đi vào hoạt động từ tháng 1 năm 2008. Mặc dù còn gặp nhiều khó khăn trong quá trình phát triển mô hình HTX kiểu mới,...... 09:28 | 27/09/2012
Khánh Hòa tập trung dồn điền, đổi thửa đất nông nghiệp quy mô lớn Chế biến rau quả xuất khẩu tại Công ty cổ phần Xuất khẩu rau quả An Giang (An Giang). Ảnh: DẠ THẢO * An Giang nâng cao hiệu quả hoạt động doanh nghiệp nhà nước Tỉnh Khánh Hòa vừa triển khai chương trình xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2013-2015, với nhiệm vụ trọng tâm là thực hiện dồn điền, đổi thửa đất nông nghiệp. Theo kế hoạch, khu vực dồn điền, đổi thửa phải có diện tích tập trung từ 10 ha trở lên, sản xuất ổn định, nhằm khắc phục tình trạng ruộng đất manh mún, hình thành các vùng sản xuất hàng hóa, phù hợp với điều kiện đất đai, lợi thế canh tác ở từng địa phương.Thông qua dồn điền, đổi thửa, các địa phương sẽ hoàn thiện hệ thống giao thông, kênh mương nội đồng, tạo thuận lợi để người dân áp dụng cơ giới hóa, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Tỉnh Khánh Hòa sẽ sử dụng ngân sách để hỗ trợ 100% chi phí đo đạc địa chính, chỉnh lý biến động hồ sơ địa chính và cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sau...... 08:55 | 25/02/2013