10 vấn đề giáo dục nổi bật năm 2013 Năm 2013, nhiều vấn đề, sự kiện giáo dục đã diễn ra thu hút sự quan tâm của toàn xã hội. Giống như cuộc sống có vui, có buồn, bên cạnh những chủ trương có ý nghĩa, những thành tựu tích cực vẫn còn những vấn đề, sự kiện để lại nhiều băn khoăn, trăn trở. Báo Nhân Dân Điện tử điểm lại mười nội dung nổi bật trong lĩnh vực giáo dục của nước nhà năm 2013.... 15:17 | 21/12/2013
Về một “điểm sáng” của giáo dục mầm non Cách Hà Nội chưa đầy 80 km, nhưng nếu tới xã Hoàng Hanh (Tiên Lữ, Hưng Yên), hẳn ai cũng sẽ bất ngờ với những gì cô trò Trường mầm non Hoàng Hanh đã làm được chỉ trong vòng hai năm qua. Sự “lột xác” hoàn toàn về cả chất và lượng trong công tác giáo dục đã biến trường thành một “điểm sáng” của toàn tỉnh.... 09:16 | 28/08/2013
Cây cầu đầu tiên nối giáo dục Việt – Ý Thành lập từ năm 2010, nhưng đến nay Uni-Italia mới chính thức khai trương tại Việt Nam. Là đại diện lớn nhất của Italia trong lĩnh vực giáo dục, Uni-Italia sẽ hỗ trợ nhiều nhất có thể cho các sinh viên Việt Nam du học tại Italia.... 14:41 | 31/05/2013
Bảo đảm chất lượng giáo dục bậc đại học Giờ thực hành của sinh viên chuyên ngành y (Trường đại học Tây Nguyên ) Chất lượng giáo dục đại học (ĐH) liên quan chặt chẽ đến việc cung ứng nguồn nhân lực chất lượng cao cho phát triển kinh tế- xã hội, thu hút sự quan tâm của toàn xã hội. Tuy nhiên, sau nhiều nỗ lực của ngành giáo dục và đào tạo (GD và ĐT), đến nay chất lượng giáo dục ĐH vẫn còn nhiều yếu kém trong quá trình đổi mới.Chất lượng đào tạo ĐH còn thấpĐánh giá của Bộ GD và ĐT cho thấy, năm học 2011-2012, quy mô đào tạo ĐH, Cao đẳng (CĐ) chính quy là hơn 1,74 triệu sinh viên. Tuy nhiên, do quy mô đào tạo tăng nhanh nên các điều kiện bảo đảm chất lượng không theo kịp dẫn đến chất lượng đào tạo còn thấp. Việc đổi mới nội dung, chương trình đào tạo ở các trường ĐH còn chậm, chưa theo kịp yêu cầu thực tiễn; phương pháp giảng dạy ở các trường còn nặng về truyền đạt một chiều, thụ động. Đặc biêt, tỷ lệ đội ngũ giảng viên có trình độ tiến sĩ hoặc chức danh...... 14:52 | 08/02/2013
Hải Phòng tôn vinh 148 nhà giáo tiêu biểu 148 nhà giáo qua các thời kỳ, có nhiều cống hiến cho sự nghiệp GD-ĐT của thành phố Hoa Phượng đỏ được Đảng, Nhà nước, Chính phủ trao tặng các phần thưởng, đã được tôn vinh trong lễ kỷ niệm 30 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20-11).Sáng 14-11, tại Cung Văn hóa lao động hữu nghị Việt-Tiệp, Sở Giáo dục-Đào tạo, Công đoàn ngành Giáo dục và Hội Cựu giáo chức TP Hải Phòng đã phối hợp tổ chức kỷ niệm 30 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20-11), biểu dương phong trào thi đua “Hai tốt” và tôn vinh 148 nhà giáo qua các thời kỳ có nhiều cống hiến cho sự nghiệp GD-ĐT của thành phố, được Đảng, Nhà nước, Chính phủ trao tặng các phần thưởng xứng đáng.30 năm qua, phong trào thi đua “Hai tốt” trở thành phong trào thi đua nổi bật và thu được hiệu quả rõ rệt tại thành phố Cảng. Chất lượng giáo dục toàn diện chuyển biến rõ nét. Ngành GD-ĐT chú trọng nâng cao chất lượng giáo dục đại trà, đồng thời, quan tâm phát triển giáo dục mũi nhọn. Điểm bình quân thi đại học của học sinh...... 14:52 | 15/11/2012
Gặp mặt, biểu dương nữ nhà giáo tiêu biểu Tại buổi gặp mặt này, nhiều chị đã phát biểu ý kiến bày tỏ trân trọng trước sự quan tâm sâu sắc của Đảng, chính quyền và của ngành đã giúp đỡ, tạo điều kiện cho chị em phấn đấu vươn lên. Cũng tại buổi gặp mặt, Giám đốc Sở GD&ĐT đã tặng Giấy khen cho 39 nữ nhà giáo tiêu biểu trong các phong trào thi đua trong 3 năm gần đây.... 09:30 | 17/10/2012
