Nâng cao chất lượng giáo dục phải từng bước, không thể ngay lập tức Ngày 4/11/2013, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ký ban hành Nghị quyết số 29-NQ/TW về Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. Nhân dịp đầu năm mới, phóng viên Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam đã có cuộc trao đổi với Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phạm Vũ Luận xung quanh vấn đề này.... 16:30 | 01/02/2014
Năm 2014, ngành Giáo dục triệt để cắt giảm hội họp, đi công tác Ngày 27/12, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đã tổ chức Hội nghị kế hoạch ngân sách năm 2014 đối với các trường, đơn vị trực thuộc Bộ GD&ĐT. Theo đó, năm 2014, dự toán chi ngân sách nhà nước giao cho Bộ GD&ĐT sẽ giảm so với năm 2013.... 08:38 | 28/12/2013
Bảo đảm mục tiêu "Giáo dục con người Việt Nam phát triển toàn diện" Nghị quyết "Về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế" được thông qua tại Hội nghị T.Ư 8 (Khóa XI) đặt ra những yêu cầu tạo chuyển biến căn bản, mạnh mẽ về chất lượng, hiệu quả giáo dục và đào tạo (GD và ÐT). Phóng viên Báo Nhân Dân có cuộc trao đổi ý kiến với đồng chí Nguyễn Vinh Hiển, Thứ trưởng Bộ GD và ÐT chung quanh một số vấn đề về thực hiện đổi mới giáo dục phổ thông.... 14:29 | 19/11/2013
Hội nghị triển khai Chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2011-2020 Ngày 23-1, tại Hà Nội, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức Hội nghị triển khai Chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2011-2020 và thực hiện kết luận số 51-KL/T.Ư của Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành T.Ư Đảng khóa XI. Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Thiện Nhân dự và phát biểu ý kiến.Chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2011-2020 nhấn mạnh đến đổi mới căn bản và toàn diện hệ thống đào tạo sư phạm về mô hình, chương trình, nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nhằm xây dựng đội ngũ giáo viên có chất lượng. Hoàn thành mục tiêu phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ năm tuổi vào năm 2015 và duy trì, phát triển giáo dục mầm non cho trẻ em dưới năm tuổi theo nhu cầu và khả năng của từng địa phương. Bên cạnh đó, chương trình và sách giáo khoa giáo dục phổ thông mới sẽ được xây dựng theo định hướng chú trọng phát triển năng lực học sinh, vừa bảo đảm tính thống nhất trong toàn quốc, vừa phù hợp đặc thù mỗi địa phương....... 08:57 | 24/01/2013
Giáo dục pháp luật cho học sinh - cách làm của Trường THPT Hữu Lũng LSO-Trường THPT Hữu Lũng là trường của một huyện đông dân cư, thành phần học sinh đa dạng, có phân trường tại cụm xã; từ năm học 2011-2012, nhà trường đang trong giai đoạn sửa chữa nâng cấp mở rộng nên phải “gửi” một khối học tại Trung tâm giáo dục thường xuyên 2, vì vậy công tác quản lý, giáo dục pháp luật (GDPL) cho học sinh gặp nhiều khó khăn. Xuất phát từ thực tế đó, nhà trường đã có cách làm của mình. Phát tờ rơi tuyên truyền về Luật Hôn nhân và gia đình tại Trường THPT Hữu LũngTrước hết, nhà trường triển khai nhanh Đề án “Củng cố, kiện toàn và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong công tác phổ biến, GDPL, đáp ứng yêu cầu đổi mới, phát triển của đất nước”. Theo Đề án này, ngoài việc tổ chức cho đội ngũ cán bộ giáo viên (CBGV) tham gia các lớp tập huấn do ngành tổ chức, việc bổ sung đầu sách pháp luật và các văn bản quy phạm pháp luật vào tủ sách pháp luật của nhà trường; tăng cường công tác quản lý và khai thác tủ sách...... 15:27 | 05/12/2012
Trường THPT Lộc Bình quan tâm giáo dục kỹ năng sống cho học sinh Trao đổi với chúng tôi, thầy giáo Bế Đoàn Trọng, Hiệu trưởng nhà trường nói rằng, học sinh cấp THPT nói chung và Trường THPT Lộc Bình nói riêng đứng trước rất nhiều áp lực, từ chuyện học hành, cuộc sống trong gia đình, tiếp xúc ngoài xã hội và cả áp lực về nghề nghiệp trong tương lai. Đối với hơn 200 học sinh trọ học, áp lực lại càng nặng nề hơn. Vì vậy, song song với công tác duy trì nghiêm kỷ luật trường học, việc trau dồi cho các em những kiến thức về cuộc sống là điều rất cần thiết.. Học sinh THPT là một trong nhóm người rất dễ bị tổn thương về tâm lý, họ cần phải được chuẩn bị chu đáo về mọi mặt. Gia đình học sinh tin ở mình, gửi gắm con em họ cho mình, học sinh ngưỡng mộ mình để học tốt hơn, nhà trường phải làm sao để xứng đáng với lòng tin đó. Tuy nhiên, chỉ mình nhà trường sẽ không thể làm được, mà cần có sự quan tâm sâu hơn của gia đình và sự vào cuộc tốt hơn của xã hội.... 15:11 | 29/11/2012
