Cô giáo "sát thủ" ngôn ngữ chat Đó là biệt hiệu mà học trò Trường THCS Trường Chinh (Q. Tân Bình, TPHCM) dùng để gọi cô giáo dạy Văn Nguyễn Thị Khánh Dương. Nữ giáo viên trẻ không hề mệt mỏi cùng học sinh “kiểm soát” ngôn ngữ chat trong môi trường học đường để giữ bản sắc tiếng Việt.Từ những bài văn… thiếu trọn vẹnBắt đầu từ năm 2007, cô Khánh Dương (SN 1980) nhận thấy trong các bài tập làm văn của học trò có những lỗi rất lạ về ngôn ngữ nhưng không phải là lỗi chính tả. Số đông các em cùng mắc phải các lỗi như chữ v thành chữ z, chữ i thành j… “Nhiều bài văn rất hay, đang đọc rất mướt thì đột nhiên tôi bị khự lại vì “vấp” phải một từ nào đó. Cảm giác buồn và tiếc vô cùng cho bài văn hay không được trọn vẹn”, cô Dương tâm sự. Các tiết học của cô Nguyễn Thị Khánh Dương luôn sôi động, sáng tạo.Nhưng một chút khó chịu, mất hứng thú đó chỉ là một phần nhỏ trong tâm trạng của người giáo tâm huyết với nghiệp Văn. Cô Dương suy nghĩ sâu xa,...... 10:19 | 26/03/2012
Ðể nâng cao chất lượng giáo dục Vừa qua, Bộ Giáo dục và Đào tạo đề xuất Dự án "Biên soạn bộ sách giáo khoa mới" với kinh phí 70 nghìn tỷ đồng, làm nhiều người đặt câu hỏi: Có phải chất lượng sách giáo khoa thấp?Nhìn lại những năm trước đây, khi ngành giáo dục gặp nhiều khó khăn, cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy và học còn thiếu, bộ sách giáo khoa thời đó kém xa bộ sách giáo khoa hiện nay, nhưng ngành giáo dục đã đạt được những thành tựu đáng tự hào. Trường đại học Tổng hợp được xếp hạng thứ 27 trong tốp 500 trường đại học của thế giới.Hiện nay, nước ta có vài trăm trường đại học, nhưng không có trường nào lọt vào tốp hàng đầu thế giới. Chất lượng giáo dục hiện nay vào loại thấp không phải lỗi do sách giáo khoa. Những vấn đề nổi cộm của ngành giáo dục vẫn là bệnh thành tích, thi cử không nghiêm túc. Bên cạnh đó là tình trạng dạy thêm tràn lan và bị thương mại hóa. Nhiều giáo viên ngoài việc dạy ở trường còn có lớp dạy thêm ở nhà, thu nhập từ...... 13:47 | 17/11/2011
Đào tạo giáo viên: Thừa và yếu Sự phát triển các trường sư phạm không được định hướng bởi một quy hoạch tổng thể và thật sự xuất phát từ nhu cầu nhân lực giáo dục.Tại hội nghị trực tuyến toàn quốc các trường sư phạm được Bộ GD-ĐT tổ chức ngày 27/8, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Vinh Hiển nhận định: Những năm qua, quy mô đào tạo khối ngành sư phạm tăng nhưng không được giám sát chặt chẽ về chất lượng. Tốt nghiệp loại khá vẫn thất nghiệp Tính đến nay, cả nước có 133 cơ sở đào tạo, bồi dưỡng giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục; gồm 14 trường ĐH sư phạm (4.400 giảng viên), 49 trường ĐH có khoa/ngành sư phạm, 39 trường CĐ sư phạm (4.462 giảng viên), 24 trường CĐ có khoa/ngành sư phạm, 3 trường trung cấp sư phạm và 4 cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý giáo dục. Ông Nguyễn Vinh Hiển chỉ rõ, sự phát triển này phần lớn do nhu cầu nội tại của các trường chứ không phải được định hướng bởi một quy hoạch tổng thể và thật sự xuất phát từ nghiên cứu, khảo sát nhu...... 14:05 | 28/08/2011
Hiến đất vì sự nghiệp giáo dục LSO-Được sự giới thiệu của cán bộ xã Quan Bản, huyện Lộc Bình, chúng tôi có dịp gặp gỡ và trò chuyện với bác Luân Văn Cờ, thôn Nà Ái – người tiêu biểu trong phong trào hiến đất vì cộng đồng tại xã Quan Bản.... 09:29 | 19/06/2014
