Chế biến gỗ ở Hữu Lũng: Tạo sức bật nghề rừng LSO-Theo thống kê chưa đầy đủ, hiện trên địa bàn huyện Hữu Lũng có tới hàng trăm tổ chức, cá nhân khai thác, chế biến gỗ rừng trồng tại chỗ. Điều đó đã góp phần gia tăng giá trị sản phẩm gỗ. Vượt xa hơn thế là tạo đòn bẩy cho nghề rừng phát triển. Sản xuất gỗ ép tại Công ty Hòa ViệtNhớ lại mấy năm trước đây, mỗi lần về Hữu Lũng anh Vũ Văn Hải, nguyên Phó Chủ tịch UBND huyện lại than phiền với tôi, gỗ rừng lại khó bán chú ạ. Các hộ làm rừng, đến công ty lớn như Thịnh Lộc, Hòa Việt cũng đang kêu với huyện vì đầu ra. Anh em phòng Kinh tế đang phải dồn sức mời gọi tiêu thụ. Nhưng có lẽ đây đã là câu chuyện cũ. Khi ấy nghề rừng ở Hữu Lũng mới phát triển. Dân có gỗ rừng được khai thác họ phải bán sản phẩm thô nên giá cả rất thấp. Đã vậy lại mạnh ai nấy làm không căn cứ vào tình hình thị trường, dẫn đến sản phẩm thiếu sức cạnh tranh. Nhân đà này, tư thương càng có điều kiện ép...... 08:19 | 05/06/2012
Nâng cao hiệu quả trong quản lý, sử dụng đất rừng Viện Tư vấn Phát triển (CODE) vừa cho biết, ngày 10/5 tới tại Hà Nội, Viện sẽ tổ chức cuộc Tọa đàm với chủ đề "Thực trạng và xung đột trong quản lý, sử dụng đất rừng giữa lâm trường quốc doanh với người dân địa phương". Theo Viện CODE, trong nhiều thập kỷ qua, ở Việt Nam, lâm trường quốc doanh được xem là một trong những lực lượng nòng cốt thực hiện nhiệm vụ kinh doanh, bảo vệ và phát triển rừng đồng thời góp phần phát triển kinh tế - xã hội ở vùng biên giới, vùng sâu vùng xa. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu, đánh giá cho thấy việc quản lý, sử dụng đất rừng của các lâm trường quốc doanh vẫn chưa hiệu quả. Trên thực tế, những diện tích rừng và đất rừng cho các lâm trường quốc doanh quản lý vẫn bị suy giảm đáng kể đặc biệt từ sau thời kỳ đổi mới, chuyển sang cơ chế thị trường.Trước bối cảnh đó, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết 28/NQ-TW ngày 16/6/2003 và Chính phủ ban hành Nghị định 200/2004/NĐ-CP 2004 về sắp xếp, đổi mới và phát triển lâm trường...... 08:49 | 09/05/2012
Tràng Định chủ động phòng chống cháy rừng mùa hanh khô Từ đầu năm đến nay, Hạt Kiểm lâm huyện phối hợp tổ chức tuyên truyền về công tác bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng ở 13 trường tiểu học, trung học cơ sở cho 2.128 lượt thầy cô giáo và học sinh nghe; 13 hội nghị tuyên truyền ở các xã; tuyên truyền lưu động qua loa đài ở các xã; kiểm tra hiệu quả kí cam kết quản lý bảo vệ rừng và phòng cháy chữa cháy rừng ở 22 xã, 105 thôn;… Đến nay, 100% số xã, thôn bản đã kiện toàn Ban chỉ huy, tổ bảo vệ rừng và phòng cháy chữa cháy rừng. Thời gian tới, Hạt Kiểm lâm huyện sẽ tiếp tục đẩy mạnh công tác, tăng cường công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật về quản lý, bảo vệ và PCCCR đến các cán bộ chủ chốt của xã, thôn và hộ gia đình; phối hợp với các xã kiểm tra tuần rừng, kịp thời phát hiện lửa rừng và các hành vi vi phạm về quản lý bảo vệ rừng; tiếp tục kiểm tra đôn đốc các xã, thôn và chủ rừng thực hiện tốt công tác bảo vệ rừng và PCCCR tại cơ sở, đặc biệt là các tháng mùa hanh khô;…... 14:59 | 29/11/2012
Trồng rừng 2013: Năm bản lề của kế hoạch 5 năm Theo lãnh đạo Chi cục phát triển lâm nghiệp để có thể thực hiện tốt vụ trồng rừng 2013 thì hiện nay việc trước tiên các địa phương cần căn cứ vào mức phân bổ dự kiến để chỉ đạo chuẩn bị hiện trường trồng và gieo tạo cây con. Ước tính toàn tỉnh sẽ cần trên 22 triệu cây giống. Đồng thời tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, vận động, đẩy mạnh xã hội hóa công tác trồng rừng. Trước mắt là xây dựng kế hoạch triển khai công tác trồng cây đầu xuân tạo khí thế mở đầu cho vụ trồng rừng của năm. Trồng mới 9.000 ha là chỉ tiêu khá cao, nhưng phải hoàn thành thì Lạng Sơn mới có thể thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XV đã đề ra. Nhớ lại giai đoạn 2006-2010, với rất nhiều khó khăn, nhưng Lạng Sơn vẫn hoàn thành vượt kế hoạch trồng mới 11.000 ha rừng mỗi năm. Trong giai đoạn hiện nay nhà nước vẫn tiếp tục quan tâm, phân bổ nguồn lực từ ngân sách cho trồng rừng, trong khi đó việc xã hội hóa nghề rừng trên địa bàn tỉnh đang phát triển ngày một sâu, rộng. Đó là những yếu tố cơ bản để Lạng Sơn hướng tới hoàn thành thắng lợi vụ trồng rừng 2013.... 09:31 | 23/11/2012