Công tác dạy nghề nông thôn trong các trung tâm giáo dục thường xuyên LSO-Trước đây chúng ta vẫn quen với việc các trung tâm giáo dục thường xuyên (TTGDTX) là nơi để dạy bổ túc văn hóa và phổ cập giáo dục bậc trung học; tổ chức hướng nghiệp cho học sinh (HS) cuối cấp, nhằm góp phần phân luồng HS sau khi rời ghế nhà trường phổ thông. Vì thế, công tác dạy nghề chỉ dừng lại ở việc dạy hướng nghiệp nghề cho các đối tượng này.Giờ học lý thuyết của học viên lớp học nghề tại TTGDTX huyện Lộc color:purple">BìnhCó thể nói, bước chuyển đánh dấu sự nỗ lực của các TTGDTX của tỉnh Lạng Sơn trong việc dạy nghề cho HS là việc thực hiện Quyết định 1956 ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”; kế hoạch 51 ngày 2/6/2010 của UBND tỉnh Lạng Sơn về việc triển khai thực hiện Quyết định 1956; Công văn 4808 ngày 13/8/2010 của Bộ GD&ĐT, công văn 1267 ngày 24/8/2010 của UBND tỉnh về việc giao nhiệm vụ đào tạo nghề cho các TTGDTX. Từ năm học 2010-2011, các TTGDTX trong tỉnh có nhiều điều kiện...... 09:00 | 27/06/2011
Một số kết quả công tác xã hội hoá giáo dục ở Tân Thanh LSO- Trường Tiểu học xã Tân Thanh là đơn vị vùng II biên giới của huyện Văn Lãng, được công nhận trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia giai đoạn 1 vào thời điểm tháng 12 năm 2005. Trường được xây dựng tại khu cửa khẩu Tân Thanh, cách trung tâm huyện 12 km. Nhà trường có 1 điểm trường chính và 3 điểm trường lẻ. Trong 3 năm học gần đây, số học sinh dao động trong khoảng 280 đến 300 em với tổng số lớp hàng năm là 15 lớp/ năm học. Chất lượng học sinh trong 5 năm gần đây khá ổn định, tỷ lệ học sinh được lên lớp thẳng hàng năm chiếm trên 95%.Việc làm từ thiện của các nhà hảo tâm đến các trường học là một trong những hoạt động thiết thực trong công tác xã hội hóa giáo dụcTuy đã được công nhận chuẩn Quốc gia từ cuối năm 2005 song vẫn còn nhiều khó khăn, thiếu thốn về cơ sở vật chất như: Chưa có hệ thống tường rào bảo vệ khu vực phía sau trường chính cùng toàn bộ các phân trường. Ngoài ra, 3 phân trường đều chưa có...... 09:15 | 06/05/2011
Ðổi mới tài liệu học tập góp phần nâng cao chất lượng giáo dục Hoạt động đổi mới phương pháp dạy và học được ngành giáo dục và đào tạo (GD và ĐT) triển khai từ nhiều năm qua ở các cấp học. Đối với bậc tiểu học, hoạt động đổi mới đang là yêu cầu cấp thiết đối với mọi nhà trường, mọi giáo viên.Đổi mới phương pháp dạy học là hướng tới mục tiêu nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục trong nhà trường. Điều đó, đòi hỏi giáo viên cần có thời gian tìm hiểu và lựa chọn phương tiện giảng dạy phù hợp nhất với khả năng của mình để sử dụng chúng một cách chủ động và sáng tạo. Thực tế ở nhiều trường tiểu học, nhất là ở các thành phố như: Hà Nội, TP Hồ Chí Minh... được trang bị ti-vi, đầu đĩa hoặc máy chiếu, đã tạo điều kiện thuận lợi cho các thầy giáo, cô giáo trong quá trình giảng dạy, giúp bài học trở nên hấp dẫn. Tuy nhiên, chọn phương tiện nào phù hợp cho cả thầy và trò không phải là việc dễ, nhất là ở bậc tiểu học. Nhiều phương tiện hiện đại đòi hỏi người thầy phải có thời...... 14:41 | 03/04/2011
Ðổi mới tài liệu học tập góp phần nâng cao chất lượng giáo dục Hoạt động đổi mới phương pháp dạy và học được ngành giáo dục và đào tạo (GD và ĐT) triển khai từ nhiều năm qua ở các cấp học. Đối với bậc tiểu học, hoạt động đổi mới đang là yêu cầu cấp thiết đối với mọi nhà trường, mọi giáo viên.Đổi mới phương pháp dạy học là hướng tới mục tiêu nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục trong nhà trường. Điều đó, đòi hỏi giáo viên cần có thời gian tìm hiểu và lựa chọn phương tiện giảng dạy phù hợp nhất với khả năng của mình để sử dụng chúng một cách chủ động và sáng tạo. Thực tế ở nhiều trường tiểu học, nhất là ở các thành phố như: Hà Nội, TP Hồ Chí Minh... được trang bị ti-vi, đầu đĩa hoặc máy chiếu, đã tạo điều kiện thuận lợi cho các thầy giáo, cô giáo trong quá trình giảng dạy, giúp bài học trở nên hấp dẫn. Tuy nhiên, chọn phương tiện nào phù hợp cho cả thầy và trò không phải là việc dễ, nhất là ở bậc tiểu học. Nhiều phương tiện hiện đại đòi hỏi người thầy phải có thời...... 09:24 | 02/04/2011