Ðể vốn cho vay của ngân hàng đến với hộ nông dân Nhờ được vay vốn Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Tân Sơn (Phú Thọ), gia đình anh Hà Công Quế ở xã Văn Luông đã chuyển đổi mô hình kinh tế, mỗi năm thu lãi 60 đến 80 triệu đồng. ( Ảnh: Trần Việt (TTXVN) )Hoạt động tín dụng ngân hàng đóng vai trò quan trọng trong phát triển sản xuất, tạo công ăn việc làm và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn ở nước ta.Thời gian qua, việc cho vay vốn đến hộ nông dân đạt được nhiều kết quả, đáng kể nhất là sau khi Chính phủ ban hành Nghị định số 41/2010/NĐ-CP ngày 12-4-2010 về chính sách tín dụng ngân hàng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn. Đây được coi là bước đột phá tạo sức bật mới cho hộ nông dân vay vốn để phát triển sản xuất. Tuy nhiên, để mở rộng thị trường này và nâng cao hiệu quả vốn đầu tư vẫn còn nhiều vấn đề cần tiếp tục tháo gỡ.Kỳ I: Giải pháp giúp nông dân làm giàuCho hộ nông dân vay vốnViệc cho vay vốn đến hộ nông dân đã được các tổ chức...... 07:47 | 24/05/2011
Nhiều giải pháp giúp nông dân Hòa Bình mở rộng sản xuất Hòa Bình là tỉnh miền núi, có hơn 80% số dân sống bằng nghề nông cho nên đời sống gặp nhiều khó khăn; nhất là đồng bào ở vùng sâu, vùng xa và đặc biệt khó khăn (ĐBKK). Vì vậy, khi thực hiện Nghị quyết số 11/NQ - CP của Chính phủ, ngành nông nghiệp tỉnh có nhiều giải pháp cụ thể giúp nông dân mở rộng sản xuất.Nhờ phát triển kinh tế theo mô hình VAC, gia đình ông Bùi Vân Dân ở bản Suối Con (Kim Bôi, Hòa Bình) có thu nhập ổn định, từng bước vươn lên khá và giầu. Trước hết, tỉnh chủ trương ổn định diện tích cấy lúa để bảo đảm an ninh lương thực và chuyển những diện tích trồng lúa kém hiệu quả do khô hạn sang trồng mía tím, cây ăn quả hoặc rau màu có giá trị kinh tế cao. Kết quả, vụ chiêm xuân năm nay, toàn tỉnh cấy gần 15 nghìn ha lúa, trong đó lúa lai chiếm khoảng 30%, cao hơn năm 2010. Đến nay các trà lúa đều sinh trưởng tốt, hứa hẹn một vụ mùa thắng lợi. Từ đầu vụ đến nay, ngành nông nghiệp...... 08:50 | 30/04/2011
Nông dân xã An Hùng phát huy hiệu quả nguồn vốn vay LSO-Xã An Hùng, huyện Văn Lãng đang từng ngày đổi mới, từ kinh tế đồi rừng, gieo trồng lúa, ngô đến chăn nuôi đều có những bước phát triển đáng kể. Đó là nhờ người dân biết ứng dụng khoa học kĩ thuật, đưa giống mới vào sản xuất, làm tăng năng suất cây trồng, vật nuôi, đặc biệt là phát huy hiệu quả nguồn vốn vay trong đầu tư phát triển sản xuất. Nguồn vốn đã thực sự giúp các hộ dân có cơ hội vươn lên phát triển kinh tế, từng bước nâng cao đời sống trong những năm qua.Nông dân xã An Hùng chăm sóc vườn câyCách trung tâm thị trấn Na Sầm, huyện Văn Lãng không xa, đường giao thông đi lại khá thuận lợi, xã An Hùng đã có những điều kiện tốt để phát triển kinh tế, xã hội. Cùng với tận dụng những điều kiện về đất đai, thủy lợi, vốn... người dân lại cần cù, chịu khó khắc phục mọi khó khăn, nên trong vài năm nay An Hùng không ngừng đổi mới. Đến xã, đường làng, ngõ xóm đã được bê tông hóa sạch sẽ, nhiều ngôi nhà được xây cất...... 09:08 | 28/03/2011
Nông dân xã Bắc Sơn tiếp thêm sức sống cho cây quýt LSO-Quýt vàng Bắc Sơn đã trở thành đặc sản nổi tiếng trong và ngoài tỉnh. Cây quýt đã giúp nhiều hộ thoát nghèo vươn lên có cuộc sống khá giả. Toàn huyện Bắc Sơn hiện có 646 ha quýt được trồng ở hầu hết các xã, sản lượng trung bình mỗi năm từ 1.300 – 1.600 tấn quả. Tuy nhiên do nhiều nguyên nhân, tại một số xã, vườn quýt đã bị thoái hoá, sâu bệnh dẫn đến năng suất, chất lượng giảm. Nhưng những người nông dân xã Bắc Sơn đã có nhiều cách làm để cây quýt cho những vụ thu hoạch bội thu. Vườn quýt ở xã Nhất Hoà, Bắc Sơn - Ảnh: Mai HoaVượt hai con dốc, chúng tôi đã đến vườn quýt của ông Dương Hữu Vương tại thôn Lân H xã Bắc Sơn. Thật mãn nhãn khi nhìn thấy vườn quýt trĩu quả, cùng với ánh nắng buổi chiều, vườn quýt càng trở nên vàng óng. Bóc múi quýt bỏ vào miệng, vị ngọt, thơm, chua nhè nhẹ, khiến bao nhiêu mệt mỏi của chúng tôi tan biến. Anh Vương vừa dẫn chúng tôi đi thăm vườn quýt vừa tâm sự: Năm 1997 vợ...... 09:58 | 18/12/2012