Tăng cường công tác quản lý, bảo vệ rừng tự nhiên Biến đổi khí hậu cùng với sự suy thoái, xâm lấn, phá hoại rừng tự nhiên đã và đang tác động tiêu cực đến môi trường sinh thái. Thực trạng này gióng lên hồi chuông báo động về việc cần tăng cường công tác quản lý, bảo vệ rừng tự nhiên.Cả nước hiện còn hơn 10 triệu ha rừng tự nhiên (Ảnh: QT) Chất lượng rừng tự nhiên ngày càng suy giảm Việt Nam là nước có diện tích rừng tự nhiên khá lớn trong khu vực Đông Nam Á. Theo số liệu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tổng diện tích rừng của cả nước hiện nay là 13.258.843 ha, trong đó diện tích rừng tự nhiên là 10.339.305 ha, rừng trồng chiếm 2.919.538 ha. Rừng tự nhiên của cả nước có tổng trữ lượng gỗ là 862 triệu m3, trong đó, có 4,3 triệu ha rừng tự nhiên sản xuất với trữ lượng 350 triệu m3 gỗ, nhưng diện tích rừng giàu, có trữ lượng gỗ cao trên 250m3/ha chỉ chiếm khoảng 5%, trong khi rừng nghèo, rừng non phục hồi và rừng hỗn giao chiếm tới 80%.Tuy diện tích rừng có tăng lên trong...... 09:19 | 05/11/2012
Quảng Ngãi khai thác tiềm năng thế mạnh kinh tế rừng Công nhân Công ty TNHH Lâm nghiệp Ba Tơ chăm sóc vườn ươm. - Nhờ làm tốt công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng. Nhiều vùng đất trống, đồi núi trọc trước đây của tỉnh Quảng Ngãi nay đã trở thành những cánh rừng bạt ngàn với sự tham gia có hiệu quả của hàng chục nghìn hộ nông dân. Nhiều hộ dân nhờ trồng rừng đã thoát nghèo và vươn lên làm giàu.Tăng độ che phủ rừngTỉnh Quảng Ngãi hiện đang phát triển mạnh ba loại rừng, trong đó chủ yếu là rừng phòng hộ và rừng sản xuất. Nhiều chương trình, dự án phát triển lâm nghiệp và xây dựng cơ sở hạ tầng đã đem lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần phát triển kinh tế - xã hội và cải thiện được đời sống của nhân dân địa phương.Trao đổi ý kiến với chúng tôi về phát triển kinh tế rừng hiện nay, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Ngãi Dương Văn Tô xác định: Quảng Ngãi - một trong những tỉnh miền trung có tiềm năng thế mạnh đất lâm nghiệp với tổng diện...... 08:14 | 01/10/2012
Xử lý nghiêm tình trạng phá rừng đầu nguồn Gia Nghĩa Xí nghiệp Lâm nghiệp Nghĩa Tín được Công ty TNHH MTV lâm nghiệp Gia Nghĩa bàn giao quản lý hơn 5.000 ha rừng, nhưng phần lớn diện tích rừng nhanh chóng bị tàn phá, lấn chiếm chỉ sau vài năm. Nguyên nhân được xác định là do buông lỏng công tác quản lý, năng lực yếu kém, giao khoán rừng tùy tiện, tràn lan, giao khoán không đúng đối tượng...... 08:48 | 18/05/2015
Thả cá sặc bổi về rừng tràm, thả rùa về biển Ông Trần Ngọc Rạng, Trưởng Trạm Kiểm lâm rừng tràm Trà Sư thuộc xã Văn Giáo, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang cho biết, Trạm vừa kết hợp với Chi cục Bảo vệ môi trường thả trên 20.000 con cá sặc bổi, tương đương 135kg cá về rừng tràm Trà Sư. Nguồn cá được mua từ cơ sở sản xuất giống Bá Hộ ở huyện Châu Thành - tỉnh An Giang. Ông Rạng cũng cho biết, cá sặc bổi hiện là loại cá quí, hiếm, vì vậy thả cá về nguồn nước thiên nhiên của rừng tràm Trà Sư lần này nhằm để gây, nuôi, phát triển và bảo tồn nguồn gen của cá trong môi trường tự nhiên, đồng thời còn làm phong phú, đa dạng nguồn thủy sản nước ngọt hiện có tại khu rừng sinh thái Trà Sư, nơi thu hút hàng trăm ngàn lượt du khách trong nước và quốc tế đến tham quan, nghiên cứu hàng năm. Được biết Trà Sư là rừng tràm ngập nước, nằm trong hệ thống rừng đặc dụng của quốc gia, được công nhận khu bảo vệ cảnh quan vào năm 2005 và được tỉnh An Giang khai thác thành...... 09:11 | 16/09/2011
Hội thảo chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng LSO- Trong 2 ngày 13-14/9/2013, Ban Quản lý dự án lâm nghiệp cộng đồng tỉnh Lạng Sơn đã tổ chức hội thảo các vấn đề về biến đổi khí hậu, chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng, nguồn gốc lâm sản, bình đẳng giới trong sản xuất lâm nghiệp nhằm tăng cường năng lực, nhận thức của các đơn vị, cá nhân liên quan đến quản lý rừng và cộng đồng. ... 15:12 | 15/09/2013