Chị Lê tận tâm với nghề giáo LSO-“Là một giảng viên, ngoài việc trau dồi nghiệp vụ chuyên môn để truyền đạt kiến thức cho học viên thì cần phải có tình yêu nghề và tâm huyết với nghề”, đó là tâm sự của chị Vy Thị Lê, Trưởng Khoa Nhà nước và Pháp luật, Trường Chính trị Hoàng Văn Thụ.... 13:24 | 20/11/2013
Sự nhiệt tâm của cô giáo trẻ LSO-Với 3 năm “học làm thầy” tại Trường CĐSP Lạng Sơn, được rèn luyện trong môi trường sư phạm miền núi, được thầy cô trau dồi phương pháp, gia đình động viên, tình yêu đối với nghề dạy học của Sái Kim Thoa càng lớn lên theo những tháng ngày…... 08:39 | 14/06/2013
Người giáo viên ngành y gương mẫu Với trách nhiệm là một giáo viên, chị Nga luôn xác định mục tiêu nghề nghiệp của mình đã chọn, đó là giảng dạy có chất lượng, nghiên cứu khoa học gắn với thực tiễn, đưa ra những sáng kiến, kinh nghiệm để áp dụng trong phương pháp giảng dạy tích cực. Trong công tác chuyên môn và nghiên cứu khoa học, chị luôn hết mình với công việc để đạt được hiệu quả cao nhất. Trong năm qua, chị đã tham gia nghiên cứu đề tài cấp cơ sở “Nghiên cứu một số yếu tố nguy cơ trên bệnh nhân tiền sản giật điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Trung tâm tỉnh Lạng Sơn năm 2011”. Nghiên cứu cho thấy một số yếu tố làm tăng tỷ lệ phát sinh bệnh, tuy nhiên, nếu các thai phụ được chăm sóc, quản lý tốt sẽ giảm tỷ lệ mắc và giảm các tai biến do bệnh lý này gây ra. Đề tài đã được Hội đồng nghiệm thu của nhà trường đánh giá cao, xếp loại xuất sắc. Cũng trong năm 2012, chị đã tham gia biên soạn giáo trình “Sức khoẻ sinh sản” cho đối tượng y sỹ, phục vụ cho công tác giảng dạy và học tập của sinh viên. Đặc biệt trong năm 2012, chị đạt danh hiệu Chiến sỹ thi đua cấp cơ sở, Giáo viên dạy giỏi cấp cơ sở, chị được nhà trường cử đi tham gia “Hội thi giáo viên dạy giỏi các trường chuyên nghiệp toàn quốc năm 2012” tại Nha Trang – Khánh Hoà và đạt giải ba. Cũng trong năm qua, chị được Uỷ ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn tặng bằng khen. Là một giáo viên, đảng viên, chị Nga luôn trau dồi đạo đức, nỗ lực phấn đấu học tập và làm việc theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Chị luôn có tác phong, lối sống mẫu mực, hoà nhã với đồng nghiệp, luôn được đồng nghiệp và đặc biệt là các học sinh, sinh viên quý mến.... 09:55 | 27/02/2013
Người tâm huyết với ngành giáo dục Chị Vi Thị Thơm sinh năm 1961 ở xóm Bản Chu, xã Khuất Xá, huyện Lộc Bình. Từ nhỏ, chị đã sớm có ước mơ làm cô giáo, những mong đem cái chữ học được góp phần vào sự phát triển của quê hương. Tuy nhiên, việc thực hiện ước mơ của chị phải trải qua nhiều khó khăn. Năm 1979, khi vừa kết thúc chương trình phổ thông, chị lập gia đình. Đối với người phụ nữ thời bấy giờ, việc học vốn ít được quan tâm, chưa kể khi đã vướng bận chuyện chồng, con. Nhưng với ước mơ cháy bỏng, chị đã cố gắng thuyết phục gia đình và may mắn được mọi người ủng hộ. Theo đó, chị từng học tại Trường Sư phạm 10 + 2 Lạng Sơn rồi học nâng cao theo hệ tại chức Đại học Sư phạm Hà Nội. Ra trường, chị có 10 năm trực tiếp giảng dạy bậc tiểu học tại địa