Người dân xã Phước Hiệp chung sức bảo trì đường nông thôn Người dân ấp Tân Quới 1 đắp đất gia cố lề lộ bê-tông. Phong trào người dân góp công, góp của bảo trì đường giao thông nông thôn đang diễn ra sôi nổi ở xã Phước Hiệp, huyện Mỏ Cày Nam (Bến Tre). Cầu, đường ở đây phần lớn đã qua hơn 10 năm sử dụng, xuống cấp, lồi lõm, ổ gà, cầu sụt móng. Trước đây, thấy cầu, đường hư, người dân tự tu sửa bằng đắp đất hoặc vá xi-măng nhưng đường hư vẫn cứ hư.Năm 2012, được Hội Khoa học kỹ thuật cầu đường tỉnh hướng dẫn kỹ thuật bảo quản đường giao thông nông thôn, lãnh đạo xã thống nhất đưa ra dân bàn bạc thống nhất phương án sửa chữa cầu, đường bằng phương thức xã hội hóa. Xã thành lập ban quản lý cấp xã, 10 ấp trong xã thành lập tổ nòng cốt bảo trì giao thông nông thôn, trong đó ấp 1, ấp 4 và ấp 8 được xã chọn làm điểm xây dựng mô hình.Tổ nòng cốt do dân tín nhiệm bầu lên, gồm có tổ trưởng, hai tổ phó (một kinh tế và một hậu cần), hai thành viên kiểm...... 08:34 | 13/12/2012
Nông dân Lộc Bình trước nguy cơ lỡ vụ khoai tây đông Từ thực tế trên có thể thấy rằng, tác động của thời tiết là không nhỏ đối với sản xuất nông nghiệp. Vì vậy, cần sự vào cuộc mạnh mẽ hơn nữa của cấp ủy, chính quyền, phòng chức năng các cấp để có biện pháp, kế hoạch cho phù hợp với điều kiện tự nhiên trước sự biến đổi của thời tiết. Như thế, vừa tránh tình trạng đất phải bỏ không, vừa là đem lại ấm no cho nhân dân.... 18:04 | 12/12/2012
Nông dân Phú Thọ thua lỗ vì trồng sắn theo phong trào Người dân xã Đông Cửu (Thanh Sơn, Phú Thọ) thu hoạch sắn. Cách đây vài năm, cây sắn đã trở thành cây xóa đói, giảm nghèo cho người dân tại nhiều địa phương tỉnh Phú Thọ. Nhưng hiện nay, người trồng sắn luôn canh cánh nỗi lo rớt giá và lỗ nặng, hậu quả của tình trạng phát triển không bền vững.Chúng tôi về xã Đông Cửu, một trong những xã nghèo nhất của huyện Thanh Sơn, nhưng lại là xã có diện tích cây sắn lớn nhất tỉnh Phú Thọ đúng vào vụ thu hoạch sắn. Anh Hoàng Văn Quy, ở xóm Nhội, cho biết: Năm nay, nhà anh trồng năm ha sắn cao sản KM94 - một giống sắn do Dự án Sản xuất nhiên liệu sinh học ethanol Tam Nông chuyển giao kỹ thuật cách đây hai năm. Sắn được mùa, sản lượng bình quân đạt từ 12 đến 15 tấn/ha; giá sắn đầu vụ dao động từ 1.000 đến 1.200 đồng/kg. Với giá này, nếu thu hoạch hết thì trừ công trồng, chăm sóc, phân bón, thu hoạch thì gia đình anh cũng thu được vài chục triệu đồng tiền lãi. Nhưng nếu để ít bữa...... 08:40 | 27/11/2012
Giúp nông dân đồng bằng sông Cửu Long tiếp cận vốn vay Thu hoạch lúa ở đồng bằng sông Cửu Long. Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) từ bao đời nay vốn được mệnh danh là "vựa lúa" lớn nhất của cả nước. Nhưng có một thực tế đáng buồn là người dân làm ra hạt lúa, trồng cây lành trái ngọt vẫn không thoát khỏi nhóm nghèo. Nhiều giải pháp được đưa ra cùng sự vào cuộc của các ngành, các cấp, nhưng đâu mới là lối thoát cho thực trạng này?"Hái sao trên trời"Phần lớn số dân cư vùng ĐBSCL sống bằng nghề nông, cho nên để tạo điều kiện cho nông dân phát triển kinh tế, góp phần xóa đói, giảm nghèo thì ngoài việc giúp nông dân ứng dụng các tiến bộ khoa học-kỹ thuật vào sản xuất, yếu tố hỗ trợ nguồn vốn cũng là khâu quan trọng cần được quan tâm. Ngày 12-4-2010, Chính phủ ban hành Nghị định số 41/2010/NĐ-CP về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn. Việc ra đời của Nghị định này mở ra nhiều cơ hội cho sản xuất nông nghiệp, giải quyết được cơn khát vốn của nông dân, nhưng nhìn lại chặng đường gần...... 08:49 | 06/11/2012
Kiên Giang hỗ trợ nông dân trồng lúa giảm bớt khó khăn * Hà Nội đầu tư phát triển vùng sản xuất nông nghiệp tập trung Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Kiên Giang, Chính phủ đã phân bổ kinh phí cho tỉnh để thực hiện chính sách hỗ trợ địa phương sản xuất lúa và người trồng lúa, nhằm giúp nông dân giảm bớt khó khăn, tăng lợi nhuận trên đồng ruộng. Thời gian thực hiện từ 1-7-2012 đến 31-12-2015.... 07:25 | 22/04/2013