Nâng cao chất lượng giáo dục vùng Tây Nguyên Những năm gần đây với nhiều cơ chế, chính sách ưu đãi của nhà nước cùng sự vào cuộc của các bộ, ngành, sự nghiệp giáo dục, đào tạo, dạy nghề vùng Tây Nguyên đã có nhiều chuyển biến mạnh mẽ. Qua đó, góp phần tích cực nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của vùng và hội nhập với sự phát triển chung của cả nước.Vùng Tây Nguyên gồm năm tỉnh Kon Tum, Gia Lai, Đác Lắc, Đác Nông và Lâm Đồng và 28 huyện miền núi thuộc các tỉnh: Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa và Bình Phước. Mặc dù còn nhiều khó khăn nhưng những năm qua, mạng lưới trường học từ mầm non đến trung học phổ thông của vùng phát triển đều khắp, đáp ứng nhu cầu học tập của học sinh. Đến năm 2010, toàn vùng có 1.124 trường mầm non và 2.760 trường phổ thông. Mạng lưới trường học được phát triển, phủ khắp các xã phường; các điểm trường lẻ được xây dựng tại các thôn, buôn vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào các dân tộc...... 09:48 | 03/03/2011
Giáo dục học sinh sống văn minh, thanh lịch Nhắc đến người Hà Nội là nhắc đến những nét văn minh - thanh lịch, từ cử chỉ, lời ăn tiếng nói, phong cách ứng xử... Tuy nhiên, trước những tác động của đời sống kinh tế hiện nay, nhiều nét văn hóa tinh tế của người Hà Nội đang mai một dần, nhất là trong lớp trẻ. Vì vậy, xây dựng tài liệu, giáo dục nếp sống văn minh - thanh lịch cho học sinh là việc làm có ý nghĩa quan trọng của ngành giáo dục và đào tạo.Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội Nguyễn Hữu Độ cho biết: Hiện nay toàn thành phố có hơn 1,4 triệu học sinh đang theo học trong hệ thống các trường học, việc khơi dậy niềm tự hào, kế thừa truyền thống văn minh - thanh lịch sẽ làm cho học sinh có trách nhiệm hơn và thay đổi nhận thức, hành vi trong cuộc sống. Năm 2010, Sở GD và ĐT cùng Nhà xuất bản Hà Nội đã tổ chức biên soạn bộ tài liệu 'Giáo dục nếp sống văn minh - thanh lịch' cho học sinh Hà Nội. Bộ tài liệu tập trung chỉ dẫn...... 09:02 | 25/01/2011
Những bước tiến của nền giáo dục cách mạng Dân tộc Việt Nam vốn có truyền thống hiếu học. Cùng với sự phát triển của đất nước, qua mỗi thời kỳ lịch sử, nền giáo dục từng bước phát triển đáp ứng yêu cầu xây dựng, bảo vệ Tổ quốc. Đặc biệt, từ năm 1945 đến nay, nền giáo dục cách mạng đã trải qua những chặng đường lịch sử quan trọng và đạt được nhiều thành tựu to lớn.Sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945, sự nghiệp giáo dục, nâng cao dân trí đã được Đảng, Chính phủ, Chủ tịch Hồ Chí Minh quan tâm chỉ đạo. Từ chỗ có 95% số dân mù chữ, dưới sự lãnh đạo của chính quyền cách mạng, phong trào chống mù chữ lan rộng ra khắp cả nước, tạo nên một 'chiến dịch' với sự tham gia của đông đảo đồng bào cả nước. Trải qua những năm tháng kháng chiến chống thực dân Pháp, đế quốc Mỹ, bảo vệ Tổ quốc và thời kỳ giáo dục xã hội chủ nghĩa, qua nhiều cuộc cải cách (năm 1950, 1956, 1979...) nền giáo dục nước ta đều đạt được những thành tựu đáng tự hào. Đặc biệt, sau gần 25 năm thực...... 08:57 | 17/01/2011
Những bước tiến của nền giáo dục cách mạng Dân tộc Việt Nam vốn có truyền thống hiếu học. Cùng với sự phát triển của đất nước, qua mỗi thời kỳ lịch sử, nền giáo dục từng bước phát triển đáp ứng yêu cầu xây dựng, bảo vệ Tổ quốc. Đặc biệt, từ năm 1945 đến nay, nền giáo dục cách mạng đã trải qua những chặng đường lịch sử quan trọng và đạt được nhiều thành tựu to lớn.Sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945, sự nghiệp giáo dục, nâng cao dân trí đã được Đảng, Chính phủ, Chủ tịch Hồ Chí Minh quan tâm chỉ đạo. Từ chỗ có 95% số dân mù chữ, dưới sự lãnh đạo của chính quyền cách mạng, phong trào chống mù chữ lan rộng ra khắp cả nước, tạo nên một 'chiến dịch' với sự tham gia của đông đảo đồng bào cả nước. Trải qua những năm tháng kháng chiến chống thực dân Pháp, đế quốc Mỹ, bảo vệ Tổ quốc và thời kỳ giáo dục xã hội chủ nghĩa, qua nhiều cuộc cải cách (năm 1950, 1956, 1979...) nền giáo dục nước ta đều đạt được những thành tựu đáng tự hào. Đặc biệt, sau gần 25 năm thực...... 08:49 | 16/01/2011