phương. Suốt khoảng thời gian đó, bằng sự nhiệt tình, tâm huyết với nghề nghiệp, mọi bài giảng đều được chị chuẩn bị chu đáo sao cho sinh động, hấp dẫn và dễ hiểu đối với học sinh. Thêm vào đó, chị không ngừng trau dồi, học hỏi kiến thức từ đồng nghiệp, tích cực đổi mới phương pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy học… Vì thế mà trong 10 năm giảng dạy, năm nào chị cũng có học sinh giỏi cấp trường, cấp huyện và đặc biệt là cấp tỉnh (năm học 1987 – 1988). Cùng với đó, nhiều năm liền chị đều đạt giáo viên dạy giỏi, chiến sĩ thi đua từ cấp cơ sở cho đến cấp tỉnh. Với những nỗ lực trong giảng dạy, chị Thơm liên tục được bổ nhiệm giữ nhiều chức vụ trong các nhà trường chị từng công tác: Chủ tịch Công đoàn nhà trường, phó hiệu trưởng, hiệu trưởng nhà trường… Từ năm 2001 đến nay, chị được phân công công tác tại Phòng GD&ĐT huyện Lộc Bình, hiện tại chị là Chủ tịch Công đoàn ngành giáo dục huyện. Dù ở đơn vị, chức vụ công tác nào chị cũng đều hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, có nhiều đóng góp xây dựng tổ chức vững mạnh nhiều năm liên tục. Với những cống hiến tích cực đó, năm 2002, chị Vi Thị Thơm đã vinh dự được Bộ GD&ĐT trao tặng danh hiệu Nhà giáo ưu tú. Chị Trần Thị Thanh, Trưởng phòng GD&ĐT huyện Lộc Bình nhận xét: chị Thơm là người rất tâm huyết với sự nghiệp giáo dục. Không chỉ có nhiều thành tích trong quá trình giảng dạy mà khi lên làm cán bộ ngành, chị Thơm vẫn liên tục có những đóng góp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục địa phương. Hiện chị là Nhà giáo ưu tú duy nhất của huyện Lộc Bình, là tấm gương sáng cho các giáo viên, cán bộ viên chức ngành giáo dục địa phương học tập, noi theo…... 09:19 | 14/08/2012
Người thầy giáo, thương binh ưu tú Đồng nghiệp và sinh viên Trường Cao đẳng Kỹ thuật - Kinh tế Thái Bình đã quen thuộc hình ảnh tận tụy của Nhà giáo Ưu tú, thương binh Nguyễn Tiến Dũng. Nhiều khi trời trở gió, vết thương cũ tái phát đau nhức, thầy vẫn miệt mài bên trang giáo án, trăn trở tìm tòi phương pháp dạy và học mới để nâng cao chất lượng đào tạo.Năm 1997, khi về nhận trách nhiệm là Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật, nhà trường còn thiếu nhiều giáo viên, trang thiết bị vật chất còn thiếu thốn; phương pháp giảng dạy cũ, không đáp ứng yêu cầu đòi hỏi của xã hội nên sinh viên ra trường không xin được việc làm. Thầy đã trăn trở đi khắp các phường, xã, cơ quan, xí nghiệp khảo sát nhu cầu về nguồn nhân lực cần được đào tạo. Từ đó, thầy cùng các đồng nghiệp nghiên cứu đổi mới phương pháp đào tạo theo phương châm: 'Đào tạo những gì xã hội cần'. Nhờ đó, nhà trường bắt đầu ký được nhiều hợp đồng đào tạo của các đơn vị; học sinh hăng hái học tập, thầy...... 09:06 | 12/12/2010
Sẵn sàng cho ngày hội giao quân LSO-Trong không khí thi đua sôi nổi chào mừng kỷ niệm 68 năm Cách mạng Tháng 8 và Quốc khánh 2/9, cùng với tổ chức các hoạt động phong phú đa dạng, các cơ quan, đơn vị, địa phương trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn cũng đang chạy đua với thời gian, để sẵn sàng cho ngày hội giao quân tiễn đưa thanh niên ưu tú các dân tộc trong tỉnh lên đường nhập ngũ làm nghĩa vụ thiêng liêng bảo vệ Tổ quốc.... 09:52 | 26/08/2013